K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2016

Cach neu tac dung :
-Tang suc goi hinh , goi cam
-Lam hap dan su vat duoc gan gui voi con nguoi
-Su vat hien len ntn?
-Tinh cam cua tac gia
Lam du cac buoc do nhe

28 tháng 4 2016

BPTT là j zậy ban?

15 tháng 9 2021

BPTT: Câu hỏi tu từ

Tác dụng: Dùng để chỉ câu hỏi của chàng trai dành cho cô gái, câu hỏi không cần câu trả lời

Thật ra có 2 câu như này rất khó để xác định BPTT ấy em, lần sau nếu chép đề em nhớ kiểm tra kĩ xem có sót đề ko nhé!

17 tháng 6 2016

Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ hehe

*Khổ đầu tiên :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục…  cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ..."

=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

*Khổ thơ cuối :

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

    Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))

17 tháng 6 2016

BPTT là biện pháp tu từ thì phải 

15 tháng 9 2021

“Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Chàng trai kể lể về hoàn cảnh của mình, mẹ già và còn đơn thân, nhằm mục đích gợi ý cho cô gái là mình vẫn còn “ lẻ bóng”. Vẫn tiếp tục sử dụng cách nói gián tiếp, đầy ý tý song cũng thể hiện rất rõ tấm lòng của người con trai. Câu thơ như những lời đẩy đưa, lời tự tình đầy mặn nồng. Ca dao xưa cũng có những  câu thơ mang đầy tính tự tình:

* Đầy đủ câu thơ như sau :

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác - Lênin, thế giới Người hiền.

=> Sử dụng phép điệp ngữ "Bác đã ..." và biện pháp nói giảm nói tránh.

Tác dụng : Nhấn mạnh sự thật là Bác Hồ đã mất. Đây là một sự thật phũ phàng nhưng ta không thể không thừa nhận. Cái chết của Bác để lại bao đau đớn và xót thương cho triệu triệu người con dân đất Việt.