Hướng dẫn soạn bài : "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?
Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác trong thời kì đổi mới của đất nước. Khi ấy xã hội đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển theo xu hướng hàng hóa nhiều thành phần và hàn gắn vết thương chiến tranh đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước có nhiều cái mới tốt đẹp văn minh hơn nhưng đồng thời vẫn có những mảng tối mà nhà nước không thể đi sâu hết được. Cho nên với ý thức của một người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không hổ danh là người mở đường tinh anh khi sáng tác thành công truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện ngắn ấy ngoài những hình tượng người đàn bà hay người nghệ sĩ Phùng thì chúng ta đặc biệt ấn tượng với hình tượng chiếc thuyền ngoài xa.
Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã là một ẩn ý nghệ thuật về hình tượng này. Chiếc thuyền ngoài xa theo nghĩa tả thực thì nó chính là không gian sinh sống của những cặp vợ chồng làng chài. Nó là những chiếc thuyền mưu sinh của con người đánh cá. Nói một cách khác đi thì đó chính là nhà của họ. Thế nhưng nếu như chỉ hiểu theo nghĩa tả thực kia thì chẳng có gì gọi là ẩn ý ở đây cả.
Chẳng là nghệ sĩ Phùng là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong một chuyến công tác chụp cảnh thuyền và biển cho bô lịch năm ấy nghệ sĩ Phùng đã đến vùng biển để chụp bức ảnh chiếc thuyền và biển trong buổi sớm tinh sương. Và đúng như mong muốn Phùng bắt gặp cảnh tượng chiếc thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương. Đó thực sự là một cảnh đắt trời cho. Có thể nói hình tượng chiếc thuyền này chính là một hình ảnh nghệ thuật. Một chiếc thuyền với mũi thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương sớm. Đây quả thật là một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ để lại. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh đen trắng, chiếc thuyền nhỏ kia mang màu đen in hình mình lên màu trắng là làn sương sớm của buổi sáng trên biển. Sự kết hợp sáng tối giữa hai hình ảnh, hai màu sắc khiến cho thi nhãn của ta như được đắm chìm, bị thu hút bởi sự hài hòa dịu mắt ấy. Những mắt lưới đánh cá cũng được xuất hiện, với cuộc sống thường nhật thì nó chỉ để bắt cá mà đến với nghệ thuật nó lại trở thành một hình ảnh thật đẹp. Hình ảnh những con người ngồi trên thuyền thì im phăng phắc. Cảnh đẹp đó khiến cho người nghệ sĩ như bót thắp tim lại vì sung sướng. Nó chỉ là một cảnh tượng đời thường thế khám phá nghệ thuật của nó lại trở nên đẹp đến vậy. Người nghệ sĩ nhận ra nghệ thuật chính là đạo đức.
Như vậy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại.
Đó là một nét của hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho chúng ta khám phá nghịch lý của cuộc đời qua hình tượng chiếc thuyền ấy.
Sau một bức tranh tuyệt mĩ ấy nơi có những con người chỉ ngòi im phăng phăc êm đềm hiền lành thế. Vậy mà khi chiếc thuyền ấy lại mang cả một sự thật ẩn dấu đằng sau. Đó là người chồng đánh người vợ của mình thậm tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng mỹ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia chỉ đẹp như thế.
Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện.
Có thể nói nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kế thừa quan niệm của nhà văn Nam cao “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn có cái mới lạ ở chỗ hình tượng chiếc thuyền kia quả thật là một nghê thuật đó chứ đâu có phải lừa dối đâu. Cái mà nhà văn muốn thể hiện đó chính là mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cái nhìn đa chiều vào sự vật hiện tượng. Ngay chính bản thân hiện tượng cũng có những nghịch lý mà ta phải nhìn nhận.
Minh Vượng
http://kenhvan.net/phan-tich-hinh-tuong-chiec-thuyen-ngoai-xa-cua-nguyen-minh-chau/
Không qua mặt nổi đâu
1. Là cái nhìn mang tính chất khám phá sự thật:
Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất dẹp. cái đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh mà người phóng viên thu được ẩn chứa một cuộc sống vật lộn với những luồng tư tưởng khác nhau mà không gì thỏa hiệp hay giải quyết một cách giải quyết được một dễ dàng.
Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người phụ nữ. Trong con người xấu xí, lầm lụi cam chịu ấy còn có một con người khác mà ta không hay biết. Chị có cái nhìn mà chỉ người trong cuộc mới thấy, cái nhìn đó gắn với thực tế: lo lắng cho số phận của đứa con cho cuộc lênh đênh trên biển.
Như vậy, sau chiến tranh trở về, quan tâm hơn đến đời sống cá nhân của con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố của cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Bởi vì sự việc, con người tôn trọng những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp.
3. Cái mới trong cách nhìn của Nguyễn Minh Châu:
Ông đã thu nhỏ ống kính quay của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình, một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra nhiều điều lớn lao, sâu sắc. Trong bức tranh nhỏ, chứa đựng tất cả các vấn đề xã hội. So sánh với Mảnh trăng cuối rừng - truyện ngắn viết trong thời kì đấu tranh chống Mĩ ở miền Bắc 1970, lúc này con người cuộc sống mang vẻ đẹp lí tưởng vì yêu cầu của thời đại. Nhà văn cần khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái cao cả với cái sâu xa, thấp hèn... Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là một con người suốt đời đi săn tìm cái đẹp, tìm cái “hạt ngọc” ẩn sâu trong tâm hồn con người đó là “mảnh trăng cuối rừng”, là “chiếc thuyền ở ngoài xa”, song đã có sự đổi thay trong cách nhìn về hiện thực vì cuộc sống và tâm thế sáng tạo.
4. Về nghệ thuật:
Sự sáng tạo tình huống để nhân vật va chạm với suy nghĩ của các nhân vật khác, cũng giống như Bức tranh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiếp tục sự khám phá cuộc sống ở cách nhìn đa diện, phức tạp về con người. Về những số phận, những cảnh đời.
Nguyễn Minh Châu –người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật,xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.
Để có một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý,trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu,người bạn chiến đấu năm xưa,giờ đang là chánh án huyện,Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Đã mấy buổi sáng mà anh vẫn chưa chụp được một bức ảnh nào.Sau một tuần lễ, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa: “một chiếc thuyền lưới vó… như là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữ có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng gười lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ Phùng chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần: “Trong giây phút bối rối, Phùng tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là sự phát hiện thú vị của người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo cái đẹp nghệ thuật.
Tác phẩm không dừng lại ở đó,người nghệ sĩ Phùng bàng hoàng khi phát hiện ra sự thật của cuộc sống bên trong bức ảnh tuyệt mĩ của “Chiếc thuyền ngoài xa”:Bước ra là một người đàn bà mệt mỏi,cam chịu và một lão đàn ông dữ dằn,ác độc,coi việc đánh vợ như là phương cách giải tỏa những uất ức khổ đau: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ,mặt đỏ gay,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng … lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà,lão vừa đánh vừa thờ hồng hộc,hai hàm răng nghiến ken két..”. Trong “chiếc thuyền ngoài xa”,một sự thật còn trớ trêu,cay đắng nữa:Cha con lão làng chài coi nhau như kẻ thù “Thằng bé chạy một mạch,sự giận dữ căng thẳng…lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông..liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực lão đàn ông”.Người nghệ sĩ Phùng như cay đắng nhận thấy những cái ngang trái,bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bổng hiện hình một sự thật cuộc sống sót xa.Tấm ảnh về chiếc thuyền thì rất đẹp,nhưng cuộc sống đích thực của gia đình dân chài trên chiếc thuyền ấy chẳng có gì là đẹp.Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” (Nam Cao).
Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để đem lại cuộc sống thanh bình,tốt đẹp.Nhưng hiện thực cuộc sống vẫn còn những góc khuất.Đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.Bề ngoài,đó là một người đàn bà nhẫn nhục,cam chịu,bị chồng thường xuyên hành hạ,đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”,nhưng người đàn bà vẫn kiên quyết gắn bó với lão đàn ông ấy: “Con lạy quý tòa..Quý tòa bắt tội con cũng được,phạt tù con cũng được,đừng bắt con bỏ nó”.Nguồn gốc của những nghịch lí đó là tình thương vô bờ đối với những đứa con “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,để cùng làm ăn nuôi nấng..phải sống cho con chứ không phải sống cho mình”.Phùng từng là người lính chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể nào giải phóng được số phận của người đàn bà bất hạnh. Qua câu chuyện của người đàn bà,Phùng càng thấm thía: không thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người.
