K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2016

Các chính sách cai trị và sự chuyển biến và địa giới hành chính của nhà nước nào

không biết thì trả lời sao nổi cậu ơi 

 

30 tháng 4 2016

Biết hết rồi!Hỏi cho vui ik mà

22 tháng 1 2016

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc --> 2 quận: Giao chỉ và Cửu chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm và chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao chỉ, Cửu chân và Nhật nam gộp với 6 quận của TQ thành Châu giao. Nhà Hán sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật nam và đặt ra huyện Tượng Lâm. Đến đầu TK 3, nhà Ngô tách Châu giao --> Quảng châu ( thuộc TQ ) và Giao châu ( nước Âu Lạc cũ ). Đến đầu TK 6, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Cuối TK 6, bị nhà Tuỳ đô hộ. Năm 618, bị nhà Đường thống trị.                                                                                                                                                             

- Các triều đại p. kiến p.Bắc thường tổ chức lại bộ máy cai trị nhằm biến nước ta thành 1 đơn vị hành chính của TQ. DẪN CHỨNG:  Thời nhà Triệu chúng chia nước ta --> 2 quận: Giao chỉ và Cửu chân. Thời nhà Hán chia nước ta --> 3 quận. Nhà Ngô thì nước ta gọi: Giao châu. Nhà Lương chia nước ta --> 6 quận: Giao châu, Ái châu, Đức châu, Lợi chau, Minh châu, Hoàng châu. Thời nhà Đường chia nước ta thành 6 quận: Giao châu, Phong châu, Trường châu, Phúc Lộc châu, Hoan châu,Ái châu.                                                                           - Phương thức bóc lột cơ bản: Đặt ra nhiều thứ thuế và tan thu nguon cua cai. Nha Han boc lot bang thue va cong nap. Nha Han giu doc quyen san xuat, buon ban sat va muoi vi day la 2 mat hang thiet yeu. Thoi nha Duong boc lot chu yeu: To, Dung, Dieu, cong nap, bat nop thue muoi, sat, day,gai,...Bat tho thu cong tai gioi sang TQ.                                                                                                                                                                  +Nong nghiep: Su dung cong cu sat va suc keo trau, bo pho bien. Dung phan bon, lua lam 2 vu/nam. Biet dung ky thuat: " Con trung diet con trung ".                                                                                                                          + Thuong nghiep: Chinh quyen do ho giu doc quyen ngoai thuong.                                                                       mmmm+ Thu cong nghiep: Cac nghe ren sat, che tac trang suc va lam do gom rat phat trien. Vai to chuoi la dac san cua Au Lac.

6 tháng 2 2017

bn có chép sách ko

23 tháng 1 2016

* Các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta:
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu lạc vào Nam việt và chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm và chia Âu Lạc thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Nhà Hán sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật Nam và đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Đến đầu thế kỉ VI, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Cuối thế kỉ VI, bị nhà Tùy đô hộ.
- Đến năm 618, bị nhà Đường thống trị.

23 tháng 1 2016

* Các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta:
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu lạc vào Nam việt và chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm và chia Âu Lạc thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Nhà Hán sáp nhập vùng đất của người Chăm cổ vào quận Nhật Nam và đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Đến đầu thế kỉ VI, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Cuối thế kỉ VI, bị nhà Tùy đô hộ.
- Đến năm 618, bị nhà Đường thống trị.

26 tháng 1 2021

Câu 1: 

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

 

29 tháng 3 2023

Chuyển biến về xã hội

Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.

- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.



 

14 tháng 4 2016

Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia ra làm 2 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ). ở mỗi quận có một viên cai trị gọi là quan sứ hay điền sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua.

Các lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Bên cạnh các viên quan sứ còn có 1 viên chức quan võ (tả tướng) và một số quân đồn trú đề kiềm chế các lạc tướng. Bên dưới quận chưa hề có một tổ chức hành chính nào khác. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trù.

-Từ 111 tr.CN sau khi chinh phục được Nam Việt, nhà Tây Hán đã thay nàh Triệu cai trị Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhic, Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng Thanh – Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (Quảng Bình  Quảng Nam). Năm 106 nhà Tây Hán đặt châu Giao Chỉ để thống suất 7 quận miền lục địa. Trụ sở của châu đặt tại quận Giao Chỉ -là quận lớn nhất, tại đất Mê Linh. Đứng đầu châu là một viên thứ sử phụ trách công việc của các quận. Mỗi quận có 1 viên thái thú và 1 viên đô uý (cai quản hành chính – dân sự, quân sự). Dưới quận là huyện từ các bộ phận chuyển thành. Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị và vẫn được thế tập nhưng đổi gọi là huyện lệnh.

Tuy nhà Hán đã áp đặt được bộ máy ở cấp châu, quận nhưng ở cấp huyện và cấp cơ sở, bộ máy quản lý hành chính cổ truyền của người Việt hầu như vẫn được giữ nguyên.

