K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2016

- Tên một số ngành công nghiệp hiện đại của Tây Âu và Trung Âu :cơ khí chính xác, điện tử, hóa dược...

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Tây và Trung Âu là :Anh, Pháp,đức...

24 tháng 9 2017

a) Công nghiệp
Tây và Trung Âu là khu vực tập trung; nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới như Anh, Pháp, Đức... Ở đây, các ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện và điện tử, hoá dược...) phát triển bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc, hàng tiêu dùng...). Đây cũng là nơi có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới như vùng Rua (Đức)... và nhiều hải cảng lớn như Rôt-tẻc-đam (Hà Lan)...
b) Nông nghiệp
Phía bắc miền đồng bằng Tây và Trung Âu trồng lúa mạch và khoai tây, phía nam đồng bằng trồng lúa mì và củ cải đường, ở vùng đất thấp ven Biển Bắc, người dân Hà Lan xây đê ngăn biển, đào nhiều kênh tiêu nước, cải tạo đất, chuyên thâm canh rau, hạt giống, hoa, chăn nuôi bò sữa ... để xuất khẩu. Miền đồng bằng Tây và Trung Âu là khu vực có nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu. Trên các đồng có ở vùng núi, người ta chăn thả bò, cừu.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Các trung tâm công nghiệp

+ Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.

+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.

+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.

Tình hình phát triển chung:

+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).

+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.

- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:

+ Công nghiệp khai thác than:

▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.

▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).

+ Công nghiệp sản xuất điện:

▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.

▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).

▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).

+ Công nghiệp luyện kim:

▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.

▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...

+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:

▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.

+ Công nghiệp chế tạo:

▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.

▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...

26 tháng 2 2016

a) 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm

- Hà Giang : chế biến nông sản

- Tĩnh Túc : luyện kim màu

- Sơn La : sản xuất vật liệu xây dựng

- Đồng Hới : sản xuất vật liệu xây dựng

- Hòa Bình : Thủy điện

- Đà Lạt : dệt may

- Bảo Lộc : chế biến nông sản

- Gia Nghĩa : khai thác, chế biến lâm sản

- Tuy Hòa : chế biến nông sản

- Tam Kỳ : sản xuất vật liệu xây dựng

b) 5 Trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm

- tp Hồ Chí Minh : Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản,nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ôtô, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Hà Nội : Cơ khí, sản xuất ôtô. hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen

- Hải Phòng : Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu

- BIên Hòa : Dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, chế biến nông sản

- Vũng Tàu : luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí,đóng tàu, dệt may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

c) Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì  :Hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp :

* Vị trí thuận lợi 

- Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.

- tp Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

* Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước. Tp Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam

* Tài nguyên :

- Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc, nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng

- tp Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nơi có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm

- Là hai thành phố có số dân đông nhất ( năm 2008, số dân của Hà Nội là 6.116,2 nghìn người, tp Hồ Chí Minh là 6.611,6 nghìn người) có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài

- Hà Nội và tp Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.

26 tháng 1 2016

a. Các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:

            - Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Hải Phòng: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Tp Hồ Chí Minh: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Bà Rịa – Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

b. Các vùng công nghiệp nước ta

Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

-Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh

-Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng  Bình đến Ninh Thuận

            - Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng

            - Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

            - Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .

29 tháng 12 2016

– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:

21

+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.

+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang…).

– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.

20 tháng 3 2022

Ai đoá giúp tuiii điiii mai thi gòiiiiiii😭🥲🤦‍♀️

28 tháng 7 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản

- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...

+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.

+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp

- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…

28 tháng 1 2016

* Các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta là:
Hiện nay ở nước ta đã hình thành được khoảng hơn 30 trung tâm công nghiệp khác nhau. Trong đó có 2 trung tâm công
nghiệp lớn là Hà Nội và TPHCM, 9 trung tâm công nghiệp cỡ trung bình như Đà Nẵng, Vinh, Huế...và nhiều trung tâm công nghiệp
cỡ nhỏ .

