K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm thể hiện ở các mặt sau:

1. Nhan đề:

 - Mảnh trăng cuối rừng: là một nhan đề gợi cảm, gợi liên hệ đến câu chuyện tình giữa Nguyệt và Lãm. Tình yêu của họ như mảnh trăng khuyết xa xôi (cuối trời) khi ẩn, khi hiện ...

2. Cốt truyện:

 - Cốt truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị giữa hai người yêu nhau nhưng chưa hề biết mặt và đến khi chia tay, họ vẫn chưa nhận ra nhau.

 - Hành trình trên chuyến xe ra tiền tiêu của họ được miêu tả thật lãng mạn như hành trình phát hiện vẻ đẹp ở nhân vật nguyệt, hành trình của đôi lứa yêu nhau.

 - Nguyệt từ một cô gái đi nhờ xe trở thành một người dẫn đường, cứu xe.Sự xuất hiện của Nguyệt ở dầu truyện làm Lãm khó chịu thì về cuối truyện chính cô đã làm cho Lãm dậy lên tình yêu mê muội lẫn cảm phục.

3. Hình tượng nhân vật:

  - Nguyệt là nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn từ ngoại hình đến tâm hồn

a. Ngoại hình: Đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, vẻ đẹp giản dị mát mẽ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, từng sợi tóc của Nguyệt sáng lên, mái tóc dày thơm ngát và trẻ trung làm sao, khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường ...

b. Tâm hồn:

 - Vẻ đẹp lý tưởng: Tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường làm một nữ TNXP theo tiếng gọi của tổ quốc. Đặc biệt khi xây dựng cầu Đá Xanh, Nguyệt cùng với các chị em công nhân leo lên những đỉnh núi cao, chọn những viên đá đẹp nhất đem về xây cầu.

- Vẻ đẹp trong tình yêu: Nguyệt có một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, thủy chung với Lãm...

- Vẻ đẹp của một nữ TNXP: thể hiện đậm nét khi cùng Lãm cứu xe. Đó là tinh thần đồng đội, sự bình tĩnh, tự tin, gan dạ dũng cảm...

 => “ Trong tâm hồn người con gái ấy, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống... không thể nào tàn phá nổi ư?”

4. Vẻ đẹp của bước tranh thiên nhiên:

- Tập trung nhất là hình ảnh ánh trăng. Trăng xuất hiện khắp nơi, bàng bạc trong tác phẩm... trăng được miêu tả song hành và gắn bó với nhân vật ,... trăng tạo nên bầu thanh khí trong suốt và vô trùng trong tác phẩm có khả năng thi vị hóa câu chuyện tình và cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm, đồng thời đẩy lùi hiện thực tàn khốc của chiến tranh, làm nền cho cái đẹp hiện lên.

5. Chủ đề tư tưởng:

- Tác phẩm có chủ đề ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vẻ đẹp ấy cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu muốn tìm trong sự nghiệp cầm bút của mình

 

18 tháng 3 2016

Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại. Trong lịch sử sáng tác văn học, lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con nguời, do phản ánh ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.

Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng cũng bắt nguồn từ nguyên lý ấy. Ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bên cạnh những cây bút miêu tả hiện thực dữ dội của cuộc kháng chiến, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tìm một cách thể hiện mới hoà nhập với cảm hứng của văn chương thời chống Mỹ, đó là cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ giữa đường đời khát khao cất cánh giữa trần trụi tàn khốc của chiến tranh, bay vào thế giới của mơ ước. Lấy điểm tựa là cảm hứng ấy, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tái hiện trong truyện của mình hình ảnh thiên nhiên, con người Việt Nam với vẻ đẹp lãng mạn phi thường, lý tưởng. Còn gì đẹp hơn giữa tuyến lửa Trường Sơn trong không gian rừng già u tịch diễn ra câu chuyện tình yêu chung thuỷ của một đôi trai gái chưa hề nhận mặt nhau. Trong cuộc chiến huỷ diệt, chất ngọc con người luôn toả sáng, giữa chết chóc đạn bom tình yêu lứa đôi vẫn như sợi chỉ xanh óng ánh nối qua không gian và thời gian quấn riết làm thành mối tình bền chặt. Chính điều ấy tạo nên sự độc đáo của thiên truyện tạo ra sức hấp dẫn và ám ảnh.Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng đậm sắc màu lý tưởng nhưng nó vẫn hoàn toàn có thật, như bông hoa nở trên sa mạc như cánh diều bay cao vẫn gắn bó với mặt đất bằng một sợi dây.