Từ 23 – 220 nhà Đông Hán thay thế nhà Tây Hán cai trị Âu Lạc và tổ chức bộ máy đô hộ hoàn thiện hơn. Đứng đầu châu Giao Chỉ là chức châu mục, đến năm 42 đổi lại thành thứ sử. Thứ sử phải luôn trụ tại sử làm việc và cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo. Giúp việc châu mục có các lại viên gọi là tòng sự sử gồm 7 người: công tào tòng phụ trách việc tuyển bổ quan lại, tào tòng sự … ở cấp quận, ngoài viên thái thú còn đặt thêm chức quận thừa giúp việc và thay thế khi thái thú vắng mặt. ở nhiều quận biên giới đặt 1 viên thừa (ngạch quan văn) làm trưởng sử giúp thái thú. Đến 38, các quận biên giới bỏ chức thái thú và quận thừa, tất cả quyền hành tập trung vào thừa trưởng sử. Thái thú nắm cả quyền quản lý hành chính xét xử và chỉ huy quân sự. Bộ máy hành chính cấp quận chia thành các tào, đứng đầu là các duyên sử, tuỳ từng quận mà có thế đặt thêm chức quan diêm quan, thiết quan (đúc chế sắt), công quan (thu thuế thủ công nghiệp)…

Các huyện thuộc quận, đứng đầu là huyện lệnh, huyện trưởng do các lạc tướng nắm giữ, ăn lương nhà nước. Dưới huyện lệnh là 1 viên thừa (quan văn) và 2 viên uý (quan võ) giúp việc. Bộ máy hành chính cấp huyện cũng chia thành các tào chuyên trách.

Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

+Quận Giao Chỉ chia ra 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lâu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Theo Đào Duy Anh: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền Tây Bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, 1 góc tây nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận Cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình  Kim Sơn (Ninh Bình) bấy giờ chưa được bồi đắp, lại phải thêm, vào đấy một vùng về phía tây nam Quảng Tây”.

+Quận Cửu Chân chia làm 7 huyện: Tư Phố, Cư Long, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên.

+Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ ảnh, Lê Dung, Tây Quyển, Tương Lâm.

21 tháng 9 2017

ai biết câu này giúp với

26 tháng 5 2019

Việc Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là điều bất lợi cho nước Pháp vì không thể sát sao trong vấn đề thuộc địa và nguy cơ phong trào cách mạng bùng nổ rất cao. Do đó, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đã thiết lập một nền cai trị cứng rắn ở Đông Dương, nới rộng quyền hạn cho chính phủ Nam triều để củng cố chỗ dựa xã hội. Tuy nhiên toàn bộ quyền hành vẫn tập trung trong tay người Pháp. Về đối ngoại, Pháp mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp các tổ chức cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc

Đáp án cần chọn là: D

16 tháng 3 2021

Xin lỗi bạn, vì câu 1 và 2 mình không biết =((( nhưng mình biết câu 3, và đây là câu trả lời:

Câu 3: - Thể hiện ước nguyện của Lý Bí và nhân dân mong muốn độc lập cho đất nước. 

             - Khẳng định ý chí giành lại được độc lập cho dân tộc, mong đất nước luôn và mãi mãi thành bình, yên vui, hạnh phuc và tươi đẹp như vạn mùa xuân.

Chúc bạn học tốt!! vui

(P/s: Xin lỗi bạn lần nữa nha, vì mình khôn trả lời được tất cả câu hỏi cho bạn! :3)

17 tháng 3 2021

Ko sao đâu. Cảm ơn bạn nhiều!!

1. Yếu tố nào tạo ra cơ sở xã hội và điều kiện chính trị cho phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân PhápB. Chính sách cai trị của thực dân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhấtC. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)D. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX2. Từ 1863-1871, vị quan nào đã kiên trì gửi...
Đọc tiếp

1. Yếu tố nào tạo ra cơ sở xã hội và điều kiện chính trị cho phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

B. Chính sách cai trị của thực dân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

D. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

2. Từ 1863-1871, vị quan nào đã kiên trì gửi 30 bản điều trần lên vua Tự Đức?

A. Nguyễn Lộ Trạch                         B. Nguyễn Trường Tộ

C. Trần Đình Túc                              D, Nguyễn Huy Tế

3. Ngôi trường ở Hà Nội đầu thế kỉ XX gắn liền với tên tuổi của Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Quyền là:

A. Nam đồng thư xã                                   B. Cường học thư xã

C. Quan hải tùng thư                                  D. Đông Kinh nghĩa thục

4. Nội dung nào thể hiện điểm giống nhau trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

A. Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản

B. Đòi các quyền dân chủ trước khi giành độc lập

C. Sử dụng bạo lực cách mạng để đạt được mục tiêu

D. Nhờ cậy sự giúp đỡ của Pháp để tiến tới độc lập

1
28 tháng 7 2021

1. Yếu tố nào tạo ra cơ sở xã hội và điều kiện chính trị cho phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

B. Chính sách cai trị của thực dân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

D. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

2. Từ 1863-1871, vị quan nào đã kiên trì gửi 30 bản điều trần lên vua Tự Đức?

A. Nguyễn Lộ Trạch                         B. Nguyễn Trường Tộ

C. Trần Đình Túc                              D, Nguyễn Huy Tế

3. Ngôi trường ở Hà Nội đầu thế kỉ XX gắn liền với tên tuổi của Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Quyền là:

A. Nam đồng thư xã                                   B. Cường học thư xã

C. Quan hải tùng thư                                  D. Đông Kinh nghĩa thục

4. Nội dung nào thể hiện điểm giống nhau trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

A. Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản

B. Đòi các quyền dân chủ trước khi giành độc lập

C. Sử dụng bạo lực cách mạng để đạt được mục tiêu

D. Nhờ cậy sự giúp đỡ của Pháp để tiến tới độc lập