"Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ."
Từ những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.(neu ý cơ bản)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ
(2) truyện thể hiện về niềm tin và ước mơ của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác
(3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho câu truyện thêm hấp dẫn và nhiều màu sắc
bài 2
(1) nhân vật chính trong truyện cổ tích là một số loại nhân vật quen thuộc như
-Nhân vật bất hạnh
-Nhân vật thông minh
-Nhân vật mang lốt vật
....(kể chút thui nha chép ra mỏi tay lắm)
(2)truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
(3)yếu tố kì ảo,hoang đường.
Có câu nói như thế này: "Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ." Thực vậy, cuộc sống sẽ thật nhạt nhẽo và nghèo biết chừng nào nếu như sống mà chẳng có khát vọng, hoài bão, ước mơ. Vậy ý nghĩa của ước mơ là gì?. Ấy là tượng trưng cho động lực cố gắng, phấn đấu của mọi người để đạt điều mình muốn. Còn với tuổi học trò, ước mơ sẽ giúp cho ta trở thành một con người tài năng ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn như khi gặp phải những trở ngại, thử thách, nếu không có ước mơ, ta sẽ dễ dàng bị mất động lực, hy vọng và cảm thấy thất bại. Nhưng khi có ước mơ, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành người mạnh mẽ hơn. Chúng ta mới buộc mình phải hành động để thực hiện ước mơ đó mà để hành động bao giờ ta cũng phải học thật tốt, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, khi ấp ủ ước mơ trong lòng ta còn có thể kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống rồi định hướng cho tương lai của mình. Hãy để bản thân được tự do mơ mộng, làm điều mà mình mong muốn rồi bắt tay vào thực hiện nó dù thời gian có là bao lâu đi nữa. Mặt khác để đạt được ước mơ, cần phải kiên trì và không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Như một hạt giống mong ngày được nảy mầm, nó luôn cố gắng bén rễ sâu vào đất lấy chất dinh dưỡng; như một con người của nghệ thuật, họ luôn cố gắng làm sao cho bài thơ bài hát của mình thật du dương thật hấp dẫn. Ước mơ gắn với cuộc đời, vì vậy hãy sống hết mình với ước mơ của chính chúng ta. Khép lại, không chỉ với tuổi học trò mà ước mơ luôn có ý nghĩa quan trọng với bất kì ai.
☕T.Lam
Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng phức tạp, gian nan. Xong, kể cả trong xã hội xưa và nay, không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác, chính vì vậy mà nhân dân xưa đã đưa những mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của mình thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện vào những câu truyện cổ tích, tiểu biểu là câu truyện “Tấm Cám”.
Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã luôn cùng song hành với nhau trong xã hội. Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực, có tác động thuận lợi trong đời sống của con người và toàn xã hội. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho con người và xã hội. Cái thiện và cái ác là hai mặt đối lập nhau nhưng lại là một chỉnh thể.
Bản chất mậu thuẫn và xung đột trong cậu chuyện “Tấm Cám” tập trung ở hai tuyến: Tấm và mẹ con Cám. Đầu Truyện mâu thuẫn và xung đột đầu tiên được đưa ra là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền. Ý nghĩa xã hội được phản ánh rõ nhất qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa các lực lượng đối lập trong xã hội, xuất hiện muộn hơn.
Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ. Còn Cám thì “ được ăn trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”. Khác nhau nhưng chưa đến độ mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn giữa Tấm và Cám dần lộ ra khi Cám lừa chị trút hết tép vào giỏ rồi nhanh chạy về nhà để nhận cái yếm đỏ, còn Tấm thì “ngồi bưng mặt khóc” vì cảm thấy bất công. Kế đến, từ sự việc con cá bóng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, Tấm cũng “oà lên khóc” vì thấy bị thua thiệt, đến việc đi xem hội, Tấm không được sắm sửa quần áo đẹp đã đành, đằng này bà dì ghẻ còn cản trở Tấm bằng cách “bắt cô phải nhặt xong mớ gạo thóc đã được trộn lẫn với nhau”, cô Tấm lại một lần nữa “ngồi khóc một mình”. Rồi cả việc so sánh Cám như “chuông khánh”, còn Tấm là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “bĩu môi” khi thấy Tấm xuất hiện ở đám hội, “ngạc nhiên và hằn học” nhìn Tấm lên kiệu về cung. Tấm sung sướng bao nhiêu thì mẹ con Cám càng uất hận bấy nhiêu.Tất cả đã phần nào thể hiện được sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mâu thuẫn sau cao hơn mâu thuẫn trước, từ mâu thuẫn nhỏ đến mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Và sự mâu thuẫn chỉ được giải quyết bẳng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.
Sự ganh ghét như loài sau bọ đục khoét vào sâu trong tư tưởng biến thành ngọn lửa uất hận, khiến cho lương tâm và lý trí ngày cần thối rữa, cho đến khi sự tàn ác lấn áp tất cả. Gặp được dịp may hiếm có, Tấm về nhà giỗ cha. Mẹ com Cám lập kế giết chết Tấm hòng cướp đi hạnh phúc mà cô đang có.
