K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2016

ngày dầu tiên tôi đi học cũng là một ngày vui. Nhung tôi lại cảm thấy so sệt môtdiều gì đó, tất cả mọi thú dều mói lạ                                                                mình chỉ nghĩ đc vậy thôi vhucs bạn học tốt nhé

10 tháng 7 2016

bạn học lớp 7 à

Tôi không thể nào quên được cái ngày hôm ấy, ngày đầu tiên đi học. Nó chứa bao kỉ niệm trong tôi. Sáng hôm ấy tôi thứ dậy sớm hơn các hôm khác. tôi cùng bố đến trường trong tích tắc cổng trường đã hiện ra trước mắt tôi. Cái giây phút ấy thật là bồi hồi, dường như trong tôi quả tim sợ sệt và cô đơn đã chiếm hết con người tôi. Chung quanh các anh chị, các bạn đồng trang lứa đã tập trung gần đông đủ. Thấy vậy sự cô đơn trong con người tôi đã tan dần thay vào đó là sự tò mò trong thế giớ rộng lớn. Mở ra trước mắt tôi một tương lai rạng rỡ. Chứa bao phép màu kì diệu cho mọt chặng đường mới.

Bạn chỉ cần thêm vài chi tiết kể, miêu tả như sự thật đây là một phần cảm nghĩ trong bài

7 tháng 11 2018

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,... Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa... Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

"Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... "

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, ..." Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy." Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. "Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa... Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy." Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, ... Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,... để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

11 tháng 10 2016

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

11 tháng 10 2016

Mọi học sinh chúng ta đều gắn liền với biết bao kĩ niệm vui buồn của tuổi học trò . Đối với tôi có lẽ kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên khi bước vào lớp 1 là ấn tượng sâu sắc nhất .

Những ngày trước đó tôi có tâm trạng háo hức. Có điều gì đó lạ lắm đang xảy ra trong căn phòng bé nhỏ. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho tôi. Những quyển tập đã được mẹ bao bìa dán nhãn cẩn thận từ mấy tuần trước. Mẹ giúp tôi xếp tập ngai ngắn vào chiếc cặp xinh xinh.Mọi người vẫn còn trò chuyện. Họ nói về tôi. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục cái quần tây, áo trắng trông thật xinh xắn. Đứng trước gương, tôi thấy là lạ nên đã bật cười. Bà nội xoa đầu khen ‘‘ Cháu bà lớn thật rồi, trông chửng chạc lắm !Ngày mai cháu đã là học sinh lớp một! Cố học thật giỏI cháu nhé ! ’’
Sáng hôm sau, cũng như bao các bạn khác. Tôi cùng mẹ đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã thường xuyên qua nó. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Mọi cảnh vật điều có sữ thay đổi lớn. Cánh đồng lúa, nay lạ hơn lúc trước, hình như nó vàng hơn mọi ngày thì phải. Hai hàng cây bên đường đu đưa trước gió như vẫy tay chào đón tôi tới trường.
Từ xa xa, phía sau những tán cây to, cổng trường đã dần dần hiện ra trước mắt tôi. Phía trên là tấm bảng to màu xanh, để tên trường. Khi đến trường, trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh hoàn toàn xa lạ,có rất nhiều bạn học sinh cũng được cha, mẹ đưa đến trường như tôi. Tôi cùng mẹ bước vào sân trường . Một ngôi trường đồ sộ với 3 dãy lầu hiện ra trước mắt tôi. Làm tôi tự nhiên cảm thấy mình trở nên bé nhỏ. Nên chỉ biết nắp sau lưng mẹ. Sân trường ngày càng đông học sinh hơn. Cũng là lúc tâm trạng tôi ngay càng hồi hợp và lo lắng. Tay tôi càng siết chặc lấy bàn tay mẹ. Mẹ cuối xuống vuốt tóc tôi. Bỗng tiếng trống trường vang lên .Tôi phải tạm biệt mẹ, tôi cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tôi im lặng, cuối đầu không dám nhìn cô giáo đang đứng ở trước cửa. Đầu tiên cô gọi tên tôi, tôi giật mình và bật khóc, làm các bạn khác cũng khóc theo. Cô hỏi tôi và hỏi:
- “Em tên Trâm Anh phải không ?”
Vừa nói tôi vừa khóc:
-“Dạ! phải”
Cô hỏi tiếp
- “Sao em lại khóc, lát nữa cũng được về nhà thôi mà”
- “Thôi con vào lớp đi! “
Rồi tôi bước vào lớp, các bạn đứng sau tôi cũng nính khóc. Rồi các bạn cũng bước vào. Lớp học rất sạch sẽ rộng rãi và thoáng mát, g.
Bàn ghế được xếp rất ngay ngắn. Cô bước vào lớp, giớI thiệu, sắp xếp chỗ ngồi và bầu bạn lớp trưởng của lớp. Vì thấp hơn các bạn khác nên tôi phải ngồi bàn đầu. Lúc này tôi đã bình tỉnh hơn, tôi còn làm quen được với bạn ở bên cạnh rồi nhiều bạn khác nữa. Tôi rất vui và kể cho mọi người nghe
Sau buổI học đầu tiên ấy tôi rất vui vì mình đã làm quen được với rất nhiều bạn. Tôi rất tự hào vì mình đã lớn, đã là hoc sinh lớp 1. Tôi phảI cố gắn học thật tốt để cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Tôi giờ đã lớp tám rồi nhưng vẫn còn nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên vào lớp một của tôi.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 10 2016
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
 