- Các trung tâm công nghiệp cỡ lớn thường thì trong cơ cấu ngành của chúng có từ 6 - 8 ngành công nghiệp quan trọng.
          + TPHCM được coi là trung tâm công nghiệp lớn: dệt, may, CBTP, cơ khí, điện tử, hóa chất, du lịch, sản xuất vật liệu xây
dựng...
          + Hà Nội: cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất...

- Các trung tâm công nghiệp cỡ trung bình là thường có từ 4-6 ngành quan trọng
          + Hải Phòng: Cơ khí đóng tầu, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, du
lịch...
          + Hạ long: Cơ khí mỏ, khai thác than, du lịch, nghỉ mát, chế biến hải sản.
          + Vinh: Dệt, chế biến hải sản, du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng.
          + Huế: Chế biến thực phẩm, du lịch thắng cảnh, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng.
          + Đà Nẵng: Được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Trung: cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,
du lịch, nghỉ mát, vật liệu xây dựng, điện tử.
          + Biên Hòa: cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, du lịch, điện năng.
          + Vũng Tàu: dầu khí, du lịch, chế biến thực phẩm, điện năng.
          + Cần Thơ là trung tâm công nghiệp trung bình lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long: công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế
biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, điện năng, du lịch xanh.
          + Việt Trì: hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và sản xuất điện năng, vật liệu xây dựng...
          + Thái Nguyên: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, có nông sản điển hình như chế biến khai thác gỗ, du lịch thắng
cảnh.

- Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm thường có từ 1-3 ngành quan trọng điển hình là
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ chính là
các thành phố, tỉnh lị, thị xã do địa phương quản lý.

* Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước được hình thành trong các điều kiện sau
đây:
        + Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước
nên nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước.
       + Hà Nội tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng Đông bắc rất giàu than đá, hải sản, phíaTây bắc rất
giàu về thuỷ điện, với đồng bằng sông Hồng rất giàu về nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
       + Hà Nội có đội ngũ công nhân đông đảo, lành nghề có trình độ dân trí cao, chuyên môn khoa học kỹ thuật tay nghề cao vào
loại nhất nhì cả nước.
       + Hà Nội có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh vì là thủ đô nên được Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển hiện đại
       + Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện trên mà Hà Nội đã hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn mà điển hình là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm điện tử, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Thành phố HCM cũng là trung tâm công nghiệp cỡ lớn của cả nước được hình thành trong các điều kiện thuận lợi như sau:

- TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi vì TPHCM có cửa thông ra biển là Cảng Sài Gòn lớn nhất cả nước, lại nằm rất gần đường
biển quốc tế đó là eo biển Malacca, thuận lợi trong giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế bằng đường biển.
       + TPHCM tiếp giáp với những vùng rất giầu tài nguyên thiên nhiên đó là thềm lục địa phía Nam rất giầu về khí đốt, dầu mỏ,
tiếp giáp với Tây Nguyên rất giầu về gỗ lâm sản, cây công nghiệp tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long và vựa lúa lớn nhất cả
nước. Tiếp giáp với Campuchia nên thuận lợi trong giao lưu quan hệ với nước bạn.
       + TPHCM có nguồn lao động dồi dào lại có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao nhiệu thợ giỏi, thợ bậc cao và rất
quen với tác phong làm ăn công nghiệp và cơ chế thị trường.
       + TPHCM có cơ sở hạ tầng rất hiện đại và lại ít bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đặc biệt là kiến trúc đô thị rất hiện đại.
       + TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi lại thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, nhiều dự án liên doanh nhất cả nước.
       + Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện thuận lợi trên TPHCM đã hình thành ở 1 cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn điển hình là dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, hóa chất cũng trên cơ sở phát huy tổng
hợp các nguồn lực thuận lợi trên mà TPHCM đã đạt được các chỉ tiêu công nghiệp so với cả nước thể hiện bằng các số liệu.
Qua các số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của TPHCM đều lớn hơn nhiều lần so với chỉ tiêu
phát triển của cả nước, đặc biệt chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp chiếm gần 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước, vì
thể ta khẳng định TPHCM cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Qua phân tích tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội và TPHCM ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp
của TPHCM đều lớn hơn so với Hà Nội, đặc biệt giá trị sản lượng công nghiệp của TPHCM lớn gấp 4 lần so với Hà Nội. Chứng tỏ
TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, Hà Nội lớn thứ nhì.

* Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 trung tâm này.
- Giống nhau:
        + Cả 2 trung tâm đều có vị trí địa lý thuận lợi trong khi Hà Nội là thủ đô cả nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu... từ 7 miền đất nước thì TPHCM lại có cảng thông ra biển là Sài Gòn lớn nhất cả nước có sức hấp dẫn đối
với sự mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế.
        + Cả 2 trung tâm đều có nguồn lao động dồi dào nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao vào loại nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm đều tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên điển hình Hà Nội tiếp giáp với vùng than
Quảng Ninh thì TPHCM tiếp giáp với vùng dầu mỏ khí đốt Vũng Tàu.
        + Cả 2 trung tâm đều có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh trong khi Hà Nội được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng hiện
đại thì TPHCM được đế quốc Mỹ xây dựng hiện đại trong chiến tranh.
        + Cả 2 trung tâm đều có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế.
        + Cả 2 trung tâm đều có cơ cấu ngành đa dạng nhất cả nước và nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm đều đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm hiện nay đều được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển hiện đại nhất cả nước làm cơ sở cho việc
thực hiện công nghiệp hoá và mở rộng hợp tác kinh doanh.

- Khác nhau:
        + Địa lý: Hà Nội nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc TPHCM nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
        + Nguồn lao động ở TPHCM dồi dào hơn về số lượng (Hà Nội 2,4 triệu dân, TPHCM gần 4 triệu) và có thể nói TPHCM có
nhiều thợ giỏi bậc cao lành nghề hơn Hà Nội và quen với tác phong làm ăn công nghiệp với cơ chế thị trường hơn ở Hà Nội.
        + Cơ sở vật chất hạ tầng thì ở TPHCM hiện đại hơn, hoàn chỉnh hơn so với Hà Nội vì Hà Nội mới bắt đầu được xây dựng và
bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
         + TPHCM có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn với nhiều ngành mới hơn, hấp dẫn hơn so với Hà Nội điển hiển là điện
tử và đặc biệt TPHCM có ngành sản xuất đồ chơi cho trẻ em rất hiện đại ngang tầm quốc tế.
        + TPHCM đạt được chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhiều lần so với Hà Nội đặc biệt là giá trị sản lượng công nghiệp của
TPHCM lớn gấn 4 lần Hà Nội.
        + Hiện nay TPHCM vẫn được coi là trung tâm công nghiệp có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn và các hợp tác đầu tư nhất
cả nước và cụ thể là hiện đang có nhiều công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn lớn hơn nhiều lần so với Hà Nội.
 

4 tháng 2 2023

- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:

+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.

+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.

+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.

- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:

+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.

+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.

+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.

+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.

+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,

+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.

+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.

+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.

 

2 tháng 4 2019

Đáp án

- Một số ngành công nghiệp : Khai thác khoáng sản, điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may mặc, hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm.

- Một số ngành thủ công nghiệp : gốm, cói, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, thêu, lụa tơ tằm...

( 1 điểm )

4 tháng 1 2023

Đáp án:

- Một số ngành công nghiệp : Khai thác khoáng sản, điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may mặc, hàng tiêu dùng,...

- Một số ngành thủ công nghiệp : gốm, cói, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, thêu, lụa tơ tằm...