Truớc lúc chết, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận, thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn. Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội, sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với Tấm , cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược ko dám nói lên tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội PK xưa mà cả trong xã hội hiện nay. Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế cho nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu (tiếng chim vàng anh, tiếng kếu của khung cửi và hành động trả thù mẹ con Cám cuối cùng chứng tỏ điều này).
Phần mẹ con Cám, cái giá của việc cướp đi một sinh mạng là rất nặng nề, nặng đến mức… thậm chí có thể huỷ hoại chính mình. Một khi đã giết người vì lợi ích cá nhân mình, bọn họ đã tự đeo cho mình cái mặt mạ của quỷ dữ không bao có thể tháo bỏ, huống chi họ không những giết Tấm 1 lần, mà là nhiều lần chỉ nhầm bảo vệ cái hạnh phúc giả tạo mà họ đã cướp mất từ tay Tấm. Chính vì vậy họ phải gánh lấy cái giá nặng nề của kẻ giết người. Những kẻ thủ ác đã gặp báo ứng.
Bất kể nơi nào cái thiện tồn tại thì ở đó mầm móng cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẵng có một xã hội với tất cả những công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Hơn nữa, không có quan niện thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh cụ thể.
Thử đặt trừơng hợp ngược lại, nếu mẹ con Cám là đại diện cho cái ác lại được sống hạnh phúc cùng nhà vua đến cuối đời thì sao? Lúc ấy bốn chữ “công bằng” và “hoà bình” là đều không thể có được trong xã hội này. Khi ấy trẻ con đến trường, cái mà chúng học được chỉ là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ Thử tưởng tượng một ngày nọ bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cô vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dững dưng bước đi. Tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit. Sẽ ra sao khi mà khắp nơi điều có trộm cướp, lừa gạt và những điều đó bị mọi người lờ đi, thờ ơ không đếm xỉa. Trái Đất này sẽ trở thành nơi lạnh nhất trong vũ trụ, vì bởi lẽ “nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi sự lạnh nhạt bao trùm”.
Và hãy thử tưởng tượng xã hội sẽ ra sao khi mà ở đó chỉ toàn là người tốt? Một ngày nọ, trên đường phố, chủ các chiếc xe đều nhường nhau chạy trước. Một chủ tiệm vàng trông thấy một người lao công đang thu gôm rác cực khổ, liền tặng cho ông ta mấy chỉ vàng. Ông chủ các công ty đứng ở cổng hỏi thăm từng nhân viên rồi tặng vài tháng lương cho những người có hoàng cảnh hơi túng thiếu. Ở các khu phố, người ta đến gọi cửa từng nhà tặng sách giáo khoa trong khi trên Tivi đang đưa tin sách đang lên giá.
Liệu những sự giúp đỡ ấy có thật sự cần thiết không? Người xưa có câu: “Có gian nan mới thử sức người” . Những sự giúp đỡ không đúng lúc ấy không những không giúp ích gì nhiều mà ngược lại còn tập cho họ thối ỷ lại vào người khác, không tự cố gắng. Một xã hội như vậy sẽ ngày một lạc hậu, không thể tiến bộ, phát triển được. Cái ác là cái đáng ghê tởm cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiền. Chúng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Ranh giới thiện ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu cái ác như: lười biếng, dối trá và gian lận,… cũng rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chốn glại cái ác. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Qua câu truyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.
