K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Ơ nit Hê - minh - uê ( 1899-1961) sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại ngoại ô Chi - ca - gô. Ông làm nghề phóng viên  rồi bị bắt, bị thương khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 1. Ông làm phóng viên mặt trận tại Tây Ban Nha khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Cuối đời ông sống tại Cu Ba và tự tử do cảm thấy không tiếp tục công việc mà suốt đời theo đuổi đó là "viết áng văn xuôi đơn giản, trung thực về con người"

2. Tác phẩm

Đây là tác phẩm Ơ nit Hê - minh - uê viết vào giai đoạn cuối đời. Là tác phẩm hay nhát cuối cùng trước khi nhà văn mất. Đoạn trích mà một biểu tượng về con người cho đến giờ phút cuối cùng vẫn theo đuổi một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó. Cuộc săn bắt cá của ông lão thực chất là một ẩn dụ về quá trình thực hiện khát vọng, dù có đơn độc, thất bại nhưng âm hưởng gợi lên đầy sinh khí và mãnh liệt

II. Trả lời câu hỏi

1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau :

- Khi chưa thể nhìn thấy con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô chỉ có thể đoán biết về nó qua những vòng lượn. Quan sát những vòng lượn khi rộng, khi hẹp kết hợp với cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão không chỉ ước lượng được về khoảng cách mà còn có thể đoán được từng cử chỉ, động tĩnh của con cá kiếm từ đó mà điều chỉnh sợi dây hòng thu phục con cá kiếm. Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm đã góp phần gợi lên hình ảnh một ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.

- Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng những cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng thoát khỏi sự bủa vay của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

2. Trong cuộc chiến  với con cá kiếm phần cuối của tác phẩm, sau ba ngày, hai đêm vật lộn với sống gió và việc kìm giữ con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô đã mệt nhoài. Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nhiệt, rất lạnh giá vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng. Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.

- Thị giác : Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây. Nhưng rồi khi nó bắt đầu mệt và sợi dây đã được ông lão cuộn vào gần hơn thì ông lão cảm thấy nó trồi lên và cái đuôi nó nhô lên mặt nước. Đến lúc ông có thể nhìn thấy mắt con cá thì ông quyết định ra đòn. Ông lão phóng lao và thế là con cá kiếm ương ngạnh bị chinh phục bởi ông lão giàu kinh nghiệm và bản lĩnh

- Xúc giác : Dù không trực tiếp tiếp xúc con cá nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan-ta-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó. 

Xem xét các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể nhận thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa rồi đến gần hơn. Cách miêu tả này kết hợp với những lời độc thoại nội tâm của ông lão Xan-ta-a-gô đã giúp nhà văn thể hiện sinh động cuộc đối đầu vừa quyết liệt vừa đấy trí tuệ giữa con người với thiên nhiên. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống : không gục ngã, không đầu hàng số phận

3. Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Qua đoạn trích có thể thấy được thái độ của ông lão với con cá kiếm. Đó cũng là một trạng thái tâm lí phức tạp, thậm chí trái ngược nhau. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông gọi nó là người anh em. Chính trong cuộc săn đuổi đó, ông lão đã bộc lộ những phẩm chất cao quý của một con người theo đúng nghĩa. Con cá kiếm cũng vậy, trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận cuộc đấu sòng phẳng. Ta thấy thêm một nét tính cách nữa ở nhân vật Xan-ta-a-gô : Đó là sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả và khát khao hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khát khao chiếm lĩnh cái đẹp.

4. Đó là một con cá cực lớn. Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão - một người đi biển cừ khôi phải kinh ngạc. Vẻ bề ngoài của nó vừa gợi lên một sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ nhưng cũng có phần duyên dáng. Con cá cũng có phẩm chất được nhà văn chú ý, khai thác : nó rất khôn ngoan, nó không vội vã cắn câu khi ông lão buông mồi mà thử rất khéo và tinh. Nó tỏ ra kiên cường  và có sức chịu đựng tốt. Ngay cả khi đã cắn câu, chú ta vẫn rất khôn ngoan. Ông lão tập trung tinh thần để phóng mũi lao quyết định nhưng chú cá như đoán được ý định, lật người qua bơi đi.

- Cái chết của con cá kiếm cũng có nét kiêu hùng khác thường : dường như nó không chấp nhận cái chết, nó phóng vút lên mặt nước... Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng

 

11 tháng 1 2017

Đáp án:

- Đúng

- Ông già và biển cả là một kết tinh tiểu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.

23 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: C

19 tháng 11 2018

Ngoại hình ông lão:

- Gầy gò, giơ xương, gáy nhiều nếp nhăn, mặt đầy nám, tay hằn sẹo sâu.

- Mọi thứ từ ông lão đều toát lên vẻ già nua ngoại trừ đôi mắt

- Đôi mắt – vui vẻ và không hề thất bại

Đáp án cần chọn là: C

28 tháng 9 2019

- MB 1:

    + Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận

    + Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề

- MB 2:

    + Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng

    + Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận

17 tháng 3 2018

Ý nghĩa của biển cả:

- Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập

- Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị

- Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến dũng cảm và mưu trí, thực hiện ước mơ

    + Cảm nhận của ông về “đối thủ” cá kiếm” không hề thù hằn mà ngược lại, ông gần như cảm kích, chiêm ngưỡng, thậm chí nuối tiếc nếu giết nó

- Cá kiếm tượng trưng

    + Vẻ đẹp kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên, những vòng lượn của con cá kiếm thể hiện lòng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ của nó

    + Con cá kiếm chính là hình ảnh lí tưởng, của ước mơ mỗi người theo đuổi trong cuộc đời

    + Sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp khi chưa bị chiếm lĩnh mang một ý nghĩa riêng, đó là hình ảnh chuyển từ ước mơ sang hiện thực, nó không còn lung linh, huy hoàng như trước

    + Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên, con người vừa là bạn vừa là đối thủ: con á kiếm là ước mơ cao cả nhưng cũng khác thường, cao cả mà con người theo đuổi trong đời

11 tháng 5 2018

Đáp án: B

Hê-minh-uê bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

22 tháng 2 2016

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)

 

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

2. Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

3. Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng:

- Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".

- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".

- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.

- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.

- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

4. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân.

5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng là ý nghĩa chủ đề của truyện: Cá vàng thể hiện niềm biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu; cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, đối với lòng tham lam, ích kỉ đến độc ác của con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

- Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

- Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

- Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

2. Lời kể:

Ông lão đánh cá và con cá vàng tuy thuộc thể loại truyện cổ tích nhưng lại do một nhà thơ sáng tác. Ngoài những đặc điểm của một câu chuyện cổ tích thông thường, truyện có nhiều chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, nhiều hình tượng nổi bật, tính cách các nhân vật cũng được thể hiện một cách rõ nét nên việc kể diễn cảm cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và thể hiện tác phẩm một cách sáng tạo.

Theo từng cấp độ đòi hỏi của mụ vợ: biểu hiện của biển cả ngày càng gay gắt, câu trả lời của cá vàng cũng mỗi lần một dứt khoát hơn; giọng điệu của mụ khi nói với chồng càng ngày càng quá quắt; thái độ của ông lão thì ngược lại: càng ngày ông càng tỏ ra nhu nhược và sợ hãi trước mụ vợ.

Vì vậy, khi kể câu chuyện này cần chú ý đến thái độ, giọng điệu của mỗi nhân vật (biểncũng có thể coi là một nhân vật – phản ứng của biển chính là sự thể hiện thái độ bất bình của nhân dân đối với mụ vợ). Nếu như với các nhân vật biển, cá vàng, mụ vợ có thể kể bằng giọng điệu nhanh, mạnh, gay gắt, tăng dần theo mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ thì khi thuật lại những hành động của ông lão lại phải hạ thấp giọng để thể hiện thái độ sợ sệt của ông đối với vợ của mình.

3*. Có ý kiến cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

 

Gợi ý: Hai nhân vật: Mụ vợ ông lão và cá vàng tuy đều là những nhân vật quan trọng trong tác phẩm, song điểm mấu chốt để nảy sinh câu chuyện, nảy sinh mối quan hệ giữa mụ vợ với cá vàng là từ nhân vật ông lão. Hơn nữa chính nhờ sự dẫn dắt của ông lão mà “tính cách” của cá vàng cũng như của mụ vợ mới được bộc lộ ra. Mối quan hệ chính trong tác phẩm (cái góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện) là mối quan hệ giữa ông lão với cá vàng. Vì thế nếu thay đổi tên của câu chuyện như đã nêu là không hợp lí.