11 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Nguyệt và cảm nhận của Lãm về nhân vật.

2. Cảm nhận trên của Lãm tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn và đề cao sức mạnh từ vẻ đẹp tâm hồn ấy.

3. Giới thiệu chung về nhân vật Nguyệt .

            - Là nhân vật chính của tác phẩm. Nguyệt là một nữ thanh niên xung phong làm việc tại Cầu Đá Xanh ( một vị trí trọng yếu trên tuyến đường Trường Sơn)

            - Nguyệt được miêu tả có vẻ  đẹp lí tưởng cả ngoại hình lẫn tâm hồn.

            - Vài nét về ngoại hình ( D/c). Nhưng quan trọng nhất là vẻ đẹp bên trong tâm hồn.

4. Vẻ đẹp trong tâm hồn: Thể hiện ở các mặt sau:

            - Có lý tưởng cao đẹp: Cô tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường xây dựng Cầu Đá Xanh theo tiếng gọi của tổ quốc. Chấp nhận nhiều khó khăn gian khổ.

            - Có tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn: Yêu một người (Lãm) chưa hề gặp mặt và rất chung thủy dù bom đạn chiến tranh rất ác liệt.

            - Có tinh thần đồng đội: thể hiện qua chi tiết giúp Lãm cứu xe. Cũng ở chi tiết này, ta nhận ra ở Nguyệt những phẩm chất của một nữ thanh niên xung phong: Nhanh nhẹn, tháo vác, bình tĩnh dầy bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm...

 => Nguyệt có tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Và điều đó giúp cô vượt qua những khó khăn, khốc liệt của chiến tranh. Rõ ràng Lãm cẩm nhận khá sâu sắc và chính xác về vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyệt.

5. Vẻ đẹp ấy của Nguyệt - sợi chỉ xanh óng ánh trong tâm hồn - cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu cần tìm.

 

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

21 tháng 12 2018

Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao

31 tháng 8 2019

Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện

- Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa

- Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống

Ý nghĩa:

- Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều

    + Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật

    + Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người

- Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.

    + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.

22 tháng 9 2017

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

    + Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

4 tháng 11 2018

Cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại"
- Là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn – xi.
- Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao hoàn thành một kiệt tác.
- Nhưng cái nghèo cứ đến, thời gian thì nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được.
- Vốn đầy lòng trắc ẩn, thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết tình trạng của Giôn – xi.
- Cụ lo sợ cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ sẽ khiến cô phải lìa xa cõi đời này khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
- Nhìn từng chiếc lá cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc.
- Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.
- Bức tranh ấy đã giúp cho Giôn – xi hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sống.
- Đắng lòng người đọc khi biết rằng sau đêm ấy cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời sau đó vài ngày.
- Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, tài năng. “Kiệt tác” của cụ giúp cho người đọc cảm thấy mùa đông ấm áp tình người – một thông điệp tuyệt vời mà nhà văn muốn gởi đến chúng ta: Hãy sống và yêu thương 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

*Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

*Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

17 tháng 4 2017

I. Mở bài:

- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi truyện ngắn đáng chú ý trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một cây bút cần mẫn trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng trong thâm nhập thực tế. “Lặng lẽ Sa Pa” chính là kết quả của một chuyến đi thực tế của ông.