Người đàn bà hàng chài không có tên ,một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác.Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,bao dung,giàu đức hi sinh.Người đàn bà ấy thật đáng chia sẻ cảm thông.Lão đàn ông trước kia là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” nay là một người chồng độc ác. Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ,vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ c cho chính những người thân của mình.Làm thế nào để đem lại cái phần thiện trong người đàn ông ấy?!Trong một gia đình như gia đình vợ chồng làng chài,những đứa trẻ như chị Phác, cậu bé Phác lớn lên và sẽ thành người như thế nào? Những người nghệ sĩ như Phùng,những nhà quản lí xã hội như Đẩu sẽ làm gì để cuộc sống bớt đi những mảnh đời như vậy?
Cốt truyện của tác phẩm rất sáng tạo và độc đáo.Những tình huống chứa đầy sự nghịch lí: Một trưởng phòng muốn có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế vẫn có hình ảnh con người , Một người nghệ sĩ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp thì chính trong đó lại chứa những cái xấu ác, Một người đàn bà bị chồng đánh dã man nhưng không bao giờ muốn từ bỏ lão.Những nghịch lí đó vẫn tồn tại trong cuộc đời như nói lên một triết lí sâu sắc: Cuộc sống không hề đơn giản mà phức tạp,không dễ gì khám phá.Người nghệ sĩ phải có cái nhìn nhiều chiều khi phản ánh hiện thực cuộc sống.
Người kể chuyện là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo.Lời kể trở nên khách quan,chân thật giàu sức thuyết phục.Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người:giọng lão đàn ông thô bỉ,lời người đàn bà xót xa cam chịu…Việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo đã góp phần khắc sâu hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:Mỗi người trong cõi đời,nhất là người nghệ sĩ,không thể đơn giản,sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Có thể khẳng định: Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ,dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như lời của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản,và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
I. MỞ BÀI
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Và quả thật ông đã đào sâu vào các tầng sâu lịch sử, phát hiện ra con người và cuộc sống với nhiều nghịch lí để đi đến một triết lí nào đó. Trong các tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu đã thể hiện điều này như một sở trường.
- Trong Bức tranh, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê và đến Chiếc thuyền ngoài xa ta vẫn bắt gặp nghịch lí trong cuộc sống mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra và lấy nó làm tâm điểm để xây dựng tác phẩm.
II. THÂN BÀI
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện về đời sống và con người trong nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt. Bao nghịch lí đời thường được mở ra: một người trưởng phòng thông minh muốn có tờ lịch "tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người; một nghệ sĩ săn được cảnh thuyền và biển thật đẹp thì chính từ cảnh đó lại xuất hiện những cái thật xấu một người đàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không bao giờ muốn từ kẻ bỏ độc ác ấy; những chiến sĩ nhiệt thành từng chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể làm thế nào để giải thoát cho một người đàn bà bất hạnh v.v.. Đây là những minh chứng sinh động cho cách nhìn đa diện của Nguyễn Minh Châu, như chính ông từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử".
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a) Phát hiện thứ nhất
Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, đã "phục kích" mấy buổi sáng để "chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp "trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: "... trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới... toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn". Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp, cái tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mơ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tận tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng nạn của cuộc đời.
b)Phát hiện thứ hai
Nếu phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mông thì phát hiện thứ hai lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã từng có "cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại", anh đã từng chiên nghiệm "bản thân cái đẹp chính là do đạo đức", vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện". Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền, biển mênh mông, không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô hạo. Nhưng anh chưa kịp công ra thì thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ sự bạo hành của cái ác. Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng", vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đối với những đứa con: "... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng đến dưới chục đứa... phải sống cho chứ không thể sống cho mình...". Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: "Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...", "trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ"; ”ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn..." Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ; không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
3. Cảm nghĩ của tác giả về các nhân vật trong chuyện
a) Người đàn bà hàng chài
Tuy không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả lập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi", người đàn bà ấy gợi ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh "không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy", bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên: "...Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài" - một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việl Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
b) Lão đàn ông độc ác
Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến "anh con trai cục tính nhưng hiền lành" xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: "lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích kỉ. chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông "mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ" vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Phải lảm sao để nâng cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
c) Chị em thằng Phác
Trong một gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục, đáng thương nhất là những đứa trẻ. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để trọn đạo làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lí. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ; chỉ vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố... Cô bé kúc ấy là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cáo cách một đứa con trai vùng biển: nó "lặng lẽ đưa má ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những nốt rỗ chằng chịt", nó "tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ của nó, nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
d) Người nghệ sĩ nhiếp ảnh
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu, chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức "kinh ngạc", anh "há mồm ra mà nhìn", rồi sau như một phản xạ tự nhiên, anh "vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới". Hành động ấy nói được nhiều điều. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
4. Nét nghệ thuật độc đáo
a) Cách tạo tình huống truyện
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tinh huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp "trời cho" của thuyền và biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền "thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lí, tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách nhìn người, phát hiện sự thật cuộc đời.
b) Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời thường của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: Giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo: những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình: những lời của Đẩu ở toà án huyện là giọng điệu của một naười tốt bụng, nhiệt thành,... Việcsử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện ngắn.
Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao
Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện
- Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa
- Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống
Ý nghĩa:
- Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều
+ Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật
+ Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người
- Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.
chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,đang hướng mặt vào bờ.”
b. Nghĩa biểu tượng:
- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời,là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài.Cuộc sống gia đình;đông con,khó kiếm ăn,cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn,thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn.Những cảnh tượng đó,những thân phận đó nếu nhìn từ xa,ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn.Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống,đơn độc của con người trong cuộc đời.Chính sự thiếu gần gũi,sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc.Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích,một chân lí của sự toàn diện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ,chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia,anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất.Anh nhận ra rằng,vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm,ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra.Xa và gần,bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn,cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời,là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài.Cuộc sống gia đình;đông con,khó kiếm ăn,cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn,thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn.Những cảnh tượng đó,những thân phận đó nếu nhìn từ xa,ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn.Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống,đơn độc của con người trong cuộc đời.Chính sự thiếu gần gũi,sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc.Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích,một chân lí của sự toàn diện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ,chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia,anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất.Anh nhận ra rằng,vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm,ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra.Xa và gần,bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn,cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Minh Châu sinh năm 1930, quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia bộ đội năm 1950, chiến đấu ở vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ rồi vào chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, đồng thời cũng là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ông là ngòi bút có khuynh hướng lãng mạn, sử thi. Ở thời kì sau, ngòi bút của ông chuyển sang đề tài thế sự, quan tâm tới đời sống của con người trong đời thường với những vấn đề về đạo đức, về triết lí nhân sinh. Tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970), tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) với hình tượng trung tâm là những người lính đang chiến đấu chống quân xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã khẳng định tài năng và tên tuổi Nguyễn Minh Châu trong văn học hiện đại. Ông cũng là nhà văn đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học với mối quan tâm đặc biệt tới phẩm giá, đạo đức, quan niệm sống của 1 con người trong đời thường. Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm như tiểu thuyết Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) và những truyện ngắn như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quế, Khách ở quê ra, Bức tranh. Năm 2000, Nguyễn Minh Châu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chi Minh về văn học và nghệ thuật.
Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông ở thời kì sau; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái.
Tác giả đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người lao động trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn và hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Những “hạt ngọc tâm hồn” không hiện ra trong lửa đạn chiến tranh, mà lẩn khuất giữa đời thường đầy sóng gió.
Nội dung trên có thể tóm tắt như sau:
Với Phùng, có thể coi đây là một chuyến đi có ý nghĩa phát hiện và thức tỉnh: chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì lại trần trụi và ở ngay trước mắt. Qua đó, chúng ta thấy chân lí cuộc đời có lúc, có nơi không phải là chân lí nghệ thuật. Điều đó thể hiện ở chi tiết mỗi khi Phùng nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của bức ảnh, anh đều cảm thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh.
I. MỞ BÀI
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Và quả thật ông đã đào sâu vào các tầng sâu lịch sử, phát hiện ra con người và cuộc sống với nhiều nghịch lí để đi đến một triết lí nào đó. Trong các tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu đã thể hiện điều này như một sở trường.
- Trong Bức tranh, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê và đến Chiếc thuyền ngoài xa ta vẫn bắt gặp nghịch lí trong cuộc sống mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra và lấy nó làm tâm điểm để xây dựng tác phẩm.
II. THÂN BÀI
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện về đời sống và con người trong nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt. Bao nghịch lí đời thường được mở ra: một người trưởng phòng thông minh muốn có tờ lịch "tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người; một nghệ sĩ săn được cảnh thuyền và biển thật đẹp thì chính từ cảnh đó lại xuất hiện những cái thật xấu một người đàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không bao giờ muốn từ kẻ bỏ độc ác ấy; những chiến sĩ nhiệt thành từng chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể làm thế nào để giải thoát cho một người đàn bà bất hạnh v.v.. Đây là những minh chứng sinh động cho cách nhìn đa diện của Nguyễn Minh Châu, như chính ông từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử".