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
 
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
18 tháng 3 2018

Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngóai mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi!

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!

Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

Bài làm

Mọi học sinh chúng ta đều gắn liền với biết bao kĩ niệm vui buồn của tuổi học trò . Đối với tôi có lẽ kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên khi bước vào lớp 1 là ấn tượng sâu sắc nhất .

Những ngày trước đó tôi có tâm trạng háo hức. Có điều gì đó lạ lắm đang xảy ra trong căn phòng bé nhỏ. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho tôi. Những quyển tập đã được mẹ bao bìa dán nhãn cẩn thận từ mấy tuần trước. Mẹ giúp tôi xếp tập ngai ngắn vào chiếc cặp xinh xinh.Mọi người vẫn còn trò chuyện. Họ nói về tôi. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục cái quần tây, áo trắng trông thật xinh xắn. Đứng trước gương, tôi thấy là lạ nên đã bật cười. Bà nội xoa đầu khen ‘‘ Cháu bà lớn thật rồi, trông chửng chạc lắm !Ngày mai cháu đã là học sinh lớp một! Cố học thật giỏI cháu nhé ! ’’
Sáng hôm sau, cũng như bao các bạn khác. Tôi cùng mẹ đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã thường xuyên qua nó. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Mọi cảnh vật điều có sữ thay đổi lớn. Cánh đồng lúa, nay lạ hơn lúc trước, hình như nó vàng hơn mọi ngày thì phải. Hai hàng cây bên đường đu đưa trước gió như vẫy tay chào đón tôi tới trường.
Từ xa xa, phía sau những tán cây to, cổng trường đã dần dần hiện ra trước mắt tôi. Phía trên là tấm bảng to màu xanh, để tên trường. Khi đến trường, trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh hoàn toàn xa lạ,có rất nhiều bạn học sinh cũng được cha, mẹ đưa đến trường như tôi. Tôi cùng mẹ bước vào sân trường . Một ngôi trường đồ sộ với 3 dãy lầu hiện ra trước mắt tôi. Làm tôi tự nhiên cảm thấy mình trở nên bé nhỏ. Nên chỉ biết nắp sau lưng mẹ. Sân trường ngày càng đông học sinh hơn. Cũng là lúc tâm trạng tôi ngay càng hồi hợp và lo lắng. Tay tôi càng siết chặc lấy bàn tay mẹ. Mẹ cuối xuống vuốt tóc tôi. Bỗng tiếng trống trường vang lên .Tôi phải tạm biệt mẹ, tôi cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tôi im lặng, cuối đầu không dám nhìn cô giáo đang đứng ở trước cửa. Đầu tiên cô gọi tên tôi, tôi giật mình và bật khóc, làm các bạn khác cũng khóc theo. Cô hỏi tôi và hỏi:
- “Em tên Trâm Anh phải không ?”
Vừa nói tôi vừa khóc:
-“Dạ! phải”
Cô hỏi tiếp
- “Sao em lại khóc, lát nữa cũng được về nhà thôi mà”
- “Thôi con vào lớp đi! “
Rồi tôi bước vào lớp, các bạn đứng sau tôi cũng nính khóc. Rồi các bạn cũng bước vào. Lớp học rất sạch sẽ rộng rãi và thoáng mát, g.
Bàn ghế được xếp rất ngay ngắn. Cô bước vào lớp, giớI thiệu, sắp xếp chỗ ngồi và bầu bạn lớp trưởng của lớp. Vì thấp hơn các bạn khác nên tôi phải ngồi bàn đầu. Lúc này tôi đã bình tỉnh hơn, tôi còn làm quen được với bạn ở bên cạnh rồi nhiều bạn khác nữa. Tôi rất vui và kể cho mọi người nghe
Sau buổI học đầu tiên ấy tôi rất vui vì mình đã làm quen được với rất nhiều bạn. Tôi rất tự hào vì mình đã lớn, đã là hoc sinh lớp 1. Tôi phảI cố gắn học thật tốt để cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Tôi giờ đã lớp tám rồi nhưng vẫn còn nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên vào lớp một của tôi.

