Tả lại "Ngày hội đọc sách" ở trường em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. Viết đoạn văn cảm thụ về vẻ đẹp của tre
Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao!
Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng: "nơi đẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
TP, Hồ Chí Minh , ngày 10 tháng 3 năm 2013
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi : Thư viện Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn
Em tên là : Phạn Quốc Trung
Sinh ngày : 12/1/ 2006 Nam ( nữ ) : Nam
Nơi ở : 14 Lê Văn Sĩ , phường 10 , Quận Tân Bình , TP.HCM
Học sinh lớp : 3A5 Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn
Em làm đơn này đề Nghị Thư viện cấp lại thẻ thư viện cho em
Lí do : thẻ thư viện của em đã bị mất
Em xin chân thành cảm ơn
Người làm đơn
Trung
Phạm Quốc Trung
Ngày hội đọc sách của trường em có rất nhiều hoạt động:
- Mỗi lớp chuẩn bị một giá sách và trưng bày chúng tại bàn đã chuẩn bị sẵn trên sân trường.
- Thi giới thiệu về cuốn sách mà mình thích nhất.
- Cùng lập nhóm đọc sách.
…
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.
Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/vai-tro-cua-sach-doi-voi-doi-song-nhan-loai-c35a1374.html#ixzz5AQvhvMPV
\(1,\) Các hoạt động diễn ra là: đọc sách, kể truyện, chưng bày, giới thiệu hay quảng cáo.
\(2,\) Giúp mọi người thư giãn, thanh thản tâm hồn, và hơn hết là giúp chúng ta học tập, trau dồi thêm nhiều kiến thức hơn từ nhiều lĩnh vực khác nhau, khơi gợi suy nghĩ tìm tòi.
số sách khối 5 quyên góp là:
280*3/7=120 quyển
số sách khối 3 quyên góp là:
280-120=160 quyển
Em và Thanh cùng nhóm, nhà lại ở gần nhau nên buổi chiều nào chúng em cùng học với nhau tại nhà Thanh.
Chiều nay, cũng như mọi chiềụ khác, ba má Thanh đều đến cơ quan làm việc, ở nhà chỉ có em và Thanh và con Vàng tám tháng tuổi. Con Vàng thường nằm canh ở ngoài ngõ, coi chừng khách lạ để báo hiệu cho Thanh ra mở cổng đón khách. Thanh là cô bé chăm chỉ, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn và rất nghiêm túc. Mấy năm nay học chung với nhau, Thanh đã truyền cho em cái phẩm chất đáng quý ấy.
Cả hai đứa chúng em, có thể nói là thân nhau như hai chị em ruột thịt.
Thanh có dáng người cao ráo, thanh thanh, nhỏ bề ngang hơn em một chút nhưng lại cao hơn em một vài phân, dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển. Tính tình Thanh cởi mở, ôn hòa nên hễ ai tiếp xúc với bạn dù chỉ một lần đầu thôi cũng không thể nào quên được. Năm nay, Thanh vừa tròn mười một, cùng tuổi với em nhưng trong cuộc sống nhiều lúc em cảm thấy Thanh lớn hơn mình đến vài tuổi. Làm việc gì, bao giờ Thanh cũng giành phần khó về mình. Trong học tập phải công nhận Thanh là một cô bé nghiêm túc, mẫu mực nề nếp. Chiều nay, ngồi học với Thanh .
Đúng hai giờ, Thanh đã ngồi vào vị trí học tập của mình, chăm chú giải các bài toán về nhà. Em bước vào chỉ chậm có năm, mười phút thôi mà Thanh đã nhắc ngay: “Lần sau Yến hãy đi sớm hơn một chút, tập cho mình một thói quen giờ nào việc ấy”. Em xin lỗi Thanh rồi nhẹ nhàng ngồi vào vị trí của mình. Nhìn Thanh ngồi trong một tư thế hết sức thoải mái. Tay trái cầm quyển sách toán, tay phải cầm bút đặt lên tập giấy nháp, mắt đăm đắm nhìn vào trang sách, miệng lẩm nhẩm đọc. Em biết là Thanh đang tập trung toàn bộ tâm trí vào đề ra. Thỉnh thoảng, đôi mắt Thanh, nhíu lại, khuôn mặt hiện lên vẻ trầm tư. Và có lúc, cái mệng nho nhỏ xinh xinh ấy nở một nụ cười kín đáo. Có lẽ đó là lúc Thanh đã tìm ra lời giải bài toán. Bàn tay phải hí hoáy ghi nhanh lời giải và các phép tính vừa nghĩ ra. Tiếng bút chạy trên trang giấy nghe rõ mồn một. Sau bốn mươi phút, đến giờ nghỉ giải lao, Thanh mới quay sang em hỏi nhỏ:
– Bài toán sao số 5, Yến đã làm xong chưa?
– Mình mới làm đến bài tập số 4!
Em nói xong thì Thanh đề nghị nghỉ giải lao, rồi vào làm tiếp các bài toán ba mươi phút nữa, sau đó chuyển sang làm các bài tập Tiếng Việt. Tính Thanh là vậy. Bài toán nào Thanh làm rồi, không bao giờ Thanh nói ra trước, chờ em làm xong thì yêu cầu mỗi đứa trình bày cách giải của mình. Bởi vậy mà cả em và Thanh thường có những cách giải riêng mà cô giáo em khen là thông minh và độc đáo.
Tính chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập của Thanh là một tấm gương cho em và cả lớp học tập. Thanh thật xứng đáng là một con ngoan, trò giỏi.
so sánh vận chuyển thụ động và chủ động
what?????????