K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2016

Mô hình vũ trụ học về thời kỳ đầu của Vũ trụ dựa trên cơ sở của lý thuyết Vụ Nổ Lớn. Khoảng 300.000 năm sau sự kiện này, các nguyên tử hiđrô vàheli bắt đầu hình thành trong một giai đoạn gọi là "kỷ nguyên tái kết hợp". Lúc này, gần như mọi hiđrô đều ở trạng thái trung hòa và luôn sẵn sàng hấp thụ ánh sáng, cũng như chưa có ngôi sao nào hình thành. Kết quả này dẫn đến một giai đoạn gọi là "Kỷ nguyên tối". Bắt đầu từ sự thăng giáng mật độ (hoặc sự phi đẳng hướng bất thường) trong trạng thái vật chất nguyên thủy của Kỷ nguyên tối mà các cấu trúc lớn của vũ trụ bắt đầu xuất hiện. Các vật chất baryon bắt đầu tích tụ trong quầng vật chất tối lạnh.[ Những cấu trúc nguyên thủy này cuối cùng hình thành lên các thiên hà như quan sát thấy ngày nay.

Chứng cứ về sự xuất hiện của thiên hà sớm được tìm thấy vào năm 2006, khi các nhà thiên văn phát hiện ra thiên hà IOK-1 có độ dịch chuyển đỏ cao bất thường bằng 6,96 tương ứng với khoảng thời gian 750 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn, khiến nó trở thành một trong những thiên hà xa nhất từng được quan sát. Trong khi một số nhà khoa học đề cập rằng những thiên thể khác (như thiên hà Abell 1835 IR1916) có dịch chuyển đỏ cao hơn (và do vậy xuất hiện vào giai đoạn sớm hơn), tuổi của IOK-1 và các thành phần trong nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2012, các nhà thiên văn thông báo rằng thiên hà UDFj-39546284 là một trong những thiên hà xa nhất với giá trị dịch chuyển đỏ đo được bằng 11,9. Thiên hà này tồn tại vào khoảng "380 triệu năm" sau Vụ Nổ Lớn (xảy ra khoảng 13,8 tỷ năm về trước),[89] hay ánh sáng từ nó phải mất 13,42 tỷ năm mới đến được Trái Đất (còn khoảng cách phải lớn hơn vì vũ trụ liên tục giãn nở). Sự tồn tại sớm của những tiền thiên hà này cho thấy rằng chúng đã lớn lên từ trong "Kỷ nguyên tối".

Chi tiết của quá trình bằng cách nào mà các thiên hà đã hình thành trong vũ trụ là một câu hỏi mở có tầm quan trọng lớn trong ngành thiên văn học. Các lý thuyết có thể chia ra thành hai nhóm: từ trên - xuống và từ dưới - lên. Trong lý thuyết từ trên - xuống (như mô hình Eggen–Lynden-Bell–Sandage [ELS]), các tiền thiên hà hình thành đồng thời từ sự suy sụp của cấu trúc lớn diễn ra trong khoảng 100 triệu năm.[90] Trong lý thuyết từ dưới - lên (như mô hình Searle-Zinn [SZ]), các cấu trúc nhỏ như cụm sao cầu hình thành trước tiên, và rồi một số thiên thể thu hút chúng lại để tạo nên một thiên hà lớn hơn.

Một khi các tiền thiên hà bắt đầu hình thành và co lại, những ngôi sao đầu tiên (gọi là sao dân số loại III) xuất hiện cùng với chúng. Những ngôi sao này chứa hoàn toàn hiđrô và heli và có thể có khối lượng rất lớn. Nếu không, những ngôi sao khổng lồ sẽ sớm tiêu thụ hết nguồn vật chất cung cấp cho chúng và nhanh chóng bùng nổ trong vụ nổ siêu tân tinh, giải phóng ra các nguyên tố nặng vào môi trường liên sao. Thế hệ sao đầu tiên này chiếu bức xạ mạnh và làm ion hóa môi trường khí hiđrô trung hòa xung quanh, tạo ra những bong bóng không gian giãn nở và thông qua đó ánh sáng có thể truyền xa ra ngoài.

