K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

a) Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

* Nghề cá :

- Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát  triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.

- Chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận)

- Hình thành các trung tâm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách

b) Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ

- Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ

- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo của nước ta

23 tháng 5 2018

Chọn: D.

 Ý nghĩa của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: Mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội (việc làm, thu nhập tăng); Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển (tránh khai thác gần bờ) ; Khẳng định chủ quyền biển – đảo của nước ta.

 

2 tháng 9 2019

Đáp án D

17 tháng 9 2017

Chọn D

2 tháng 10 2018

Đáp án D

13 tháng 2 2016

a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta

- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :

   + Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp  như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....

    + Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.

b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng

- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản

- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta

10 tháng 12 2023

*Tham khảo:

2. 

- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Lúa là cây chủ lực, đóng góp lớn vào sản xuất lương thực của quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, và cây trồng công nghiệp.

- Công nghiệp: Vùng này có nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò trọng điểm cho công nghiệp. Các ngành công nghiệp đa dạng từ chế biến thực phẩm đến sản xuất máy móc, điện tử. Khu vực đồng bằng sông Hồng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3. 

- Tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu ấm áp

- Nhu cầu thị trường

- Chính sách hỗ trợ

12 tháng 4 2019

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...