Truyện cổ tích là nơi người Việt xưa gửi gắm những ước mơ,khát vọng của mình trong cuộc sống.Tấm Cám là một câu chuện hay,tiêu biểu cho cuộc đấu giữa cái thiện với các ác trong xã hội xưa.Vấn đề đặt ra trong truyện vẫn còn nguyên giá trị hiện thực cho đến ngày nay. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa được khắc họa qua truyện Tấm Cám.Trong truyện,hoàn cảnh của cô Tấm rất đáng thương,mồ côi mẹ từ nhỏ,phải ở với mẹ con Cám,bị mẹ con Cám bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần.Qua đó,ta phần nào hình dung được sự độc ác,nham hiểm của mẹ con Cám.Khi cô còn ở với họ thì bị tước đọat mọi quyền lợi mà lẽ ra cô xứng đáng được nhận với một nhân cách tốt đẹp như vậy.Sau khi cô trở thành Hoàng hậu,mẹ con họ vẫn không buông tha cho cô,luôn lừa giết cô và cả những lần hóa thân.Từ đó,ta thấy mẹ con Cám là đại diện cho cái ác,cho những điều xấu xa,thấp hèn,trái với lương tâm.Cái ác đó ngày càng lộ liễu,tàn nhẫn với nhiều thủ đoạn.Còn Tấm đại diện cho cái thiện,cho những điều tượng trung cho chính nghĩa,lẽ phải.Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép,bắt nạt,hãm hại.Ban đầu,Tấm nhu nhược,bị động,bị hãm hại chỉ biết khóc và trông chờ vào sự giúp đỡ của Bụt.Thế nhưng con người ta khi bị áp bức quá mức,bị dồn vào thế đường cùng,đi quá giới hạn mà lòng chịu đựng cho phép thì sẽ tự vùng lên,đấu tranh kiên quyết với cái ác để giành lại hạnh phúc cho mình. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa đã rất căng go,quyết liệt.Cái ác có thế lực mạnh,bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.Nhưng cái thiện không đơn độc mà luôn có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.Cái thiện phải tự trưởng thành,tự đấu tranh để giành lại hạnh phúc.Trong cuộc đấu tranh đó,cái thiện luôn phải trả i qua những gian nan,thử thách nhưng kết quả cuối cùng thì phần thắng vẫn nghiêng về cái thiện và cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng giống như quy luật ở đời:''Ở hiền gặp lanh,ác giả ác báo''. Trong xã hội hiện đại ngày nay,cuộc đấu tranh ấy vẫn không ngừng nghỉ,vẫn đầy cam go,quyết liệt.Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại.Cái ác ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn,nham hiểm hơn.Các quan chức nhà nước biến chất dựa vào quyền lực và địa vị để tham ô,ăn hối lộ,vùi dập những người dám đấu tranh.Tiêu biểu như ông Nguyễn Đức Kiên_phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng ACB đã có những hành vi thu lợi nhuận bất chính,gây rối loạn thị trường t iền tệ,ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính của chính phủ.Gới xã hội đen bất chấp luật pháp,dùng bạo lực và đồng tiền để thực hiện các hành vi phạm pháp,khống chế người khác,chà đạp nhằm mục đích buôn bán chất cấm,phụ nữ và trẻ em,. Những kẻ tha hóa,biến chất,lười lao động,ăn chơi xa đọa,sẵn sàng làm ất cứ chuyện gì trái với đạo nghĩa làm người để thỏa mãn mục đích cá nhân ích kỉ,xấu xa,bì ổi của mình mà không thèm quan tâm đến hậu quả về sau.Cuộc đấu tranh trong bản thân mỗi người để chống lại thói hư tật xấu như tham lam,ích kỉ,gian lận,.mới là gay go nhất bởi v ì trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu. Hậu quả do cái gây ra cho xã hội là làm chậm phát triển kinh tế,xã hội,tạo nên sự bất ổn định về chính trị và đời sống của người dân.Gây ra tâm lí hoang mang,lo sợ,mất niềm tin trong các tầng lớp nhân dân.Ảnh hưởng nghiê trọng đến sự phát triển chung của con người. Nguyên nhân do luật pháp còn nhiều kẽ hở,tạo điều kiện cho các loại tội phạm,cơ quan thi hành luật pháp không phải lúc nào cũng nghiêm minh.Lòng tham lam kết hợp với sự ích kỉ,độc ác vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận và ngay trong bản thân mỗi người.Ngoài ra,do sự phát triển của xã hội,sống đầy đủ,dư thừa,con người dần suy thoái cũng như xuống cấp về đạo đức và lối sống nên dễ xảy ra các hành vi phạm pháp.Mỗi người cần phải biết sống thiện.Nhưng sống nhu nhược,yếu đuối cũng không phải là sống tốt,trước cái ác con người phải kiên quyết đấu tranh để đòi lại những thứ đáng thuộc về mình. Vậy trong cuộc sống,dù có thế nào đi chăng nữa thì cái thiện vẫn luôn chiếnthawsnng cái ác.Chừng nào cái ác còn tồn tại, lương tâm đen tối của con người vẫn còn đó,cuộc đấu tranh xung đột giữa cái thiện và cái ác vẫn còn có những người bị chìm trong đau khổ.Thế nê con người cần phải cố gắng hoàn thiện bản thân mình để đến một ngày nào đó cái ác chỉ còn là trong truyện cổ tích mà thôi.
Cuộc đời của em gắn liền với những câu chuyện cổ tích đầy huyền bí, kì ảo. Ôi! yêu lắm làm sao những con người và tấm lòng lương thiện của người Việt, không chỉ tôi àm còn rất nhiều người cũng mến mà thán phục đều đó. Dù cho nghèo tớ đâu nhưng cái thật thà, lương thiện bên trong tâm hồn họ không hề thay đổi. Bổn phận tôi, tôi cũng là người Việt phải cố hết sức học tập, rèn luyện đạo đức để khi lớn lên sẽ là một thành phần có lợi cho đất nước.
ĐẢM BẢO 100% KHÔNG CHÉP BÀI MẠNG
Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-co-suy-nghi-gi-ve-ve-dep-tam-hon-cua-mot-con-nguoi-c36a1386.html#ixzz5UbSDrR8v