18 tháng 9 2016

ahihi cop mạng àk? :v

Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà là một sự va chạm thiên hà được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 4 tỉ năm nữa giữa hai thiên hà lớn nhất trong Nhóm Địa phương—Ngân Hà (chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta) và thiên hà Tiên Nữ. Tuy nhiên, các ngôi sao trong hai thiên hà này cách xa nhau đến mức rất ít khả năng bất kì hai ngôi sao nào sẽ va chạm với nhau.Va chạm...
Đọc tiếp

Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà là một sự va chạm thiên hà được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 4 tỉ năm nữa giữa hai thiên hà lớn nhất trong Nhóm Địa phương—Ngân Hà (chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta) và thiên hà Tiên Nữ. Tuy nhiên, các ngôi sao trong hai thiên hà này cách xa nhau đến mức rất ít khả năng bất kì hai ngôi sao nào sẽ va chạm với nhau.

Va chạm sao
Mặc dù thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà chứa lần lượt khoảng 1 nghìn tỉ (1012) và 300 tỉ (3×1011) ngôi sao, khả năng thậm chí chỉ 2 ngôi sao va chạm với nhau là không đáng kể do khoảng cách khổng lồ giữa chúng. Lấy ví dụ, ngôi sao nằm gần Mặt Trời nhất là Proxima Centauri, cách khoảng 4,2 năm ánh sáng (4,0×1013 km; 2,5×1013 mi) hay 30 triệu (3×107) lần đường kính Mặt Trời. Nếu Mặt Trời là một quả bóng bàn, Proxima Centauri sẽ tương đương với một hạt đậu ở cách xa khoảng 1.100 km (680 mi), và Ngân Hà thì sẽ rộng khoảng 30 triệu km (19 triệu mi). Mật độ sao ở càng gần trung tâm thiên hà thì càng dày đặc hơn nhưng khoảng cách trung bình giữa các ngôi sao vẫn là 160 tỉ (1.6×1011) km (100 tỉ mi), tức là tương đương với một quả bóng bàn trên mỗi 3,2 km (2,0 mi). Do đó, rất ít khả năng bất cứ 2 ngôi sao nào nằm trong hai thiên hà sẽ va chạm với nhau.

Va chạm lỗ đen
Cả Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ đều có một lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm, bao gồm Sagittarius A* (có khối lượng gấp 3,6 × 106 lần Mặt Trời) và một vật thể nằm ở tâm thiên hà Tiên Nữ có khối lượng gấp 1-2 × 108 Mặt Trời. Hai lỗ đen này sẽ đồng quy ở gần trung tâm của thiên hà mới được tạo thành. Lỗ đen mới có thể sẽ tạo ra một chuẩn tinh hoặc một nhân thiên hà hoạt động. Năm 2006, các mô phỏng cho thấy Trái Đất sẽ bị kéo lại gần trung tâm của thiên hà mới cũng như một trong hai lỗ đen trước khi bị văng hoàn toàn ra khỏi thiên hà.

Khả năng

Dựa trên dữ liệu của Kính viễn vọng Không gian Hubble, Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ được dự đoán là sẽ va chạm với nhau trong vòng 3,75 tỉ năm nữa.
Thiên hà Tiên Nữ đang tới gần Ngân Hà với vận tốc khoảng 110 kilômét một giây (68 mi/s). Cho đến năm 2012 vẫn chưa có cách nào để biết chắc chắn được rằng vụ va chạm có xảy ra hay không. Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng điều đó là chắc chắn sau khi theo dõi chuyển động của thiên hà Tiên Nữ bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble từ năm 2002 đến năm 2012.

Những sự va chạm như vậy xảy ra một cách tương đối phổ biến. Chính thiên hà Tiên Nữ được cho là đã từng va chạm với ít nhất một thiên hà khác trong quá khứ, và một số thiên hà lùn như SagDEG cũng đang va chạm và hợp nhất với Ngân Hà.

