Hướng dẫn soạn bài "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan bội Châu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Thi dĩ ngôn chí” - thơ để nói chí, tỏ lòng. Cho nên tầm vóc của loại thơ này rốt cuộc, phụ thuộc vào tầm vóc của chí. Mà chí khí không phải là những bột phát nhất thời, càng không thể là những chí hướng vay mượn. Chí cần phải được đảm bảo bằng nghiệp. Có thể có những sự nghiệp không thành, nhưng sự dang dở ấy cũng chứng tỏ về một chí lớn đã dấn thân, không phải thứ chí suông. Chính nó là sự đảm bảo cho thơ. Vì thế. thơ sẽ chỉ còn là những lời lẽ khoa trương sáo rỗng, là sự cường điệu đao to búa lớn rẻ tiền, nếu như không có một chí lớn, hơn thế nếu như chí lớn ấy không gắn với một cốt cách lớn, một cuộc đời lớn.
Tiếng thơ bộc lộ trực tiếp các chí lớn xưa nay thường gắn với những bậc hào kiệt, những đấng trượng phu. Thơ của họ là lời tuyên ngôn của cuộc đời họ. Trước khi họ tạc con người mình vào trong thơ, thì họ đã tạc con người mình vào sông núi. Người đời thường ví họ như chim hồng, chim hộc và đối lập với những chim sẻ, chim ri. Và trong thơ của mình, họ hiện ra đúng như những cánh đại bàng vẫy vùng trong mênh mông trời biển. Tư thế của họ là tư thế kì vĩ, tư thế vũ trụ, chẳng “Hoành sóc giang san cáp kỉ thu’ (Cấp ngang ngọn giáo bảo vệ giang sơn đã mấy. thu - Phạm Ngũ Lão), thì cũng “Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma” (Bao phen mang gươm báu mài dưới trăng - Đặng Dung), chẳng "Trường khiếu nhắt thanh hàn thái hư” (Kêu to một tiếng làm lạnh cả hư không - Không Lộ thiền sư) thì cũng “Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán, Phá vòng vây bạn với Kim ô” (Nguyễn Hữu cầu)... như thế dã chứa đựng trong đó hào khí của cả giống nòi.
Thực ra cái quan niệm làm trai ở trong bài thơ này không phú cua riêng Phan Bội Châu. Nó là quan niệm chung về chí làm trai của nhà Nho thuở trước. Và ít nhất ta cũng thấy nó từng vang lên rất mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Song, điều đáng nói chính là ở chỗ, không phải Phan Bội Châu đang ném ra cuộc đời một quan niệm lí thuyết như một người có ý đồ lập thuyết, mà ông là người đã sống cái quan niệm ấy một cách đủ đây trước khi viết thành thơ. Có lẽ vì thế mồ Xuất dương lưu biệt không chỉ chứa đựng một lẽ sống mà trước hết là chứa đựng chân dung một con người - một con người lỗi lạc, kiệt xuất: dời.
Tôi không nghĩ chữ “lạ” trong bản dịch này đã thể hiện được hết cái tinh thần của chữ “kì”. Bởi chữ “kì” muốn nói đến cái điều: làm trai phải làm được những điều kì lạ, kiệt xuất, phi thường. Một mình chữ “lạ” không tải hết ý của Phan tiên sinh. Tôi cũng không nghĩ rằng người dịch dùng ba chữ "ở trên đời” là đã diễn được thực ýcủa nguyên tác. “Đời” là một không gian tưởng là rộng nhưng hóa ra lại hẹp, bởi nó có xu hướng co vào cái phạm vi của thế giới người thôi. Trong nguyên văn, Phan Bội Châu không dùng những chữ ấy. Chỉ đến câu thứ hai ta mới thấy yêu tố không gian xuất hiện. Và lập tức bậc tu mi nam tử theo quan niệm của Phan Sào Nam đã hiện ra trong tương quan kì vĩ nhất: không gian vũ trụ. Đấng nam nhi sinh ra ở trong vũ trụ này là đối mặt với càn khôn (trời đất), nghĩa là với tất cá những gì lớn lao nhất trong vũ trụ này, chứ không riêng gì thế giới người. Vậy là ngay từ hai câu đề, hình ánh khái quát về một bậc hào kiệt đã hiện lên đầy ấn tượng: Đó không phải là kẻ sống thụ động phó mặc đường đời mình cho trời đất, và cũng không phó mặc cõi đời này cho sự xoay vần của trời đất. Đấng nam tử phải là người chủ động đổi thay cả càn khôn. Cái chí dọc ngang trời đất, chọc trời khuấy nước, cải tạo vũ trụ đó mới là điều xứng với một đời làm nam nhi. Quan niệm con người của Phan Bội Châu ở đây là quan niệm con người vũ trụ rất quen thuộc của văn chương Nho giáo trung đại.
Nếu hai câu đề gợi ra hình ảnh nam tử trong không gian kì vĩ, thì hai câu thực đã phát triển hình ảnh ấy trong một chiều kích khác: thời gian. Thời gian ở đây cũng là thời gian thuộc tầm cỡ vĩ mô.rong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai?
Ở câu đề tuy khẩu khí cá nhân đã rõ, nhưng quan niệm vẫn là quan niệm chung. Đến đây thì con người cá nhân Phan Bội Châu đã xuất hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Ông đã ý thức về vai trò lịch sử của mình thật kiêu hùng đầy tự tôn, tự tin. Mình phải trở thành một nhân vật không thể thiếu trong cái khoảng thời gian một trăm năm nay. Nói một cách khác, ông tự lĩnh nhận sứ mạng của mình: một con người cần thiết của thế kỉ. Đối diện với càn khôn, đối diện với cả thế kỉ, tầm vóc của bậc nam tử này thật là tầm vóc vũ trụ. Không phải ông muốn chiếm lấy một chỗ đứng trong thời gian như một kẻ vĩ cuồng háo danh. Mà chính là làm nên cái việc trọng đại, kiệt xuất là xoay chuyển càn khôn để làm đổi thay bộ mặt của thế kỉ. Chữ “tớ” là cách dịch thoát của chữ “ngã“ (tôi). Dù dịch là tôi, là ta, là “tớ” thì ngã vẫn cứ là cái ý thức mãnh liệt về cá nhân mình trên cõi thế gian này. Hình ảnh tác giả hiện ra trong mênh mông thời gian, lồng lộng không gian như thế là một vẻ đẹp cá nhân thật nguy nga tráng lệ. Phải thấy rằng, ít có ai đã tự họa mình trong một không gian và thời gian hoành tráng như vậy!
Dầu sao trong bốn câu đầu này mới nói đến điều phải “lạ”, mà chưa nói rõ “việc lạ” cần làm là gì! Bốn câu tiếp theo sẽ dần dần làm sáng lên điều đó. Hai câu luận là một sự nhìn nhận phi thường.sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Câu trên khẳng định: Non sông đã chết! Khi chủ quyền đã về tay kẻ ngoại bang, thì non sông đã chết. Sống mà không có quyền làm chủ là sống nhục. Bốn chữ “Giang sơn tử hĩ” chất đầy đau đớn và phẫn uất. Câu dưới tiếp tục Hiền thánh đã vắng bóng thì có đọc sách cũng ngu thôi! Tất cả là những lời phủ định dứt khoát, quyết liệt rằng: Còn theo đòi sách vở, còn sống ở trong nước thời buổi này là điều nhục nhã đối với một trang nam nhi. Bởi đó là đã nhắm mắt quay lưng cho “càn khôn tự chuyển đi”, là phó mặc mình cho đời xoay vần. Tất cả những gì thiêng liêng xứng đáng với một bậc nam tử coi như đã chết. Vì thế mà cần phải có hành động xứng đáng. Hành động xứng đáng, hành động kiệt xuất phi thường ấy bây giờ chính là: Xuất dương.
Những câu trên ta thấy cái tôi (ngã) hiện ra trước “càn khôn”, trước “ Bách niên trung”, “Thiên tải hậu” những chiều kích vĩ của không gian và thời gian, ở đây, nó tiếp tục được tô đậm bằng: “Giang sơn” và “Thánh hiền". Con người ấy đối mặt với giang sơn đất nước, đối mặt với toàn bộ nền học vấn. Cho nên, càng về sau chân dung của con người ấy, cái tôi ấy càng sắc nét với tất cả những gì lớn lao nhất. Cái không gian duy nhất có thể chứa đựng được con người ấy là vũ trụ.
Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất:iển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn khơi.
Sáu câu trên gợi ra những nghĩ suy, những lựa chọn, những chuẩn bị trong tâm lí, trong tư tưởng của một con đại bàng. Ở hai câu này, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông tố bão bùng. Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế của con chim lớn trong thư Quận He: “Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán, Phá vòng vây bạn với Kim ô”. Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Bởi phong trào Đông du mà ông là người chủ trương, bởi việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càn khôn.