# Chúc bạn học tốt #

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.

 Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.

 

Ngày sắp lên thành phố để thi Đại học, anh lo lắng mất ăn mất ngủ. Sau khi bàn bạc, gia đình đi đến thống nhất là để tôi đi với anh trai. Chọn tôi đi cùng anh vì một phần do bố mẹ vướng công việc nên không thể xin nghỉ được, một phần là tôi rất thích, vòi vĩnh cả nhà mãi mới được vì tôi muốn đi cùng anh, cổ vũ cho anh, hơn nữa tôi cũng chưa lên thành phố bao giờ nên rất mong được đi lần này . Rồi hai anh em tôi đóng gói quần áo cùng với một ít tiền bố mẹ cho lên đường. Dù anh đã lớn, cũng có vài lần anh lên thành phố chơi, song bố mẹ vẫn lo lắng, dặn cái này, cái kia để hai đứa tự biết chăm sóc nhau. 

Anh tôi thi ở Đà Nẵng trước rồi mới ra thi ở Huế. Chúng tôi đến Đà Nẵng trước ngày thi một hôm. Mọi chuyện đều thuận lợi cho đến sáng ngày chuẩn bị đi thi thì tôi lại đau bụng dữ dội, dù rất cố gắng nhưng tôi không thể chịu đựng được, xỉu đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở bệnh viện. Lúc đó, anh tôi mới kể lại lúc ấy tôi đau khiến anh hoảng hốt, vừa lo, vừa sợ. Khi tôi ngất xỉu anh đã gọi cô chủ nhà trọ hai anh em tôi thuê nhờ đưa đi bệnh viện, sau khi bác sĩ khám thì bảo tôi bị ruột thừa phải mổ liền. Cuối cùng sau ca mổ đó tôi được cứu sống, còn anh thì lỡ dở buổi thi Đại học của mình, xem như cơ hội vào trường Bách Khoa cũng vì tôi mà anh phải chấp nhận bỏ thi. Lúc đó tôi buồn lắm, vừa buồn vừa giận chính mình, tôi nắm tay anh nói:

