K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2016

Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng vì:

a. Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”:

– Đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến nhà Nguyễn được xác lập ở Việt Nam.

– Chính sách thống trị hà khắc của triều Nguyễn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, chủ yếu là nông dân với chính quyền phong kiến.

– Những biểu hiện cụ thể:

+ Kinh tế

o nông nghiệp: SX trì trệ, do ruộng đất bị cường hào địa chủ chiếm đoạt nên nông dân phiêu tán. thiên tai mất mùa nạn đói liên tiếp xảy5 ra.

o Thủ công nghiệp: Có phát triển nhưng bị kìm hãm của nhà nước phong kiến ( chính sách thuế khoá, tập trung thợ khéo)

+ Chính trị xã hội

o Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cai trị chuyên chế : đàn áp nhân dân, cấm đạo thiên chúa. Quan lại tham nhũng, cường hào ức hiếp nhân dân.

o Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc. chỉ trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có 500 cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra.

– Tóm lại: khẳng định xã hội triều nguyễn là “ một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”

b. Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc mất nước:

– Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản đua nhau gây chiến tranh xâm lược thuộc địa để thoả mãn nhu cầu về nhiên liệu, thị trường. Việt Nam là đối tượng nằm trong tầm ngắm của tư bản Pháp.

– Tình hình đó đặt ra cho nhà Nguyễn 2 con đường lựa chọn:

+ CảI cách Duy Tân làm cho đất nước hùng mạnh, từ đó bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước( theo con đường của Xiêm và Nhật)

+ Duy trì đường lối bảo thủ. Hởu quả là thế nước suy yếu, nội bộ mất đoàn kết dẫn đến mất nước.

– Trên thực tế nhà Nguyễn chọn con đường thủ cựu. điều đó làm tăng nguy cơ bị xâm lược và mất nước. Bởi lẽ, khi đất nước đang suy kiệt thì dù có kiên quyết kháng chiến cũng khó giữ được đất nước. 

– khi đất nước bị xâm lược thì nhà Nguyễn không giám quyết tâm đánh, không dựa vào sức mạnh của nhân dân. 

Tóm lại: nhà Nguyễn vừa không giảI quyết khó khăn trong nước vừa không quyết tâm đánh Pháp dẫn đến mất nước.

19 tháng 3 2017

Đây là bài giải của bạn, bạn tham khảo và hoàn thiện bài làm của mình bạn nhé.

a) Tình hình về kinh tế, chính trị và xã hội :

Bạn tham khảo tại đường link này bạn nhé : http://cadasa.vn/khoi-lop-10/tinh-hinh-chinh-tri-kinh-te-van-hoa-duoi-trieu-nguyen.aspx

b) Nhận xét, đánh giá chung :

- Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

19 tháng 3 2017

Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, bạn cứ gửi câu hỏi lên nhé. :)

14 tháng 4 2016

1. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ

2. 

   Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn đã phản ánh thực trạng xã họi rối ren , triều đình nhà Nguyễn thối nát , bảo thủ , ương hèn ,/ ra sức bóc lột nhân dân , các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ à mâu thuẩn xã hội gây gắt ,/ nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở cả miền xuôi và miền ngược , có sự liên kết phối hợp với nhau ,/ không bó hẹp trong một địa phương mà lang ra nhiều vùng ,/ đó chính là thái độ của nhân dân đối với triều đình quan lại nhà Nguyễn .

30 tháng 5 2023

*Chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

- Cơ cấu xã hội thay đổi, phân hóa giai cấp bắt đầu diễn ra, hình thành giai cấp và tầng lớp mới.

+ Tầng lớp tư sản: các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tiểu thương, tiểu thủ, học sinh, sinh viên,.. có tinh thần dân tộc, tích cực tham gia phong trào.

+ Giai cấp công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, đời sống khổ cực nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

=> Tạo cơ sở để hình thành khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở VN.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 1 2021

Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Người có nói: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, Chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc".

Mục đích cuối cùng của CNXH là phát triển con người, hay có thể nói chủ nghĩa xã hội phát triển vì con người.

4 tháng 9 2018

Chọn A

4 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D

Giải thích: Do nạn đói, bệnh dịch, mất mùa, đói kém diến ra ở khắp nơi mà không được nhà nước khắc phục kịp thời nên nông dân đứng lên khởi nghĩa. Đó là biểu hiện rõ nhất cho sự bất ổn về xã hội dưới triều Nguyễn.

27 tháng 10 2023

1. Thành tựu quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh:
Có nhiều thành tựu quan trọng trong cách mạng công nghiệp tại Anh, nhưng nếu phải chọn ra một thành tựu quan trọng nhất, đó có thể là phát minh và sự phổ biến của máy hơi nước. Máy hơi nước đã cách mạng hóa các ngành công nghiệp từ dệt may, khai thác than đến vận tải, đặc biệt là việc sáng tạo ra động cơ hơi nước cho phép các nhà máy không còn phụ thuộc vào đặc điểm địa lý như sự có mặt của dòng nước. Điều này đã giúp nền kinh tế Anh tăng trưởng nhanh chóng và giữ vị thế dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp.

27 tháng 10 2023

2. Lí do để phản đối xung đột nam bắc triều chiến tranh Trịnh-Nguyễn:

- Hao tổn về người và tài sản: Những cuộc chiến kéo dài đã gây ra biết bao tổn thất về người và của cải, làm giảm sút lực lượng lao động và nguồn lực kinh tế.

- Ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước: Xung đột kéo dài khiến cho cả hai bên phải tập trung vào chiến tranh thay vì xây dựng và phát triển đất nước.

- Gây sự chia rẽ giữa miền Nam và miền Bắc: Mâu thuẫn giữa hai triều đại làm chia rẽ lòng dân, tạo nên một bức tường ảo giữa miền Nam và miền Bắc.

- Mở đường cho các thế lực ngoại xâm: Sự yếu kém và chia rẽ giữa hai triều đại có thể làm mất cơ hội đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149