Các nghiên cứu này còn cho thấy rằng M33, hay thiên hà Tam Giác – thiên hà lớn và sáng thứ ba trong Nhóm Địa phương – cũng sẽ tham gia vào sự kiện này. Nhiều khả năng nó sẽ trở thành vệ tinh của thiên hà mới do vụ va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà tạo ra, và cuối cùng sẽ tiếp tục hợp nhất với thiên hà đó. Nhưng cũng có khả năng thiên hà Tam Giác sẽ va chạm với Ngân Hà trước, hoặc thậm chí là bị văng ra khỏi Nhóm Địa phương.

Số phận của Hệ Mặt Trời
Dựa trên những tính toán của mình về vận tốc di chuyển của thiên hà Tiên Nữ, hai nhà khoa học thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard–Smithsonian đã đưa ra dự đoán rằng có 50% khả năng khoảng cách từ Hệ Mặt Trời đến trung tâm thiên hà sẽ bị đẩy ra xa gấp 3 lần hiện tại, đồng thời có 12% khả năng Hệ Mặt Trời sẽ bị văng ra khỏi thiên hà mới, tuy điều đó sẽ không gây ảnh hưởng gì đến Hệ Mặt Trời và rất ít khả năng Mặt Trời và các hành tinh sẽ bị chấn động.

Nếu không có sự can thiệp nào, tại thời điểm hai thiên hà va chạm với nhau bề mặt của Trái Đất sẽ đã trở nên quá nóng để nước tồn tại ở dạng lỏng, do đó trên hành tinh của chúng ta sẽ không còn sự sống. Điều này được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 3,75 tỉ năm nữa do độ sáng ngày càng cao của Mặt Trời (ở thời điểm đó Mặt Trời sẽ sáng hơn 35–40% so với hiện tại).

Những sự kiện sao có thể xảy ra
Khi hai thiên hà xoáy ốc va chạm với nhau, khí hiđrô tồn tại trong đĩa của chúng sẽ bị nén lại, khiến các sao mới được hình thành một cách mạnh mẽ như những gì đang diễn ra đối với các thiên hà Antennae. Trong trường hợp của thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà, lượng khí còn lại trong đĩa của chúng được cho là sẽ còn rất ít, do đó sự hình thành sao mới sẽ yếu hơn một cách tương đối, mặc dù vẫn có thể đủ để hình thành một chuẩn tinh.

Kết quả
Thiên hà mới do vụ va chạm tạo ra được đặt biệt danh là Milkomeda hay Milkdromeda. Dựa trên các mô phỏng, vật thể này sẽ trông giống như một thiên hà elip khổng lồ có mật độ sao ở trung tâm thấp hơn thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà. Cũng có khả năng thiên hà mới sẽ có dạng đĩa.

Trong tương lai xa, các thiên hà còn lại trong Nhóm Địa phương sẽ hợp nhất với vật thể này, bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của nhóm thiên hà của chúng ta.

Nguồn: Internet

0
31 tháng 3 2018

  + Thiên hà là một hệ thống gồm nhiều loại sao và tinh vân.

   + Đa số các thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxoit và một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định. Đường kính của thiên hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng.

   + Các thành viên của Thiên Hà gồm các sao (sao chắt, sao đôi, sao siêu mới…) các lỗ đen, các tinh vân, các punxa.

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)                                                                   Đại chiến liên thiên hà       Về cơ bản thì sự nở rộng không ngừng của vũ trụ khiến các thiên hà đang dần rời xa nhau.Nhiều thiên hà quan sát được thậm chí còn đang rời xa thiên hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng!!!!!!!Và điều có đó...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)

                                                                   Đại chiến liên thiên hà

       Về cơ bản thì sự nở rộng không ngừng của vũ trụ khiến các thiên hà đang dần rời xa nhau.Nhiều thiên hà quan sát được thậm chí còn đang rời xa thiên hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng!!!!!!!Và điều có đó có nghĩa là:Rất có thể chúng ta sẽ không còn nhìn thấy các thiên hà này nữa trong tương lai do ánh sáng phát ra từ chúng sẽ không bao giờ có thể đến được với Trái Đất.Và nếu như điều này đang khiến các bạn cảm thấy băn khoăn vì nó vi phạm một trong những định luật cơ bản của Vật lí rằng:Không gì có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì cũng.......không hẳn.Bởi trong khi bản thân các thiên hà không thể tự di chuyển nhanh hơn ánh sáng.Vũ trụ, chính xác hơn thì là bản thân không gian của vũ trụ dang liên tục giãn ra với vận tốc lớn hơn tốc độ ánh sáng, từ đó đẩy các thiên hà trong vũ trụ rời xa nhau.

