K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề kiểm tra ngữ văn 6 lần 1Câu 1: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt                                                               Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù ĐổngGỗ trăm cây đều muốn hóa lên trầm                                                                 Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cânMỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt                                ...
Đọc tiếp

Đề kiểm tra ngữ văn 6 lần 1

Câu 1: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt                                                               Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Gỗ trăm cây đều muốn hóa lên trầm                                                                 Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt                                                                    Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...                                                       Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân.

(Chế Lan Viên- Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng)                                      ( Tố Hữu- Theo chân Bác)

a) Hai đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm truyền thuyết nào đã được học trong sách Ngữ văn 6, tập 1. Nêu ra một chi tiết ( sự việc) kì lạ trong tác phẩm. Cho biết ý nghĩa của chi tiết ( sự viêc) kì lạ đó.

b) Hai đoạn thơ trên đều nhắc đến hình ảnh " con ngữa sắt"- phương tiện chiến đấu của nhân vật chính. Theo em, tại sao nhân vật lại chiến đâu với phương tiện là " con ngựa sắt" mà không phải là một con ngựa bình thương? Chi tiết này nói lên điều gì?

Câu 2:

Nghệ thuật miêu tả của tác giả Đoàn Giỏi trong đoạn văn sau:

Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm láy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,.. lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Câu 3

Học sinh chọn làm một tỏng hai đề sau

Đề 1: Buổi sáng mùa xuan trên quê hương em

Đề 2: Một đêm trăng sáng, sau khi học bài xong, tình cờ em nghe thấy được cuộc trò chuyện giữa trăng, mây và gió. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của mình

2
1 tháng 6 2016

là lm hết đề hín bn

 

3 tháng 6 2016

ddabn ghi đề câu 1 khó hỉu quá mak mấy câu này dễ bn tự lm nha

ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022Môn: NGỮ VĂN 7Thời gian làm bài: 90 phút (Kiểm tra online) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):“Em nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xa Buâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022

Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút (Kiểm tra online)

 

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

“Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghiêng mặt sông xa 

Buâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…”

                            (“Nghe thầy đọc thơ” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: (0,5điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: (0,5 điểm) Tìm từ láy trong đoạn thơ trên.

Câu 3:  (1,0 điểm) Câu thơ: “Tiếng thơ đỏ nắng,  xanh cây quanh nhà” đã gợi lên trong em suy nghĩ gì?

Câu 4: (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 5: (1,0 điểm) Đọc đoạn thơ, em hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình?

Câu 6: (2,0 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong mỗi câu sau và cho biết sắc thái ý nghĩa của chúng:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

giúp mình nhanh nha hoc24

1
22 tháng 11 2021

Câu 1: Tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2: Từ láy: buâng khuâng

 

ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn: Ngữ văn 7Thời gian làm bài: 90 phútI. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA          Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ...
Đọc tiếp

ĐỀ 6

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

         Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

          Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

                                                (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

          A. Tự sự

          B. Miêu tả

          C. Biểu cảm

          D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

          A. Lời của hạt lúa thứ nhất

          B. Lời của hạt lúa thứ hai

          C. Lời của người kể chuyện

          D. Lời kể của hai cây lúa

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

          A. Người nông dân

          B. Cánh đồng

          C. Hai cây lúa

          D. Chất dinh dưỡng

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

          A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

          B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

          C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

          D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

          A. Thời gian trôi qua

          B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô

          C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng

          D. bị héo khô nơi góc nhà

Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép đẳng lập

          B. Từ ghép chính phụ

          C. Từ láy

          D. Từ láy toàn bộ

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          A. So sánh

          B. Nhân hóa

          C. Ẩn dụ

          D. Hoán dụ

Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?

          A. Sự hèn nhác, ích kỉ  không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

          B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.

          C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.

          D. ……..

Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?

           

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

          Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

          Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999

1
21 tháng 12 2022

\(1.A\)

\(2.C\)

\(3.C\)

\(4.B\)

\(5.A\)

\(6.C\)

\(7.C\)

\(8.A\)

\(10.\) Bài học em rút ra là sống ở đời là phải biết đương đầu với khó khăn thử thách , chỉ có thế mới có thể thành công . Ngược lại nếu chúng ta hèn nhát thì thành công đối với chúng ta sẽ rất xa vời 

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:“Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim  tu hú ngoài trời cứ kêu!…”                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơCâu 2: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ trên.Câu 3: Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim  tu hú ngoài trời cứ kêu!
…”
                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Câu 2: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ trên.
Câu 3: Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ nào đã được sử dụng.
Câu 4: Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 5: Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.    
Câu 6 : Viết đoạn văn TPH khoảng 10 câu,  trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thán từ.

Giusp mik vs

0
Giup mik với .....................1.ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 6Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đềI. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Biết rằng xa lắm Trường SaTrùng dương ấy tôi chưa ra lần nào.Viết làm sao, viết làm saoCâu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôiỞ nơi cuối bến ở nơi cùng bờPhải đâu chùm đảo san hôCũng không giống...
Đọc tiếp

Giup mik với .....................

1.ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Biết rằng xa lắm Trường Sa

Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào.

Viết làm sao, viết làm sao

Câu thơ nào phải con tàu ra khơi

 

Thế mà đã có lòng tôi

Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ

Phải đâu chùm đảo san hô

Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành

 

Hải quân đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con

Sóng bào mãi vẫn không mòn

Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa

 

[….] Ở nơi sừng sững niềm tin

Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua

Tấm lòng theo mũi tàu ra

Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

(Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do               B. Lục bát              C. Ngũ ngôn                  D. Tứ tuyệt

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?.

A . Tự sự           B. Miêu tả      C . Biểu cảm     D. Nghị luận

Câu 3: Xét về cấu tạo, từ “sừng sững” thuộc loại từ nào?.

A . Từ đơn                B. Từ ghép                     C. Từ láy     

Câu 4: Đâu là phép tu từ dược sử dụng trong câu thơ:

Hải quân đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Điệp ngữ

D. Ẩn dụ

Câu 5 : Em hiểu như thế nào làQuần đảo” :

A. Một hòn đảo lớn  

B. Một hòn đảo nhỏ  

C. Hòn đảo ở xa đất liền

D. Một dãy hoặc một nhóm đảo nằm gần nhau...      

Câu 6 : Những hình ảnh được nhắc tới trong đoạn thơ nhưđảo cuối trời xanh”, “trăm hạt thóc vãi thành đảo con”, “ Sóng bào mãi vẫn không mòn”, … khiến em hình dung như thế nào về quần đảo Trường Sa?

A. Là nơi xa xôi của tổ quốc, tuy nhỏ bé mà kiên cường

B. Là hòn đảo gần đất liền, là địa điểm du lịch hấp dẫn

C. Là nơi xa xôi của tổ quốc, không có người ở

D. Là nơi xa xôi của tổ quốc, con người chưa bao giừo đặt chân đến

Câu 7: Cho biết nội dung chính của đoạn thơ ?

A. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gần gũi, thân thương của tác giả dành cho quần đảo Trường Sa.

B. Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa

C. Đoạn thơ thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả

D. Đoạn thơ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của tác giả.

Câu 8: Từ mũi trong câu thơ “Tấm lòng theo mũi tàu ra” với từ “mũi” trong câu “Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp” là:

A. Từ đồng âm

B. Từ nhiều nghĩa

C. Từ đồng nghĩa

D. Từ trái nghĩa

Câu 9: Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”?

Trả lời:Nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào. Nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào.

Câu 10: Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?

Trả lời- Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa.

- Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn (Kể về một kỉ niệm tuổi thơ)Như thả diều,về quê ngoại,…đi chơi đá bóng,..đề mở rộng

------------------------- Hết -------------------------

 

2.ĐỀ BÀI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru,
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về,
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28-29 )

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A.   Ngũ ngôn;

B.   Lục bát;*

C.   Song thất lục bát;

D.   Tự do.

Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ:

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

A.   Ẩn dụ, nhân hóa;

B.   So sánh, điệp ngữ;

C.   So sánh, nhân hóa;*

D.   Ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 3.Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A.   Tự sự;

B.   Miêu tả;

C.   Biểu cảm;*

D.   Nghị luận.

Câu 4.Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ?

A.   Tiếng ve;

B.   Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru à ời;*

0
21 tháng 2 2021

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!           

=> câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc uất ức của người tù cách mạng khi bị giam dữ trong ngục, qua đó thể hiện nỗi khát khao có đưuọc tự do    

Chúc bạn học tốt

21 tháng 2 2021

Bạn ơi viết đoạn văn mà mình có bảo là tìm câu cảm thân đâu 🤔

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Môn : Ngữ văn 6 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “ Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Môn : Ngữ văn 6 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “ Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” (Ngữ văn 6- Tập 1) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Thuộc thể loại truyện nào? Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. Đoạn trích trên sử dung biện pháp tu từ nào? Câu 4. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ? Câu 5. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học gì cho bản thân?

0
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ 2 LỚP 10Năm học 2021 – 2022MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phútI.Đọc hiểu (4.0 điểm)Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu a đến câu d:Những mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăngLũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ 2 LỚP 10

Năm học 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút

I.Đọc hiểu (4.0 điểm)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu a đến câu d:

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu a. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu b. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng của khổ thơ thứ 2.

 Câu c. Xác định những từ quả mang nghĩa thực và từ quả mang nghĩa tượng trưng

Câu d: Qua khổ thơ thứ 3, em suy nghĩ gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?

Câu 2. Chọn từ đúng và giải thích nghĩa của từ đó:

 khắt khe /khắc khe

 dè xẻn | dè sẻn

Câu 3. Sửa câu sai sau đây cho thành câu đúng: Nguyễn Khuyến là một nhà thơ đương đại Việt Nam.

1
24 tháng 3 2022

Câu 1 /
 a)tự do
b) Phép đối từ  “lên”  và “xuống”
-Nhân hóa “bí và bầu “ được ví như “giọt mồ hôi mặn “
Câu 2/
c) - Từ "quả" có nghĩa thực ,nhằm chỉ những thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn .
- Từ "quả" có nghĩa tượng trưng, nhằm chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự chăm sóc ân cần của mẹ.
d) Qua khổ thứ 3,em thấy rằng tình cảm người con dành cho mẹ chưa bao giò đủ.Khi mình đã trưởng thành thì lúc đó có thể người mẹ đã già, sức khỏe đã yếu.Sợ chẳng còn cơ hội để báo hiếu cho người mẹ

 

(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong...
Đọc tiếp

(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)

Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

                                  (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

Câu 1.  Xác định Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?

            Chuyển lời dẫn trên thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 2. Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản.

Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao?

 

                                               CHIẾC BÁT VỠ       

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

       Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi. Tuy giữ được tính mạng nhưng lại mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hằng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

  Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

     Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

     Người cha tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

     Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

- Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Câu 1: - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

           - Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

Trong đoạn hội thoại trên, người con trai đã vi phạm phương châm hội thoại nào, vì sao?

Câu 2: Câu: “- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.”

 

     Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

   Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

 - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

 Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

 - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

 - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

 Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

            (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 : Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

Câu 3 : Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?

Câu 4 :  Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên.

 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dười:

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai vàbảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(5) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

                                       (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1.Chàng trai trong văn bản đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong câu nói: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

Câu 2.Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3.Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao.

 

0