K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2016

Các chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ :

·        TỪ ẤY : ( 1937 – 1946 ) : Là tập thơ đầu tay, là tiếng hát say mê lí tưởng của người thanh niên cách mạng, gồm 3 phần : Máu lửa, Xiềng Xích, Giải Phóng . “Từ Aáy” (Từ ấy , Đi đi em, Tiếng hát đi đày, liên hiệp lại ,…).      

·        VIỆT BẮC : ( 1947 – 1954 ) : Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ( Việt bắc ,Hoan hô chiến  sĩ  Điện Biên, Ta đi tới ,… ).

·        GIÓ LỘNG ( 1955 – 1961 ) : Tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN và tiếng thét căm thù đòi giải phóng miền Nam. ( 30 năm đời ta có Đảng, Bài ca xuân 61,….)

·        RA TRẬN : (1962 – 1971 ) : Tiếng kêu gọi hào hùng và thiết tha ca ngợi cuộc chiến đấu ở hai miền Nam –Bắc . ( Kính gửi cụ Nguyễn Du, Hãy nhớ lấy lời tôi, …).

·        MÁU VÀ HOA  ( 1972 – 1977 ) :Tiếp tục ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mĩ, khẳng định ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu này. Khẳng định phẩm chất con người Việt Nam trước lịch sử . Tập thơ còn là khúc khải hoàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . ( Máu và hoa, Vui thế… hôm nay,…) .

=> Ngoài ra còn hai tập thơ : Một tiếng đờn ( 1992 ) , Ta với ta ( 1999) . 

3 tháng 3 2016

Hơn nửa thế kỉ  cầm bút, Nguyễn Tuân  đã để lại cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương khá lớn

1.Trước cách mạng tháng 8 :  Chủ yếu xoay quanh 3 đề tài :

·        Chủ nghĩa xê dịch :   Một chuyến đi, Thiếu quê hương,….

·        Vẻ đẹp của vang bóng một thời :  Vang bóng một thời, Tóc chị Hoài, ….

·        Đời sống trụy lạc :Chiếc lư đồng mắt cua,đem đến cho ông những cảm giác mới lạ, mãnh liệt “ tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”–Một lá thư không gởi .

2. Sau cách mạng tháng 8 :

·        Lòng yêu nước ,tinh thần dân tộc là động lực khiến ông nhiệt tình chào đón cách mạng và đem ngòi bút phục vụ cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp , Mỹ và xây dựng CNXH qua hàng loạt tác phẩm : Đường vui (1949), Tình chiến dịch ( 1950) Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972).

·        Nguồn cảm hứng sáng tác của ông vẫn là cái đẹp của no sông gấm vóc, những phẩm chất tinh thần cao quí của nhân dân ta trong chiến đấu , lao động và xây dựng đất nước .

3 tháng 3 2016

a. Cuộc đời:

- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX, sinh năm 1881, mất 1936, xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ.

- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề: Khai mỏ, hàng hải, nghề thuốc, cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ vơí mong muốn cứu nước, cứu dân.

- Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa.

b. Sự nghiệp:

- Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm, được in thành 3 tập: Gào thét, Bàng Hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới.

- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của TQ, năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.

3 tháng 3 2016

 a/ Cuộc đời :

Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc  nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ .

Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , học nhiều nghề : Khai mỏ , hàng hải , nghề thuốc , cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ vơí mong muốn cứu nước , cứu dân .

Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .

b/ Sự nghiệp :

Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới .

Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .

26 tháng 12 2023

Các nhân tố tự nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...) là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).

                                                                  Bài làm

Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống. Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tình cảm đó. Lời nhận định: " ( trích dẫn ra nhá ) của tác giả Hoài Thank là hoàn toàn đúng đắn. Đó là lòng vị tha, là sự đồng cảm, khát vọng cống hiến, hy sinh...mà các tác phẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho người ta 1 tình yêu thương đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của Hồ Xuân Hương, bài thơ Sau phút chia ly của đoàn thị điểm, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội phong kiến xưa, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tình cảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là " túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình cảu nhân dân VN sao? Cuộc sống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao ( trích dẫn nhé ), đi vào trái tim từng con người, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tình yêu thg của người vs người
Đó chính là Giá trị thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tình cảm ta chưa có và chúg ta là nhữg người phải biến chúg thành những tình cảm thật trong cuộc sống.

chúc bn hk tốt :)

14 tháng 4 2020

Trong cuộc sống, chúng ta không thể nào thiếu đi văn học. Khi cần phát biểu một ý kiến, trình bày một ý tưởng, đề tài hay muốn viết thư cho ai đó, ta không thể không sử dụng đến văn chương. Môn văn là môn học tất yếu của học sinh ở tất cả các cấp, từ Tiểu học cho đến Trung học. Nó quyết định tới việc chúng ta có được lên lớp hay không. Lên Đại học, văn chương còn quan trọng hơn nữa. Chúng ta phải viết các bài luận án, kiểm tra mà từng câu từng chữ phải thật trau chuốt. Khi không còn mài đũng quần trên ghế nhà trường nữa, văn học giúp chúng ta xin việc. Những người hay được gọi là "mồm miệng đỡ tay chân" luôn biết nói từ hay ý đẹp để được tăng quan tiến chức. Hay không cần nghĩ xa như thế, trong đời sống, văn học giúp chúng ta giải tỏa nỗi căng thẳng sau một ngày bận rộn. Thử tưởng tượng xem, sau khi đi làm, đi học về, mở quyển sách ra và hòa mình vào những dòng văn bay bổng, mơ màng, sẽ đỡ mệt mỏi biết bao nhiêu. Văn học giúp tâm hồn người ta bớt đi sự khô cằn, nhạt nhẽo. Văn chương giúp mỗi con người chúng ta ươm mầm hạt giống của một nhân cách cao đẹp mà những người không học văn, hay đúng hơn là không yêu văn học không bao giờ biết tới. Hay nói tóm tắt, văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nó mang một ý nghĩa khó có thể đoán biết được.

3 tháng 3 2016

Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương vô cùng lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc  về phong cách, viết bằng tiếng : Pháp , Hán , Việt .

Văn chính luận : Viết từ những năm đầu TK XX, với bút danh Nguyễn Aùi Quốc – Mục đích Đấu tranh chính trị  tiến công trực diện kẻ thù –Khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập dân tộc – tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

Truyện – kí : Viết khoảng 1922 – 1925 , bằng tiếng Pháp  - Vạch trần bản chất đen tối của TDP ,ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần CM của dân tộc –  truyện ngắn NAQ cô động, cốt truyện sáng tạo, ý tưởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ - Tác phẩm tiêu biểu : Paris , Lời than vản của bà Trưng Trắc, Vi Hành, ….

Thơ ca:   Là lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp văn chương của HCM . Thơ Người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa , một tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM vĩ đại – Có trên 250 bài có giá trị : Thơ HCM (86 bài) bằng tiếng Việt , Thơ chữ Hán ( 36 bài ) là những bài cổ thi thâm thúy , Nhật kí trong tù ( 133 bài ) .