       Quay trở lại với các thiên hà.Trong khi phần lớn đang ngày càng rời xa nhau thì Milky Way - thiên hà nhà của chúng ta và Andromeda - một thiên hà hàng xóm lại đang ngày một tiến sát lại với nhau với vận tốc khoảng 110 km/giây và được dự báo là sẽ "húc" nhau sau chỉ 4 tỉ năm nữa, tạo ra một trong những vụ nổ có sức công phá khủng khiếp nhất mà vũ trụ từng biết tới, hủy diệt hoàn toàn sự sống(nếu vẫn còn tồn tại trên cả hai thiên hà).Khoan!!!!!!!Trên thực tế, về cơ bản thì cái sự hòa nhập kiêm hòa tan của hai thiên hà kể trên sẽ....khá là yên bình hay có thể gọi là một sự sát nhập không đổ máu.Theo đó, sự va chạm của hai ngôi sao với nhau trong cuộc hợp nhất này được cho là hiếm hay gần như không có khả năng xảy ra!Bởi dẫu số lượng sao thành viên tới từ hai thiên hà lên tới một nghìn ba trăm tỉ với khoảng một nghìn tỉ tới từ Andromeda và ba trăm tỉ tới từ dòng sông sữa Milky Way.Thế nhưng, khoảng cách giữa chúng cũng là vô cùng lớn.Lấy ví dụ như ngôi sao gần chúng ta nhất - Proxima Centauri, nằm cách Mặt Trời tận...4,2 năm ánh sáng.Để cho các bạn dễ hình dung thì nếu Mặt Trời có kích thước bằng một quả bóng bàn thì Proxima Centauri sẽ cách quả bóng bàn ấy khoảng 1.100 km!!!Và khi đó, đường kính của Milky Way sẽ xấp xỉ 30 triệu km.Và dẫu mật độ của những quả bóng bàn có tăng lên tại trung tâm các thiên hà, thế nhưng, việc hai quả bóng bàn cách nhau trung bình 3,2 km hay hai ngôi sao với khoảng cách trung bình 160 tỉ km va chạm, nó gần như là..bất khả thi.Tất nhiên, yên bình bao giờ cũng chỉ là một phần của bức tranh.Dẫu không bị hủy diệt bởi sự va chạm trực tiếp, vô số ngôi sao sẽ bị bắn ra khỏi siêu thiên hà vừa được hình thành trong quá trình "quần" nhau kéo dài hàng triệu năm của hai siêu hố đen trước khi chúng hợp nhất, tạo thành một chuẩn tinh hay một nhân thiên hà hoạt động, và giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ, tương đương với khoảng 100 triệu vụ nổ siêu tân tinh.

     Xin được cung cấp thêm một số thông tin thú vị khác:Đó là trong suốt quá trình mà thiên hà nhà ta và anh chàng hàng xóm làm "chuyện ấy', sẽ có một thanh niên mang tên Triangulum Galaxy đứng hóng từ đầu đến đuôi và được dự báo là sẽ có khả năng tiếp tục làm "chuyện ấy" với thiên hà mới được hình thành có tên Milkomeda hay Milkdromeda.(Lên Wikipedia để được minh họa cụ thể bằng một video cho dễ hiểu nhé!!!)

                                                                                                  ~Trích " Vfacts " (youtube)~

 

(Very dài=))))))Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều!!!!)

 

1
16 tháng 4 2022

Hay phết.

11 tháng 3 2022

B

10 tháng 10 2017

Đáp án B

Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

20 tháng 7 2017

Đáp án B

Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

- Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp: Trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích; kết tụ, chọn lọc giữa vị trí đắc địa, các lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo…