Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử và khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước Việt nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nêu nhận xét.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:
- Bối cảnh trong nước:
+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.
+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.
+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.
- Tác động từ bên ngoài:
+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.
- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
Tham khảo
* Giống nhau:
- Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Đều có sự tham gia của đông đảo nông dân, bao gồm cả người dân tộc thiểu số.
* Khác nhau:
Nội dung | Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX | Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục đích | Xây dựng lại chế độ phong kiến. | Xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản. |
Lực lương tham gia | Các thành phần cũ trong xã hội (nông dân, văn thân sĩ phu phong kiến,…). | Đã có thêm sự tham gia của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tầng lớp tiểu tư sản trí thức mới. |
Hình thức đấu tranh | Chủ yếu là đấu tranh vũ trang. | Kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với tuyên truyền, vận động cải cách xã hội. |
Tham khảo
Vào cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã trở thành một phong trào đấu tranh chống lại sự thôn tính và áp bức của thực dân Pháp. Phong trào này được lãnh đạo bởi những nhân vật như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thái Học và Phan Bội Châu. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã gặp phải nhiều khó khăn và thất bại. Trước hết, sự chia rẽ và tranh chấp giữa các nhóm lãnh đạo đã làm suy yếu sức mạnh của phong trào. Ngoài ra, sự vũ khí hóa của thực dân Pháp cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho phong trào yêu nước không thể đánh bại được thực dân Pháp. Kết cục của phong trào yêu nước là thất bại và Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã để lại một di sản văn hóa và lịch sử quan trọng cho Việt Nam. Nó đã khơi dậy tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của người Việt Nam, và trở thành một nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho đất nước.
* Các khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước nửa đầu thế kỉ XX:
Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và tác động của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài vào Việt Nam, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã diễn ra theo con đường dân chủ tư sản với hai khuynh hướng cơ bản: Bạo động vũ trang của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.
- Khuynh hướng bạo động vũ trang:
+ Lãnh đạo tiêu biểu của khuynh hướng bạo động vũ trang là Phan Bội Châu.
+ CHủ trương: Vận động quần chúng nhân dân tiến hành bạo động vũ trang chống Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của bên ngoài, trước hết là của Nhật Bản, cứu nước, cứu dân.
+ Hoạt động tiêu biểu: thành lập hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du (1905-1908), thành lập Việt Nam quang phục hội (1912)...
- Khuynh hướng cải cách:
+ Lãnh đạo tiêu biểu là Phan Châu Trinh.
+ Chủ trương: Giương cao ngọn cờ dân chủ cải cách xã hội; nâng cao dân trí, dân quyền; vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát; yêu cầu Pháp thay đổi chế độ cai trị; đề cao phương châm "tự lực khai hóa", cứu dân,cứu nước.
+ Hoạt động tiêu biểu: khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906-1908) với nhiều hoạt động như: mở rộng trường học (Đông Kinh nghĩa thục), tuyên truyền mở rộng công thương nghiệp, thực hiện đời sống mới, hô hào lập hội buôn, đỉnh cao là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908),...
* Các sĩ phu Việt Nam cho rằng việc cứu nước phải gắn liền với cứu dân, vì:
- Đầu thế kỉ XX tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiềm lực của đất nước bị giảm sút.
- Duy tân để khơi dậy tiềm lực đất nước về mọi mặt, nâng cao dân trí, dân quyền để nhân dân ta đủ sức đánh bại cuộc xâm lược của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
- Noi theo tấm gương Duy tân của Nhật Bản, nhờ Duy tân mà Nhật Bản trở thành một cường quốc.
Hoàn cảnh lịch sử của khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
- Tác động bên ngoài:
+ Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của các sĩ phu vào con đường cách mạng tư sản.
+ Nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt.
- Trong nước:
+ Phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại, đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước cũ.
+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
+ Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.
Những điều này tạo ra những điều kiện xã hội tâm lí làm nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
* Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX:
- Sự giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, ý chí bất khuất của dân tộc.
+ Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước, tri thức phong kiến ưu tú.
+ Mục đích: đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
+ Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
- Sự khác nhau:
+ Về chủ trương:
Xu hướng bạo động: chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
Xu hướng cải cách: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
+ Về phương pháp:
Xu hướng bạo động: dùng bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài.
Xu hướng cải cách: dùng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, cổ động chấn hưng công nghiệp, lập hội kinh doanh.
* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.
+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước
+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.
- Đầu thế kỉ XX:
- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.
- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.
* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:
- Cuối thế kỉ XIX
+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Đầu thế kỉ XIX
+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.
+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…
* Nhận xét:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.
+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.