K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

@-@

7 tháng 4 2016

- Qụa tắm thì ráo , sáo tắm thì mưa

- Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão 

- Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa

- Ếch kêu om om ao chum đầy nước

19 tháng 1 2017

đây là trang vật lí bạn ơi

bạn sang trang văn nhé

17 tháng 3 2016

Hơi dài bạn ạ thanghoa.Mình bắt đầu nha:

Nói về mối quan hệ trai gái, câu tục ngữ “Trâu tìm cọc (cột) cọc (cột) chẳng tìm trâu” hàm chỉ người con trai thường đi tìm người con gái để ngỏ lời chứ con gái không đi tìm con trai để tán tỉnh. Hình ảnh đáng yêu của “ngọn cỏ phất phơ” là em và anh là “con nghé nhởn nhơ” đi tìm cỏ, cỏ cần cho trâu và trâu bao giờ cũng khát khao ăn cỏ như anh khát khao em:

Việt Nam là nước nông nghiệp điển hình. Trâu là con vật có vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp. Công việc chính của nhà nông như cày bừa, vận chuyển thóc gạo...đều do trâu đảm nhiệm. Trâu gắn bó thân thiết với cả đời người nông dân vì thế nó đã đi vào đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam từ xa xưa. Hình ảnh con trâu đã được thể hiện trong văn học dân gian, đặc biệt là thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam một cách đậm nét.

Hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ trước hết là hình ảnh được biểu hiện hiển ngôn. Trong hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là trâu và bò thì trâu được đánh giá cao hơn bò: “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Trâu he cũng bằng bò khỏe” (Tục ngữ ). Bò khả năng chịu rét kém, sức kéo không khỏe bằng trâu, đặc biệt là việc kéo cày ở đồng chiêm thì bò kém xa trâu. Trâu có sức khỏe dẻo dai, nhanh nhẹn hơn bò:

Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,

Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,

Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,

Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!

Chính vì thế mà nuôi trâu để phục vụ cho lao động sản xuất là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của người nông dân. Nghề nông mà không có trâu thì không thể tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao giống như việc nhà giàu mà không có thóc gạo: “Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc”. Muốn có trâu hay, cày khỏe thì cần phải biết chọn trâu giống tốt. Tục ngữ nêu lên kinh nghiệm mua trâu: “Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân” hay “Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”, “Trâu cổ cò, bò cổ vại”. Trâu sừng to, cân đối là trâu khỏe. Cổ trâu dài, cổ bò ngắn và to là loại trâu bò kéo khỏe. Trâu khỏe và nhanh có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc sản xuất:

-Thứ nhất vợ dại trong nhà,

Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn.

-Trâu khoẻ chẳng lọ cày trưa,

Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.

Trâu là con vật đóng vai trò hàng đầu của nhà nông: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Muốn làm giàu thì phải nuôi trâu, đặc biệt là trâu nái vừa cày vừa sinh sản và bán trâu giống là có cơ hội giàu có: “Muốn giàu nuôi trâu nái, muốn lụn bại nuôi bồ câu”. Tuy nhiên, việc “tậu trâu” là việc hệ trọng tương đương với “lấy vợ, làm nhà” và chọn trâu tốt không phải là công việc dễ dàng:

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,

Trong ba việc ấy thật là khó thay.

Sự giàu có sung túc của nhà nông được đánh giá bằng chất lượng và số lượng ruộng và trâu: “Ruộng sâu, trâu nái” và ca dao thì:

Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu,

Tham vì ông lão tốt râu mà hiền.

Chăn trâu là một việc làm khá vất vả, phải đi sớm về khuya, suốt ngày phơi ngoài đồng, phải chịu mưa nắng gió rét, chăm bẵm trâu cho béo tốt, có sức mà kéo cày:

Trâu anh con cưỡi con dòng,

Lại thêm con nghé cực lòng thằng chăn.

Chăn trâu là phải luôn coi chừng trâu, không để trâu đi lạc đàn, trâu ăn lúa. Trâu đã đi vào bài ca dao huyền thoại nói về chú Cuội chăn trâu mải chơi, ngồi gốc cây đa để trâu ăn lúa:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vòng

Chính vì vất vả nặng nhọc và mang trách nhiệm nặng nề nên đứa trẻ chăn trâu được xã hội xưa coi trọng, quý mến. Có hẳn một lễ hội mục đồng mà những đứa trẻ chăn trâu tham gia và được đối xử trọng vọng. Lễ hội chọi trâu là một hình thức thi trâu khỏe, tôn vinh người chăn trâu, gia đình nào có trâu thắng cuộc thì rất vinh dự. Lễ hội chọi trâu trở thành một ngày hội lớn:

Dù ai buôn đâu bán đâu,

Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.

Dù ai buôn bán trăm nghề,

Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu.

Con trâu với công việc cày bừa của nhà nông thường do người đàn ông đảm nhận. Vì vậy, biết điều khiển con trâu và cày sao cho giỏi là tiêu chuẩn để đánh giá người con trai trong công việc nhà nông:

Trai thì cày ruộng khiển trâu

Gái thì phải biết bổ cau têm trầu

Văn hóa nghề nông thể hiện rất rõ qua công việc cày cấy, mối quan hệ giữa người với trâu. Trâu không còn là con vật mà là người bạn cùng làm nông, họ thường tâm tình tha thiết với trâu về công việc cày cấy:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này!

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cày cấy vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công!

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Người chăn trâu tâm tình, khuyên bảo trâu ân cần về việc ăn uống, làm lụng, cả về những vấn đề triết lý nhân sinh:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu.

Ở đời khôn khéo chi đâu,

Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

Với nghề nông thì “cần” là phẩm chất quan trọng và người chăn trâu khuyên trâu muốn cần thì phải có sức khỏe, muốn có sức khỏe để cày sâu thì phải ăn khỏe. Người nông dân nói với trâu là cũng tự nhủ với lòng mình.

Con trâu thường gắn với lịch nông vụ:

Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

Tháng ba thì đậu đã già,

Ta đi ta hái về nhà phơi khô.

Tháng tư đi tậu trâu bò,

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…

Nghề nông là một nghề vất vả nhưng là một nghề cao cả vì nó quyết định đến đời sống của mọi người. Người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, cơm là món ăn chủ đạo hàng ngày. Bài ca sau đây nói về sự lam lũ của nghề nông và lời nhắn gửi với mọi người đừng quên công lao nhọc nhằn của họ:

Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.

Ai ơi! bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

Tuy vất vả nhưng người nông dân luôn yêu đời, lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Họ coi công việc cày cấy là niềm vui và giữa trâu với người cùng hòa bài ca niềm hăng say lao động. Cảnh trâu và người đồng hành trong công việc nhà nông, trâu như một thành viên trong gia đình đầm ấm hạnh phúc:

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa

Hình ảnh con trâu được dùng với ý nghĩa hàm ngôn có số lượng khá cao trong các bài ca dao tục ngữ nói về con trâu. Nhận xét về các loại người trong xã hội, tục ngữ dùng hình ảnh trâu với các cấu trúc biểu thị ý nghĩa hàm ngôn. Hình ảnh “trâu chậm” và “trâu ngơ” để biểu thị loại người chậm chạp, ngu ngơ thì sẽ bị thua thiệt: “Trâu chậm uống nước dơ Trâu ngơ ăn cỏ héo”. Khi người ta cùng cảnh ngộ, cùng giới tính thì thường có những suy nghĩ và ham muốn giống nhau thể hiện qua câu tục ngữ: “Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy” hay “Bụng trâu cũng như dạ bò”. Phê phán những kẻ cơ hội, vô tâm, chỉ biết lợi cho mình, tục ngữ có câu: “Trâu lành không ai mà cả Trâu ngã nhiều gã cầm dao”, “Trâu chết mặc trâu bò chết mặc bò củ tỏi giắt lưng”. Để chỉ loại người tham lam vô độ, tác giả dân gian dùng hình ảnh cái bụng vô độ của chó và trâu: “Cơm đâu no bụng chó, cỏ đâu no bụng trâu”.

Tục ngữ thường lấy hình ảnh con trâu để nhận xét về các quan hệ trong xã hội. Trong xã hội xưa, những thế lực thống trị thường tranh chấp nhau làm cho dân tình tang thương khốn khổ thể hiện qua câu tục ngữ: “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Để biểu thị sự so kè, ghen ghét nhau của các quan chức thời phong kiến, tác giả dân gian đã dùng hình ảnh “trâu buộc” và “trâu ăn”:

Trâu buộc thì ghét trâu ăn,

Quan võ thì ghét quan văn dài quần.

Nhận xét về nhân tình thế thái, tác giả dân gian thường dùng hình ảnh trâu với các cấu trúc ngữ nghĩa khác nhau. Câu tục ngữ “Cứt trâu để lâu hóa bùn” để hàm chỉ sự việc gì mà để lâu thì giảm bớt hiệu quả, giảm bớt sự nghiêm trọng của sự việc, thậm chí có thể thay đổi bản chất vấn đề. Thói thường nhiều khi người ta không nhận ra bản chất sự việc, khi có nhiều thì chê ỏng chê eo nhưng khi không có, túng thế lại chấp nhận những cái tầm thường:

Nước giữa dòng chê trong, chê đục

Vũng trâu đầm hì hục khen ngon

Nói về sự bù trừ, tương trợ lẫn nhau hoặc là sự chia đều, đỗ đồng, tục ngữ có câu: “Trâu béo kéo trâu gầy”. Nói về tính cộng đồng thì tác giả dân gian thường nói về thói quen sống theo bầy đàn của trâu, đây cũng là tâm lý bầy đàn của xã hội sống quần cư: “Trâu có đàn, bò có lũ”. Người Việt Nam luôn trọng danh dự, coi danh dự hơn cả của cải vật chất nên biết tạo danh tiếng cho mình. Câu tục ngữ “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng” là để nhắc nhở mọi người biết giữ gìn danh dự.

Tác giả dân gian mượn hình ảnh trâu với đặc tính không thính tai để nói về vấn đề có tính triết lý nhân sinh, nói với người không hiểu biết như “Đàn gảy tai trâu”, làm việc một cách vô ích, không có hiệu quả:

Đàn đâu mà gảy tai trâu,

Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi.

Nói về mối quan hệ trai gái, câu tục ngữ “Trâu tìm cọc (cột) cọc (cột) chẳng tìm trâu” hàm chỉ người con trai thường đi tìm người con gái để ngỏ lời chứ con gái không đi tìm con trai để tán tỉnh. Hình ảnh đáng yêu của “ngọn cỏ phất phơ” là em và anh là “con nghé nhởn nhơ” đi tìm cỏ, cỏ cần cho trâu và trâu bao giờ cũng khát khao ăn cỏ như anh khát khao em:

Em như ngọn cỏ phất phơ,

Anh như con nghé nhởn nhơ giữa đồng.

Hình ảnh cỏ được tiếp tục để hàm chỉ người con gái và sự “kén cỏ” được hàm chỉ sự kén vợ của các chàng trai:

Trâu kia kén cỏ bờ ao,

Anh kia không vợ đời nào có con.

Người ta con trước con sau,

Thân anh không vợ như cau không buồng.

Nói đến trâu là gắn với chức năng cày và làm việc vất vả, nặng nhọc: “Trâu cày ngựa cưỡi”. Mượn ý của câu thành ngữ này nhưng ca dao nói với hàm nghĩa vui đùa:

Của chua ai nấy cũng thèm,

Em cho chị mượn chồng em vài ngày.

-Chồng em đâu phải trâu cày,

Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm.

Nói đến trâu gắn liền với đồng làng là hàm chỉ kiểu văn hóa làng xã. Trong xã hội xưa, dân làng nào thì theo tập quán, hương ước của làng ấy theo kiểu: “Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy”. Các sinh hoạt đều bó hẹp trong phạm vị làng xã, thậm chí cái gì của làng mình cũng tốt hơn làng khác. Đây là kiểu văn hóa tự hào tự tôn về làng xã của mình:

Trâu ta ăn cỏ đồng ta,

Tham thanh chuộng lạ dắt qua đồng người.

Đồng người cỏ tốt nhưng hôi,

Đồng ta cỏ xấu nhưng bùi trâu ăn.

Như vậy, ngôn ngữ ca dao, tục ngữ có hình ảnh con trâu thể hiện đầy đủ các khía cạnh của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nói đến trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hóa làng xã. Hình ảnh trâu trong ca dao, tục ngữ là hình ảnh dùng để so sánh, ẩn dụ nên nó có ý nghĩa hàm ngôn, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh. Rồi mai đây, con trâu không còn kéo cày trên cánh đồng nhưng hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ là một kho bảo tàng sống động về sinh hoạt làng quê và phong tục tập quán gắn với nghề nông một thời. 

 

12 tháng 4 2020

Những câu tục ngữ trên thể hiện cách những người xưa phán đoán thời tiết

13 tháng 4 2020

thể hiện người xưa nói về thời tiết

19 tháng 3 2017

ai biết được mình cũng có câu hõi giống bạn hum............................

15 tháng 4 2016

khi nghe thấy tiếng sếu kêu thì trời chuyển rét , có gió bấc thổi!!!

17 tháng 5 2019

khi nghe thấy tiếng sếu kêu thì trời chuyển rét , có gió bấc thổi!!!

14 tháng 12 2019

Các kết quả  nghiên cứu thu được  qua nghiên cứu phả hệ là : 1,3,4,5,6

Đáp án D 

7 tháng 10 2021

A

7 tháng 10 2021

Cảm ơn b ạ !!