 

26 tháng 2 2017
Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tóm tắt

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

  • Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

  • Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn"và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

  • Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt"ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

  • Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi"và đòi cá cho làm nữ hoàng.

  • Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

  • Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

  • Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

  • Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

  • Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

  • Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

  • Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

  • Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

  • Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

  • Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

  • Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

22 tháng 2 2016

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

TREO BIỂN

(Truyện cười)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội(1).

2. Kho tàng truyện cười của nước ta rất phong phú với những câu chuyện nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất... Đối tượng chủ yếu của những câu chuyện này là giai cấp thống trị tham lam, kênh kiệu nhưng dốt nát. Tiếng cười khi đó trở thành vũ khí sắc bén của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị.

Ngoài ra còn có một loại truyện cười khác mà đối tượng của nó chính là những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Khi đó, tiếng cười có tác dụng khiến cho con người trở nên minh mẫn, sáng suốt, sống lành mạnh và khoẻ khoắn hơn.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nội dung tấm biển nhà hàng đã treo lên có bốn yếu tố:

- "ở đây": chỉ địa điểm.

- "Có bán": chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

- "Cá": chỉ mặt hàng đang kinh doanh.

- "Tươi": chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phân biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn).

2. Có bốn người góp ý về tấm biển:

- Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi" (Nhà này xưa nay quen bán cá ươn?)

Ý kiến này không thoả đáng. Như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô), nên chữ tươi là cần thiết.

- Người thứ hai bình phẩm hai chữ "ở đây" (Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá).

Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong nghệ thuật quảng cáo, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng (Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).

- Người thứ ba bàn về hai chữ "có bán".

Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).

- Người cuối cùng bàn về chữ "cá".

Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

3. Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được (bán, cá, tươi ). Tiếng cười bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

4. Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một cửa hàng bán cá đề biển: "ở đây có bán cá tươi". Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ "Ở đây có bán cá tươi", đến "Ở đây có bán cá", rồi "Có bán cá". Còn một chữ "Cá" cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

2. Lời kể:

Cần chú ý thể hiện: giọng "nửa đùa nửa thật" của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất đi một phần tấm biển; cuối cùng cất nốt tấm biển lẽ ra nó có thể giúp cho công việc bán cá sẽ thuận lợi hơn.

3. Nếu cần treo một cái biển để quảng cáo bán hàng, nhà hàng nọ có thể chỉ cần trương lên hai chữ Bán cá là được. Hai chữ này vừa giới thiệu được hình thức kinh doanh lại vừa ngầm xác định luôn địa điểm, vùa đảm bảo tính hàm xúc cô đọng lại vừa tránh được những góp ý rườm rà của người khác. Cái biển cũ mà nhà hàng treo lên vốn nó đã không chặt chẽ, vì thế mà người chủ nhà hàng này mới gặp phải những rắc rối như đã biết. Cái biển Ở đây có bán cá tươi có nhiều yếu tố dư không cần thiết, bởi vậy những người đi đường mới tham gia góp ý. Song nếu tiếp thu những ý kiến đã nêu của những người đi đường để sửa vào cái biển nọ thì lại làm cho nó càng tối nghĩa hơn.

Từ câu chuyện này, có thể rút ra bài học, khi sử dụng từ ngữ cần suy nghĩ cho kĩ càng để có thể lựa chọn được cách diễn đạt tối ưu, tránh những phiền hà không mong muốn.

 

(1) Về truyện cười dân gian, tác giả Chu Xuân Diên cho rằng:

Truyện cười dân gian "còn gọi là truyện tiếu lâm (có nghĩa là rừng cười), là một trong những thể loại tự sự tiêu biểu cho dòng văn hài hước dân gian, bao hàm những loại truyện khác nhau về tính chất của đối tượng phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước. Ở truyện cười dân gian Việt Nam, đó là các loại truyện trào phúng. Trong loại truyện khôi hài, cái hài hước nằm trong những hiện tượng trái tự nhiên. Nhưng những hiện tượng trái tự nhiên này mang tính hài hước chỉ ở mức độ gây nên những phản ứng về mặt tư duy lô gích chứ chưa phải là những phản ứng về mặt đạo đức – xã hội... Trong loại truyện trào phúng, cái hài hước nằm trong những con người có những thói xấu đi ngược lại những quan điểm đạo đức – xã hội của nhân dân, như thói lười biéng, xu nịnh, hách dịch v.v... Truyện trào phúng do đó mang nhiều ý nghĩa xã hội và có giá trị thẩm mĩ tích cực hơn so với truyện khôi hài...

Truyện cười dân gian là một biểu hiện của tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo và tinh thần đấu tranh chống cái xấu của nhân dân lao động. Song trong truyện cười dân gian, cũng thấy biểu hiện cả tính không thuần nhất và những hạn chế về tư tưởng nghệ thuật của người nông dân thời xưa (Từ điển văn học, tập II, Sđd).

 

 

(Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).

- Người thứ ba bàn về hai chữ "có bán".

Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).

- Người cuối cùng bàn về chữ "cá".

Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

3. Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được (bán, cá, tươi ). Tiếng cười bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

4. Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một cửa hàng bán cá đề biển: "ở đây có bán cá tươi". Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ "Ở đây có bán cá tươi", đến "Ở đây có bán cá", rồi "Có bán cá". Còn một chữ "Cá" cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

2. Lời kể:

Cần chú ý thể hiện: giọng "nửa đùa nửa thật" của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất đi một phần tấm biển; cuối cùng cất nốt tấm biển lẽ ra nó có thể giúp cho công việc bán cá sẽ thuận lợi hơn.

3. Nếu cần treo một cái biển để quảng cáo bán hàng, nhà hàng nọ có thể chỉ cần trương lên hai chữ Bán cá là được. Hai chữ này vừa giới thiệu được hình thức kinh doanh lại vừa ngầm xác định luôn địa điểm, vùa đảm bảo tính hàm xúc cô đọng lại vừa tránh được những góp ý rườm rà của người khác. Cái biển cũ mà nhà hàng treo lên vốn nó đã không chặt chẽ, vì thế mà người chủ nhà hàng này mới gặp phải những rắc rối như đã biết. Cái biển Ở đây có bán cá tươi có nhiều yếu tố dư không cần thiết, bởi vậy những người đi đường mới tham gia góp ý. Song nếu tiếp thu những ý kiến đã nêu của những người đi đường để sửa vào cái biển nọ thì lại làm cho nó càng tối nghĩa hơn. 

Từ câu chuyện này, có thể rút ra bài học, khi sử dụng từ ngữ cần suy nghĩ cho kĩ càng để có thể lựa chọn được cách diễn đạt tối ưu, tránh những phiền hà không mong muốn.

 

 

5 tháng 11 2019

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Nội dung của tấm biển có 4 yếu tố:

- “Ở đây”: vị trí, địa điểm.

- “có bán”: hoạt động của cửa hàng.

- “cá”: loại mặt hàng được bán.

- “tươi”: chất lượng của mặt hàng.

Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có 4 người góp ý về cái biển, các ý kiến đều thiên về lối bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở khoa học.

- Ý kiến (1): bình phẩm chữ “tươi” – chữ nói lên chất lượng mặt hàng – điều mà khách hàng quan tâm.

- Ý kiến (2): bỏ chữ “ở đây” nghe có vẻ hợp lí nhưng nó tạo sự chú ý của khách.

- Ý kiến (3): bỏ chữ “có bán” – hai từ rất quan trọng thể hiện tính chất của kinh doanh là bán chứ không phải mua.

- Ý kiến (4): bỏ chữ “cá” – rất vô lí vì mặt hàng để bán là thứ quan trọng nhất trong quảng cáo để người mua biết.

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Các chi tiết gây cười: cắt bỏ dần dần đến khi tưởng không còn ai bắt bẻ, cuối cùng lại cất nốt tấm biển. Sự thiếu chính kiến của ông chủ cửa hàng, tốn công sức và thời gian.

- Cái cười bộc lộ rõ nhất khi cửa hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc của mình, mất chủ kiến.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện: Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác. Đưa ra bài học cho mỗi người.

13 tháng 4 2018

Đáp án:
- Đúng

- Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mĩ