K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2016

Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :

- Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở tất cả các tỉnh giáp biển nhưng tập trung nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ .

- Ngành thuỷ sản thu hút khoảng 3.1% lao động cả nước ( khoảng 1.1 triệu người năm 1999 ) .

- Sản lượng cả khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:

+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh chủ yếu là do đầu tư  tăng số lượng tàu thuyền và tăng  công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang , Cà Mau , Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận .

+ Nuôi trồng thuỷ sản gần đây phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc.

- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,….

15 tháng 5 2021

Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thuỷ sản là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng tàu ,Bình Thuận.

 

15 tháng 5 2021

Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thuỷ sản là:

Kiên Giang ,Cà Mau ,Bà Rịa - Vũng tàu, Bình Thuận.

13 tháng 5 2021

Câu 1:

- Chăm sóc tôm, cá:

+ Thời gian cho ăn: Vào buổi sáng từ 7-8 giờ

+ Cách cho ăn: Cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường

- Quản lí:

+ Kiểm tra ao nuôi tôm, cá: kiểm tra đăng cống, màu nước, thức ăn…

+ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: kiểm tra chiều dài và kiểm tra khối lượng của tôm, cá

Câu 2:

- Bảo quản thủy sản:
+ Nhằm hạn chế hao hụt về chất lượng của sản phẩm
+ Đảm bảo giữ nguyên liệu cho chế phục vụ trong nước và xuất khẩu
- Chế biến thủy sản: Làm tăng giá trị sử dụng sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phương pháp bảo quản mà em biết:
+ Ướp muối
+ Làm khô
+ Làm lạnh

Câu 3:

- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt

- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa

- Phá hoại rừng đầu nguồn

- Ô nhiễm môi trường nước

Câu 4:

- Trồng nhiều cây xanh

- Hạn chế sử dụng túi nilon

- Chăm sóc, bảo vệ cây xanh

- Sử dụng các tiến bộ của khoa học

22 tháng 2 2016

a) Điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng.

- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ tốt hơn. Dịch vụ và chế biến thủy sản phát triển.

- Thị trường mở rộng

- Chính sách của Đảng và Nhà nước đổi mới

b) Các ngư trường trọng điểm

- Cà Mau - Kiên Giang (Ngư trường vịnh Thái Lan)

- Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu

- Hải Phòng - Quảng Ninh ( ngư trường vịnh Bắc Bộ)

- Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

2 tháng 4 2020

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất. 
- Việt Nam là nước giàu khoáng
sản đứng thứ 7 trên thế giới. 
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam). 
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á. 
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

học tốt

2 tháng 4 2020

a)Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản

Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản biển khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao; nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp…

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Ven biển có nhiều hải đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi đá cho cá đẻ.

Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản.

Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì…

Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn.

Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.

Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.

b)Phát triển và phân bố ngành thủy sản.

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá. Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/năm. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

-Khai thác thủy sản:

Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, gấp 2,7 lần năm 1990, trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. Riêng 4 tỉnh này chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước.

Bảng 24.1. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm.

-Nuôi trồng thủy sản:

Hiện nay, nhiều loài thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang.

Bảng 24.2. Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng

Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá bas a trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu, với sản lượng cá nuôi là 179 nghìn tấn (năm 2005).


k cho mình nha

de-hoc-tot-logo Học Tốt - Giải Bài Tập Offline


Đã có app HỌC TỐT trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Diệt sạch Virus - Tăng tốc điện thoại - Tải Ngay


 

 Các bài học liên quan

Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?

Ngành thủy sản

Lâm nghiệp

Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của lâm nghiệp.

Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta.

Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.

Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta theo mẫu trang 105 SGK.

Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK trang 103) và tìm thêm tài liệu tham khảo, để so sánh nghề nuôi tôm, nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Dựa vào bài 14 (SGK trang 58), hãy nêu các con số chứng minh tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhiều và đã được phục hồi một phần.

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ...
Đọc tiếp

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?

3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?

5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các nghành Động vật:hô hấp,tuần hoàn,thần kinh,sinh dục.

6/Nhận xét về sự đa dạng sinh học động vật sống ở môi trường đới lanh,hoang mạc đới nóng và môi trương nhiệt đới gió mùa?giải thích?

7/Lợi ích của đa dạng sinh học và chỉ rõ nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học,biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

13
16 tháng 3 2016

1/ Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : 
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

2/ - Ếch phân tính, sinh sản vào cuối xuân. Ếch cái đẻ trứng tập trung thành đám trong chất nhầy nổi lên trên mặt nước, trứng được thụ tinh ngoài
    - Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc. Nòng nọc mọc 2 chân sau, bắt đầu hình thành phổi rồi mọc 2 chân trước, đuôi ếch con thoái hoá dần, trở thành ếch lớn

3/  Sinh học 7

4/-Đặc điểm chung

+ Mình có lông vũbao phủ+ Chi trước biến đổi thành cánh+ Có mỏ sừng+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hôhấp.+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể5/ Sinh học 76/- Môi trường đới lạnh: động vật thưa thớt, thấp lùn; chỉ có một số ít loài tồn tại vì môi trường ở đây quanh năm đóng băng, khắc nghiệt   - Môi trường nhiệt đới gió mùa: có số loài động vật ít nhưng chúng rất đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính, thích nghi với điều kiện khô hạn Vì khí hậu ở đây nóng và khô, các vực nước rất hiếm phân bố rộng rãi cách xa nhau.7/ - Lợi ích của đa dạng sinh học      + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người      + Dược phẩm: một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị      + Trong nóng nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo      + Làm cảnh, giống vật nuôi, phục vụ du lịch,...- nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học:  + Ý thức của người dân  + Nhu cầu phát triển của đô thị  + ....- biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi  + Thuận hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
16 tháng 3 2016

Vì các đặc điểm cơ thể nó thích hợp cho việc sống ở nơi ẩm ước, gần bờ nước và bắt mồi về đêm

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân

Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam là như nhau. Bất cứ công dân nào cũng cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, nâng cao ý thức của bản thân để góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sinh sống hiện tại

Để bảo vệ tài nguyên, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, mỗi học sinh cần:

  • Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.
  • Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
  • Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
  • Chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tuy chỉ mới ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường nhưng các em cũng có thể tham gia vào những hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường tại địa phương. Điều này sẽ mang tính lan tỏa và gây ảnh hưởng tích cực đến tất cả mọi người đấy!

7 tháng 1 2017

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản là:

- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.

- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.

- Phá hoại rừng đầu nguồn.

- Ô nhiễm môi trường nước.

20 tháng 11 2018

Đáp án: A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.

Giải thích: Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản – Sơ đồ 17 SGK trang 153