Bài thơ kết bằng câu thơ đầy hùng tâm tráng chí mà câu thơ dịch chưa thể chuyền tải hết được:
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang, tế thế, cứu dân cứu nước. Khát vọng sống cao cả của Phan Bội Châu ở đây, một lần nữa, giúp ta hiểu được cái cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.
Chúng ta có thề nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại (Tôn Quang Phiệt), Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm dầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông bất tử với các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội... Tên tuổi Phan Bội Châu gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan tinh thần yêu nước. “Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu).
Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương trường Nghệ. Năm 1904 ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tố chức yêu nước. Năm 1905 ông dấy lên phong trào Đông Du. Trước lúc lên đường Đông du, qua Trung Hoa, Nhật Bàn đế cầu nguyện viện với bao hoài bão tung hoành, ông đã để lại đồng chí bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt.) được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc tráng ca biểu lộ tư thế. quyết tám hăm hở, và những ý nghĩa cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.
Hai câu đề là một tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:
Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càng khôn tự chuyển di.
Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống mong muốn làm nên điều lạ (yếu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tẩm thường. Không thé sống một cách thụ động để cho trời đất (càn khôn) tự chuyển dời một cách vô vị, nhạt nhẽo. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế rất đẹp về chí nam nhi, tự tin ở đức độ và tài năng của mình, muốn làm nên sự nghiệp to lớn, xoa chuyển trời đất, như ông đã nói rõ trong một bài thơ khác:
Dang tay ôm chặt bổ kình tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khí anh hùng cùa nhà thi sĩ vĩ đại. Đấng nam nhi muốu làm nên điều lạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm theo một vần thơ cố:
Mỗi phạn bất vong guy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương.
(Tùy viẽn thi thoại - Viên Mai)
(Bữa bữa những mong ghi sử sách,
Lập thân xoàng nhất ây văn chương).
Đấng nam nhi muôn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sùi sục: “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi it, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nơi người xưa chịu chết dể thành đạo nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt dẫm cả giấy...” (Ngục trung thư).
Phần thực, ý thơ mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xà hội và trong lịch sử:
Ư bách nièn trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cách vô thủy.
Ngã là ta, tu hữu ngã nghĩa là phải có ta trong cuộc đời một trăm năm (bách niên trung). Câu thơ khẳng định biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ trong cảnh nước mất nhà tan. Thiên tải hậu nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu 3, 4 đô'i nhau, lấy cái phủ định đế làm nổi bật điều khẳng định. Đó là một ý thơ sâu sắc thế hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp đẽ này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. (Trần Quốc Tuấn).
Nhân vinh tự cổ thủy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
(Văn Thiên Tường)
Lấy cái hữu hạn - bách niên - của một đời người đối với cái vô hạn - thiên tài - của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc. hào hùng, biểu lộ một quyết tâm và khát vọng trong buổi lên đường. Vì thế. trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua muôn vàn thử thách và hiểm nguy, ông vẫn bất khuất, lạc quan:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!
Phần luận tác giả nói về sống và chết, nói về công danh.
Đây là một ý tưởng rất mới khi ta soi vào lịch sử dân tộc những năm đen tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Khi non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xé thì thân phận dân ta chỉ là kiếp ngựa trâu, có sống cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử nghiền kinh, có chúi đầu vào con đường khoa cử cũng vô nghĩa. Sách vở của thánh hiền liệu còn có ích gì trong sự nghiệp cứu nước nhà.
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học của hoài.
Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân thành. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lôi học cử tử, không thể đắm chìm trong vòng hư danh, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả. Trong bài Bài ca chúc tết thanh niên viết vào dịp Tết năm 1927. Cụ thiết tha kêu gọi thanh niên:
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, dừng ham mặc, ham ăn
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rủa vết nhơ nô lệ...
Sống như thế là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên điều lạ ở trên đời, mới tự khẳng định được: Trong khoảng trăm năm cần có tớ.