- Em xin lỗi anh Hai, lẽ ra em phải là người giúp đỡ anh, động viên tinh thần cho anh để anh Hai thi, vậy mà giờ em lại càng khiến anh lo lắng, bố mẹ lo lắng.
Anh Hai xoa đầu tôi, an ủi:
- Không sao đâu em, bỏ lỡ cơ hội này thì anh còn cơ hội khác, quan trọng là sức khoẻ của em, em phải nhanh hồi phục để cùng anh ra Huế thì nữa nhé.
Tôi biết anh nói vậy thôi nhưng lòng anh buồn lắm, vì trường Bách Khoa chính là mơ ước bấy lâu của anh mà. Đó là lần mà tôi thấy mình có lỗi và thương anh nhất, giá mà tôi không vòi vĩnh bố mẹ để được đi cùng anh thì có lẽ đã không xảy ra chuyện như thế.

Bây giờ thì anh Hai tôi đã là cậu sinh viên năm cuối của trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Ba năm đại học anh luôn đạt học bổng của trường, ngoài việc học, anh còn đi dạy gia sư để có tiền đóng học phí giúp đỡ phần nào những khó khăn cho bà mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn tự hào về người anh trai yêu quý của mình. 

25 tháng 2 2018

Những câu trả lời bạn nhận được chắc chắn là được cop tren mạng. 

ZZnên lên Google tra cho nhanh, đăng lam j mất công. 

24 tháng 7 2018

ok.mk tin bn

9 tháng 5 2017

Xe khá đông khách, các hàng ghế đã kín người ngồi. Em và ba khó khăn lắm mới tìm được chỗ ngồi, chỗ ngồi cuối cùng trên xe. Cặp vợ chồng kém may mắn hơn, phải đứng chen chúc trong dòng người. Xe từ từ chuyến bánh. Bỗng đứa bé khóc ré lên. Một vài người phàn nàn: "Ôn quá! Dỗ đứa bé nín đi!" Không khí ngột ngạt và tiếng nói ồn ào, trách móc càng làm cho đứa bé khóc to hơn.

Lúc đó, ngồi ở hàng ghế trên là một bạn trai trạc tuổi như em, vóc người nhỏ nhắn nhưng dáng đi nhanh nhẹn. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có khuôn mặt vuông vức, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn nổi bật là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét thông minh khó tả. Bạn trai nhẹ nhàng nói với mẹ em bé:

-   Cô bế bé lên đây ngồi đi! Đứa bé sẽ không khóc nữa đâu!

Sau vài phút chần chừ, cặp vợ chồng cám ơn bạn trai và tiến

về hàng ghế. Như hiểu được tấm lòng của người nhường ghê, đứa bé cũng hết khóc luôn. Một bà đứng tuổi bảo bạn:

-   Sao cháu khờ thế! Chỗ ngồi trên cùng tốt thế sao lại nhường cho người khác?

-   Cháu thương cô chú đó quá. Họ có con nhỏ và phải đi xa. Còn cháu xuống gần đây thôi bác ạ! Với lại mọi người đều muốn đứa bé nín mà!

Bà ta hơi xấu hổ, vội lảng sang chuyện khác.

Không ngờ cặp vợ chồng xuống cùng với bạn. Khi xe dừng, bạn nhảy xuống trước rồi đưa tay bế em bé. Cặp vợ chồng xiết chặt tay bạn, cảm động nói:

-   Cô chú cám ơn cháu, cháu thật là ngoan.

Bạn nhoẻn miệng cười khiêm tôn:

-   Không có chi cô chú ạ! Cô chú đi đường nhớ cẩn thận nhé! Dứt lời, bạn chào mọi người rồi khuất dần sau rặng tre. Hành động của bạn trai chưa quen biết khiến em thật cảm động và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Bạn vừa tốt bụng, vừa lễ phép, vừa khiêm tốn. Em sẽ noi gương bạn và kể về bạn cho mọi người cùng nghe.

9 tháng 5 2017

tớ ko rảnh