các bạn giúp mình:cảm nhận của em về 1chương trinh truyền hình thực tế (cặp lá yêu thương ;lục lạc vàng ;trái tim cho em;vượt lên chính mình)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nêu cảm nhận của em về tình yêu đất nước qua bài Nam quốc sơn hà ( có liên hệ thực tế)
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công như Lý Thường Kiệt thắng Tống, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
- Khi gió thổi vào người thì tóc sẽ bay và chúng ta sẽ cảm thấy mát.
- Khi gió thổi thì lá diều sẽ bay lên trời.
Thời gian biểu của An và Bình có sự khác nhau :
- An: Ưu tiên việc học, học xong rồi chơi, kết hợp giữ học và chơi, thời gian biểu của bạn rất hợp lí.
- Bình: Thời gian biểu chưa hợp lí bởi bạn thích chơi trước học sau. Khi tối muộn bạn mới học và như vậy hiểu quả không cao.
em thấy thời gian biểu của bạn An hợp lý hơn của bạn bình:))
a) Thông tin bạn học sinh thu nhận là câu hỏi của cô giáo: “Em hãy kể tên ba dạng thông tin hay gặp”
b) Kết quả xử lí thông tin là câu trả lời của bạn học sinh: “Thưa cô, đó là thông tin dạng chữ, hình ảnh và âm thanh”.
c) Bộ phận não của con người đã thực hiện xử lí thông tin.
Em thấy bạn An suy nghĩ như thế là hoàn toàn sai. Những nghề ấy vẫn được coi là nghề truyền thống. Bạn An không nên khinh thường những nghề ấy.
Em khuyên bạn nên tôn trọng các ngành nghề như nhau, nghề nào cũng có ích cho xã hội và đó luôn là một truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ta
Các phát biểu đúng về gen ngòi nhân là :
(1) Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
(3) Các gen ngòi nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
(5) Tính trạng do gen ngòi nhân quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
Đáp án : C
Em đang sống tại Hà Nội. Nơi đây vô cùng đẹp và nhiều dân cư sinh sống.
- Hà Nội là thủ đô của đất nước, có Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh.
- Thành phố có rất nhiều cây xanh.
- Buổi sáng mọi người đi làm nên đường phố rất đông đúc.
- Mọi người hàng ngày đi làm. Các bạn học sinh đi học ở trường.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế đối với nước ta là:
- Về nông nghiệp: + Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Ở Bắc Kì chi tính năm 1902 đã có 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tich cày cấy ở Nam Bộ.
+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo phát canh thu tộ theo kiểu địa chủ Việt Nam.
- Trong công nghiệp: + Chúng tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng kinh tế thanh đá tăng gấp 2 lần so với năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp dã khai thác hàn vạn tấn quặng kẽm, hằng trăm tấn thiếp, đồng, hằng trăm kilogam vàng bạc.
+ Chúng còn phát triển một só ngành công nghiệp nhẹ như xi măng, điện nước, ... đã đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
- Về giao thông vận tải: Chúng xây dựng hệ thống GTVT đường bộ, Đường sắt đén nơi hẻo lánh nhằm tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh.
- Về thị trường: Pháp tìm cách độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Pháp.
- Trong tài chính: Đề ra các thuế mới, bên cạnh thuế cũ nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, ...
Nhận xét về kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Một trong những chương trình truyền hình ý nghĩa, nhân văn và nhận được sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả đó là “Lục lạc vàng – kết nối những miền quê”. Sau 4 năm lên sóng truyền hình kể từ lần phát đầu tiên vào ngày 12/6/2011, đến nay Lục lạc vàng trở thành người bạn đồng hành thân quen của những người nông dân trên khắp mọi miền tổ quốc, từ mũi Cà Mau tới đỉnh Lũng Cú, Hà Giang.
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo bền vững trở thành mục tiêu quốc gia, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ cho những hộ nghèo, các thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn trên cả nước. Cộng đồng xã hội phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, đoàn kết tương trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, tạo điều kiện cho họ vươn lên trong cuộc sống. Rất nhiều hành động ý nghĩa, thiết thực và mang lại hiệu quả tích cực đã và đang được triển khai. Đặc biệt, phong trào trao tặng tư liệu sản xuất, cây trồng, vật nuôi cho các hộ nông dân nghèo đã đạt hiệu quả rất tích cực,nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội và góp phần hình thành bộ mặt nông thôn mới, đời sống người nông dân được nâng cao và con em họ có điều kiện học tập, xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Trong dòng chảy nhân văn ấy, chương trình Lục Lạc Vàng ra đời nhằm kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ, chung sức vì cộng đồng của mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đóng góp vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo. Ý nghĩa của Lục Lạc Vàng không dừng lại ở việc trao tặng trâu bò cho những hộ nông dân nghèo, giúp họ có điều kiện để cải thiện cuộc sống gia đình, nâng cao thu nhập. Hơn thế nữa, chương trình tạo động lực, cổ vũ, động viên người nông dân Việt Nam vững tin, nỗ lực lao động, sản xuất vì cuộc sống mới phát triển hơn. Chương trình Lục Lạc Vàng thật sự là cầu nối gắn kết yêu thương, nơi hội tụ của những tấm lòng nhân ái, kết nối những miền quê Việt Nam. Chặng đường 4 năm qua, rất rất nhiều cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước hướng về Lục Lạc Vàng với mong muốn thiện tâm, góp phần giúp đỡ người nông dân nghèo vượt lên chính mình, làm chủ hoàn cảnh và thoát nghèo bền vững. Câu chuyện cảm động về những hoàn cảnh khó khăn, éo le của người nông dân và ý chí, nghị lực vươn lên của họ khiến cộng đồng không khỏi xúc động và cảm phục. Tính đến hết năm 2014, Lục Lạc Vàng đã trao tặng khoảng: 2.460 con bò giống cho 1.516 hộ nông dân nghèo và từ “cần câu cơm” ấy đã ra đời: 438 con bê, và 597 bò mẹ đang mang bầu1… Những con số ý nghĩa này sẽ tiếp tục nhân lên theo thời gian và chúng ta cảm nhận được niềm tin, hy vọng ở tương lai của người nông dân.
“Rung lên Lục Lạc Vàng, con bò về giúp người vượt qua khó khăn. Mai đây giữa mùa vàng, con bê nhảy nhịp nhàng cho đồng xanh, đồng xanh rộn tiếng ca vang. Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng, chúng ta gọi nhau đồng bào… Chúng ta là con một nhà, đùm bọc nhau hỡi đồng bào ơi, đùm bọc nhau hỡi người Việt ơi!…”. Những câu hát bình dị với nhạc điệu thân thương đầy thiêng liêng gắn kết con người với con người đã thể hiện tất cả mục tiêu, ý nghĩa nhân văn của Lục Lạc Vàng. Được ở hoàn cảnh may mắn hơn những người có hoàn cảnh khó khăn, trách nhiệm cộng đồng và tình thương kêu gọi chúng ta đùm bọc, giúp đỡ đồng bào mình. Đất nước Việt Nam phát triển và văn minh, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh rất cần những tấm lòng và việc làm nhân ái của tất cả mọi người. Không gì thể hiện lòng yêu nước ý nghĩa hơn là bắt đầu từ những suy nghĩ, việc làm tích cực thiết thực. Chúc chương trình Lục Lạc Vàng ngày càng thành công và mang lại nhiều niềm vui, đem đến hy vọng cho người nông dân Việt Nam, là nơi kết nối của những tấm lòng nhân ái!
bài này đc k bn