- Truyện được viết ra năm 1970, trong không khí cả nước đang hào hùng đánh Mĩ và quyết tâm thắng Mĩ, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ và chi viện trực tiếp cho Miền Nam còn phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững chắc để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

- Truyện đầy chất thơ: cái thơ mộng, vẻ huyền ảo lung linh của thiên nhiên Sa Pa quyện chặt với cái đẹp của tâm hồn con người – lớp trí thức trẻ đang ngày đêm lo nghĩ và làm việc hết mình cho đất nước, cho cách mạng. Chất thơ còn nằm trong vẻ đẹp của mối quan hệ giữa con người với nhau trong cách dựng truyện của tác giả, thấm đến từng chi tiết truyện.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu cốt truyện, nhân vật

- “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ già về những con người làm việc say mê mà thầm lặng cho đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên – nhân vật chính của truyện - trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.

- Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện.

- Truyện có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh về cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật và bức chân dung kí họa về nhân vật chính – anh thanh niên

2. Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa

-Trước hết, “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người.

- Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào với những đường núi quanh co uốn lượn kề bên con thác trắng xóa.

- Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ.

- Trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết những tia nắng thật kì lạ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cả con đèo”.

- Mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ: “Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”

- Không chỉ có vậy, Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…

⇒ Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào. Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa ta có cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Con mắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp của Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước.

3. Vẻ đẹp của con người Sa Pa

Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca những con người đang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng.

- Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” đưa ra bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện không chỉ xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “ký họa chân dung” về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra đủ để cho mọi người nhận được rằng “Trong cái im lặng của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

a. Nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh khá đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định”. Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người - một hoàn cảnh thật đặc biệt

- Điều gì đã giúp anh có thể vượt lên được hoàn cảnh ấy?

   + Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”

   + Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người: “… Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác quá, hồn nhiên và vô tư quá. Lời tâm sự ấy đã toát lên một vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng, gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.Quả là công việc đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh. Động cơ làm việc đúng đắn và phương châm sống cao đẹp của anh: làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc đã khiến cho ông họa sĩ và mỗi chúng ta phải tự nhủ thầm”người con trai ấy đáng yêu thật”.

   + Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện.

   + Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động; nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa: sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tinh thần của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…) Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét)

⇒ Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc

- Nhân vật anh thanh niên còn được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên hiện ra thêm rõ nét và đáng mến hơn.

b. Bác lái xe: qua lời kể của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên – nhân vật chính của truyện mà theo lời của bác lái xe là “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi “thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm lạnh lẽo chỉ có cỏ cây và mây mù.

c. Nhân vật ông họa sĩ già: Đây là nhân vật rất gần với quan điểm trần thuật của tác giả. Qua những quan sát, ý nghĩ của ông họa sĩ già – một người từng trải cuộc sống và am tường nghệ thuật – nhân vật chính hiện ra rõ nét và đẹp hơn đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối “vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác…”

- Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ…”

- Những xúc cảm và suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó về mảnh đất Sa Pa…) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

d. Nhân vật cô gái: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định đó của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Cùng với sự “bàng hoàng” ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”

⇒Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.

e. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát lấy mật của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn.

- Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.

- Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao động khoa học trong lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.

Khái quát, đánh giá

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái lặng im của Sa Pa (…), có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người: dù trong hoàn cảnh đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn, buồn tẻ một khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình.

III - Kết luận:

“Lặng lẽ Sa Pa” quả là một truyện ngắn đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long. Nó ngân nga nhẹ nhàng thơ mộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lung linh, kì ảo, nó đằm thắm ấm áp, lắng sâu trong câu văn tả tình với những mẩu chuyện xúc động, đáng yêu. Cảnh mơ màng lung linh, còn con người như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩ, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Tất cả như làm nên cái chất thơ của con người, của cuộc sống. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái như một bài thơ…

19 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.