Phần kết là sự kết tinh của một hồn thơ bav bổng đượm sắc lãng mạn:
Nguyệt trục trường phong Đông hải khử,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, khơi gợi lòng căm thù giặc. Thơ văn Phan Bội Châu sở dĩ trở thành những bác ái quốc vì thâm đượm cảm xúc, sôi sục nhiệt huyết, có nhiều hình tượng đẹp nói về cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng. Hai câu kết là một ví dụ hùng hồn: Trường phong - Ngọn gió dài. Thiên trùng bạch lãng - ngàn lớp sóng bạc, là hai hình tượng kì vĩ. Chí khí của người chiến sĩ cách mạng được diễn tả qua các vị ngữ nguyện trục (mong đuổi theo) và nhất tề phi (cùng bay lên). Cái không gian mênh mông mà nhà chí sĩ mong vượt qua là Đông hải. Hai thanh trắc cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng bổng trầm ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước của Phan Bội Châu. Ớ đây nội lực, bản lĩnh chiến đấu và khẩu khí của người chiến sĩ có sự hòa hợp, gắn bó và thông nhất. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu đã cho hậu thế biết rõ và cảm phục điều Tiên sinh đã nói ở hai câu kết.
Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ tuyệt tác đầy tầm huyết. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một giọng thơ đĩnh đạc hào hùng. Tráng lệ nhất là ở hai câu kết. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tường anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại Phan Bội Châu.
Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:
+ Hình ảnh kĩ vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)
+ Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)
→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
Tham khảo:
Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hy vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.
Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:
Làm trai phải lạ ở trên đờiHá để càn khôn tự chuyển dời.
Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:
Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai?
Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.
Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm chai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:
Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoàiMuốn vượt biển đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
(Phan Bội Châu)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ hai mươi. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán)...
2. Về tác phẩm:
a) Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).
- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:
+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...
+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.
b) Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.
Hai câu tiếp, tác giả tự ngẫm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi. Trên hành trình ấy, ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.
Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Hai cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hoà về ý, về từ ngữ ở những câu thơ này (bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù) góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữcòn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.
c) Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lí tưởng chính nghĩa.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài thơ bằng giọng tâm tình, thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng của tác giả. Hai câu đầu có giọng hài hước, vui đùa, các câu sau đọc chậm hơn, chú ý các từ ngữ câu thơ vừa có tính chất đối vừa thể hiện được bản lĩnh, khí phách của người tù: Đã khách - lại người; bốn biển -năm châu; còn sự nghiệp - sợ gì đâu.
Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Bố cục (đề - thực – luận – kết) :
- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
- Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.
- Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.
- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.
Luyện tập
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.
Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)
Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.
+ Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.
+ Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.
Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.
Qúa trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
- Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại.
+ Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai
- Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến
+ Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử.
- Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
2. a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.
3. a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.
c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
4. Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: "Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu". Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ "không hiểu" được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.
Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
5.* Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: "cái đó thì có thể".
Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
2. Cách đọc
Với văn bản này, cần chú ý giọng điệu của hai nhân vật:
- Giọng người kể chuyện: mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.
- Giọng Toàn quyền Va-ren: thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá.
Trong cả cuộc đối thoại, Phan Bội Châu không nói một lời, do đó không cần chú ý đến giọng điệu của nhân vật này. Tuy nhiên, nổi bật lên trong đó là lời bình luận của người kể chuyện cũng như thái độ của nhân vật đó (và cũng có thể coi là thái độ của nhân vật khi nói đến Phan Bội Châu. Đó là thái độ kính phục đối với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời sự mỉa mai, châm biếm càng tăng lên khi nói đến sự "lố" của viên quan Toàn quyền.
3. Trong truyện tuy không nói, thế nhưng chúng ta có thể nhận rõ thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ với nụ cười khinh bỉ chính là những minh chứng chứng minh cho điều đó.
4. Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch kỡm của tên toàn quyền.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( từ năm 1919 đến năm 1945). Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ bào " Người cùng khổ", nhiều truyện kí và tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" được viết bằng tiếng Pháp khi Người còn ở trên đất Pháp ( 1922-1925)
- Năm 1925, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc trên đất Trung Quốc. Chúng giải ông về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và chuẩn bị đem ra xét xử trong khi Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Viết truyện " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn tàn ác của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
2. Tác phẩm
Truyện được viết trước khi Va-ren sang Đông Dương, có hình thức kí sự nhưng thực ra là một truyện hư cấu. Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va -ren, đồng thời khẳng định vị thế ca cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu
II. Trả lời câu hỏi
1. " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
2. Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hữa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm chấn an công luận, trấn an nhân dân Việt nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức" , tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Qua ngòi bút của tác giả, ta thấy bộ mặt thật của tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giời giữ lời, nhất là khi những lời hứa đó không mang lại lợi ích cho chúng.
3. Trong đoạn văn có hai nhân vật : Va - ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau : Va-ren là một viên Toàn quyền còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vị đại nhưng thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn từ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả, vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.
Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-rn nói, còn Phan Bội Châu im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bơm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng. Thậm chí u còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được cuộc sống sung sướng.
4. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối, Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lính kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Ý nghĩa của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh, vừa sắc sảo của tác giả.
5. Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngon râu mép ngườii tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
6. Dường như thế vẫn chưa diễn tả được hết thái độ kinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. và Người còn chua thêm : "cái đó thì có thể"
Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố, vừa hài hước của Van -ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Phan Bội Châu (1867 - 1940) hiệu là Sào Nam, người lang Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đen tối của lịch sử nước nhà. Ông cất tiếng khóc chào đời khi sáu tỉnh Nam Kì đã mất. Lớn lên, ông lại phải đau lòng chứng kiến từng mảnh đất quê hương lột dần vào tay giặc, phong trào Cần Vương chống Pháp lần lượt thất bại, đây đó nghẹ ngào những tiếng than tức tưởi "thời cơ đã lỡ rồi".
Trong hoàn cảnh đó, sau khi đỗ Giải nguyên (1900), Phân Bội Châu bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người đồng chí, lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta là Hội Duy Tân (1904) với chủ trương đưa thanh niên sang Nhật học tập để mưu phục quốc. Nhưng rồi sự việc không thành, năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân pháp bắt cóc ở Trung Quốc rồi đưa về nước giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời.
2. Tác phẩm
Năm 1905, sau khi thành lập, Hội Duy Tân chủ trương phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng sau này, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Phan Bội Châu sang Nhật để lãnh đạo phong trào yêu nước ấy. Trước lúc lên đường, ông làm bài thơ Xuất dương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng chí.
Bằng giọng thơ đầy nhiệt huyết, sôi nổi và giàu sức thuyết phục, bài thơ đã khắc họa thật trân trọng vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà cách mạng Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
II. Trả lời câu hỏi
1. Văn học trung đại có loại thơ để nói chí, tỏ lòng. Bài thơ này cũng bộc lộ trực tiếp chí khí, hoài bão của tác giả. Nó rất gần gũi với Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ...Điều đặc biệt là chính cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả đã minh chứng cho lí tưởng sống cao đẹp trong thơ.
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc, phong trào vũ trang chống thực dân Pháp theo con đường Cần vương đã thất bại không có cơ cứu vãn, chế độ phong kiến đã cáo chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh...
2. Xuất dương lưu biệt là lẽ sống mới, là khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu ra dii tìm đường cứu nước.
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Do tư tưởng "trọng nam khinh nữ" trong xã hội phong kiến, "chí làm trai" chỉ dành riêng cho các bậc trượng phu, các đấng mày râu, không bao hàm phụ nữ. Hai câu thơ khẳng định một lẽ sống đẹp của trượng phu. Phải lạ nghĩa là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc kinh thiên, động địa, xoay chuyển "càn khôn", chú không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để con tạo xoay vần.
Nếu như hai câu thơ đầu là một mở đề thì hai câu thực kế tiếp triển khai cụ thể cái tư tưởng về "chí làm trai" ấy. Chí làm trai của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái "tôi", nhưng không phải là cái tôi cá nhân mà là một cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở, há không ai?
Cuộc thế trăm năm này cần phải có ta, không phải là để hưởng lạc thú mà là để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu danh thiên cổ. Câu thơ thứ nhất khẳng định dứt khoát, đến câu thứ hai, tác giả chuyển sang giọng nghi vấn, nhưng cũng để nhằm khẳng định quyết liệt hơn một khát vọng sống hiển hách, phát huy hết tài năng và chí khí cống hiến cho đời, để tên tuổi còn lại mãi về sau.
Đến hai câu luận, cái "chí làm trai" oai hùng kia được gắn với hoàn cảnh thực tế xót xa của nước nhà:
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Câu 5 nói lên nỗi nhục mất nước, nỗi xót đau đốt chay tâm can nhà thơ, đồng thời cũng khẳng định ý chí thép gang của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ đắng cay. Nhưng đến câu 6 thì tư tưởng của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên, mang những sắc thái mơi của tư tưởng thời đại.
Bài thơ khép lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình. Các hình ảnh ở hai câu thơ này đều hết sức lớn lao: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả đều như hòa nhập với con người trong tư thế đang "bay lên". Hình ảnh kết thúc này thật lãng mạn, hào hùng, con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la.
3. Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:
- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình
- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ
- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.