K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2016
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
 
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Mẹ em đẹp lắm! Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
 
"Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ "
 
Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
 
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
 
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
 
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
 
Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
20 tháng 8 2016

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.
"Đêm nay con ngủ giấc tròn​
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​

Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

Hỏi đáp Ngữ Văn

22 tháng 3 2022

Tham khảo :

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toanTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ruhay làMẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồnBà ru mẹ… mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăng.Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

22 tháng 3 2022

thui sr mà !!!

4 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.

Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.

Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.

 

Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.

Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

hay là

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ… mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

29 tháng 11 2018

Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.

Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.

Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.

Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.

Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

THAM KHẢO

30 tháng 11 2018

chép mạng à bastkoo. kệ. cảm ơn đã giúp

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

16 tháng 12 2021

cop mạng bạnbucqua

6 tháng 12 2023

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ là những dòng tâm sự của người con danh cho mẹ của mình. Xuyên suốt bài thơ, mẹ không được miêu tả trực tiếp hay xuất hiện một lần nào. Nhưng hình bóng mẹ vẫn ngự trị trong toàn bài thơ, trong lòng nhà thơ và độc giả. Mẹ hiện lên qua chum tương đã đậy nắp, qua cái nón mê áo tơi, qua đdàn gà mới nở, qua quả na chín rụng cành. Tất cả khắc họa nên một người mẹ nghèo khó, tảo tần và giàu tình yêu thương con. Bà đã hi sinh, nhường nhịn tất cả những gì mình có cho đứa con bé bỏng. Sự vĩ đại ấy của mẹ, khiến ngôi nhà trở nên trống rỗng và lạnh lẽo khi bà đi vắng. Chỉ những hình ảnh bình dị, thân thương đó thôi, mà tác giả đã rưng rưng nghẹn ngào. Đó là sự bốc phát của những tình cảm yêu thương, quyến luyến ông dành cho mẹ trong suốt thời gian xa nhà. Tình cảm ấy bộc trực, tự nhiên, chân thành và ấm áp vô cùng. Khiến em như được đồng điệu với nhà thơ và dâng lên một dòng nước ấm trong lồng ngực khi nhớ về mẹ của mình.

26 tháng 10 2021

( lời văn hay,diễn đạt tốt nhé) ko chép mạng đâu nhé!

cảm ơn nhìu ạ

26 tháng 10 2021

( lời văn hay,diễn đạt tốt nhé) ko chép mạng đâu nhé!

cảm ơn nhìu ạ

26 tháng 10 2021

tự viết ý nghĩa hơn ấy :)

26 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Biểu cảm về nụ cười của mẹ (11 mẫu) - Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ lớp 7 - VnDoc.com

26 tháng 10 2021

THAM KHẢO đâu ?