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a) Phát hiện thứ nhất
Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, đã "phục kích" mấy buổi sáng để "chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp "trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: "... trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới... toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn". Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp, cái tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mơ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tận tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng nạn của cuộc đời.
b)Phát hiện thứ hai
Nếu phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mông thì phát hiện thứ hai lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã từng có "cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại", anh đã từng chiên nghiệm "bản thân cái đẹp chính là do đạo đức", vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện". Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền, biển mênh mông, không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô hạo. Nhưng anh chưa kịp công ra thì thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ sự bạo hành của cái ác. Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng", vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đối với những đứa con: "... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng đến dưới chục đứa... phải sống cho chứ không thể sống cho mình...". Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: "Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...", "trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ"; ”ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn..." Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ; không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
3. Cảm nghĩ của tác giả về các nhân vật trong chuyện
a) Người đàn bà hàng chài
Tuy không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả lập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi", người đàn bà ấy gợi ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh "không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy", bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên: "...Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài" - một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việl Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
b) Lão đàn ông độc ác
Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến "anh con trai cục tính nhưng hiền lành" xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: "lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích kỉ. chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông "mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ" vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Phải lảm sao để nâng cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
c) Chị em thằng Phác
Trong một gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục, đáng thương nhất là những đứa trẻ. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để trọn đạo làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lí. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ; chỉ vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố... Cô bé kúc ấy là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cáo cách một đứa con trai vùng biển: nó "lặng lẽ đưa má ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những nốt rỗ chằng chịt", nó "tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ của nó, nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
d) Người nghệ sĩ nhiếp ảnh
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu, chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức "kinh ngạc", anh "há mồm ra mà nhìn", rồi sau như một phản xạ tự nhiên, anh "vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới". Hành động ấy nói được nhiều điều. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
4. Nét nghệ thuật độc đáo
a) Cách tạo tình huống truyện
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tinh huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp "trời cho" của thuyền và biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền "thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lí, tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách nhìn người, phát hiện sự thật cuộc đời.
b) Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời thường của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: Giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo: những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình: những lời của Đẩu ở toà án huyện là giọng điệu của một naười tốt bụng, nhiệt thành,... Việcsử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện ngắn.
Nguyễn Minh Châu –người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật,xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.
Để có một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý,trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu,người bạn chiến đấu năm xưa,giờ đang là chánh án huyện,Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Đã mấy buổi sáng mà anh vẫn chưa chụp được một bức ảnh nào.Sau một tuần lễ, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa: “một chiếc thuyền lưới vó… như là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữ có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng gười lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ Phùng chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần: “Trong giây phút bối rối, Phùng tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là sự phát hiện thú vị của người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo cái đẹp nghệ thuật.
Tác phẩm không dừng lại ở đó,người nghệ sĩ Phùng bàng hoàng khi phát hiện ra sự thật của cuộc sống bên trong bức ảnh tuyệt mĩ của “Chiếc thuyền ngoài xa”:Bước ra là một người đàn bà mệt mỏi,cam chịu và một lão đàn ông dữ dằn,ác độc,coi việc đánh vợ như là phương cách giải tỏa những uất ức khổ đau: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ,mặt đỏ gay,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng … lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà,lão vừa đánh vừa thờ hồng hộc,hai hàm răng nghiến ken két..”. Trong “chiếc thuyền ngoài xa”,một sự thật còn trớ trêu,cay đắng nữa:Cha con lão làng chài coi nhau như kẻ thù “Thằng bé chạy một mạch,sự giận dữ căng thẳng…lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông..liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực lão đàn ông”.Người nghệ sĩ Phùng như cay đắng nhận thấy những cái ngang trái,bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bổng hiện hình một sự thật cuộc sống sót xa.Tấm ảnh về chiếc thuyền thì rất đẹp,nhưng cuộc sống đích thực của gia đình dân chài trên chiếc thuyền ấy chẳng có gì là đẹp.Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” (Nam Cao).
Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để đem lại cuộc sống thanh bình,tốt đẹp.Nhưng hiện thực cuộc sống vẫn còn những góc khuất.Đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.Bề ngoài,đó là một người đàn bà nhẫn nhục,cam chịu,bị chồng thường xuyên hành hạ,đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”,nhưng người đàn bà vẫn kiên quyết gắn bó với lão đàn ông ấy: “Con lạy quý tòa..Quý tòa bắt tội con cũng được,phạt tù con cũng được,đừng bắt con bỏ nó”.Nguồn gốc của những nghịch lí đó là tình thương vô bờ đối với những đứa con “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,để cùng làm ăn nuôi nấng..phải sống cho con chứ không phải sống cho mình”.Phùng từng là người lính chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể nào giải phóng được số phận của người đàn bà bất hạnh. Qua câu chuyện của người đàn bà,Phùng càng thấm thía: không thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người.
Người đàn bà hàng chài không có tên ,một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác.Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,bao dung,giàu đức hi sinh.Người đàn bà ấy thật đáng chia sẻ cảm thông.Lão đàn ông trước kia là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” nay là một người chồng độc ác. Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ,vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ c cho chính những người thân của mình.Làm thế nào để đem lại cái phần thiện trong người đàn ông ấy?!Trong một gia đình như gia đình vợ chồng làng chài,những đứa trẻ như chị Phác, cậu bé Phác lớn lên và sẽ thành người như thế nào? Những người nghệ sĩ như Phùng,những nhà quản lí xã hội như Đẩu sẽ làm gì để cuộc sống bớt đi những mảnh đời như vậy?
Cốt truyện của tác phẩm rất sáng tạo và độc đáo.Những tình huống chứa đầy sự nghịch lí: Một trưởng phòng muốn có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế vẫn có hình ảnh con người , Một người nghệ sĩ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp thì chính trong đó lại chứa những cái xấu ác, Một người đàn bà bị chồng đánh dã man nhưng không bao giờ muốn từ bỏ lão.Những nghịch lí đó vẫn tồn tại trong cuộc đời như nói lên một triết lí sâu sắc: Cuộc sống không hề đơn giản mà phức tạp,không dễ gì khám phá.Người nghệ sĩ phải có cái nhìn nhiều chiều khi phản ánh hiện thực cuộc sống.
Người kể chuyện là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo.Lời kể trở nên khách quan,chân thật giàu sức thuyết phục.Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người:giọng lão đàn ông thô bỉ,lời người đàn bà xót xa cam chịu…Việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo đã góp phần khắc sâu hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:Mỗi người trong cõi đời,nhất là người nghệ sĩ,không thể đơn giản,sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Có thể khẳng định: Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ,dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như lời của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản,và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
1. Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa vào buổi sáng sớm.
– Trước mặt là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào màu sương mùa trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do anh nắng mặt trời đem lại tất cả hiện lên hùng vĩ và nó như một khoảng trời lộng lẫy.
– Vào buổi sáng sớm những hình ảnh đó hiện lên thật mơ màng huyền ảo nó làm cho người ta có cảm giác yêu thiên nhiên hơn.
– Hình ảnh thơ mộng và huyền ảo đã làm cho tác giả phát hiện ra nhiều quy luật của tự nhiên nó làm vang vọng trong lòng người đọc.
– Hình ảnh về một đất nước anh hùng đã được thể hiện sâu rộng trong bài viết mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống của dân tộc và những hình ảnh đó gợi nhớ cho tác giả về cảnh đẹp quê hương.
– Khung cảnh đó tạo nên cảm giác mơ mộng và nó góp phần tạo nên những đặc trưng cơ bản cho bài viết và cũng góp phần tạo nên một phong cách đặc biệt trong sáng tác của tác giả.
2. Phát hiện thứ hai cả người nghệ sĩ về hình ảnh của gia đình đang bạo lực, tác giả đã có những thái độ sâu sắc:
– Đằng sau bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ đó lại xuất hiện một nghịch lý nó làm cho tác giả cảm thấy đau thương khi chứng kiến nghịch cảnh trên, tác giả phẫn nộ về hình ảnh người đàn bà hàng chài bị bạo lực.
– Những hình ảnh đó làm cho tác giả cảm thấy xót xa về một hiện thực nó làm cho tác giả càng cảm thấy yêu thương con người nhỏ bé đang bị hành hạ.
– Đằng sau vẻ đẹp tráng lệ lại là một bức tranh đẫm nước mắt nó thể hiện một sự đau đớn tới tột cùng của tác giả, càng đau đớn cho cái cảnh tượng đó, người đọc và người viết cùng hình dung về hình ảnh đó.
– Những hình ảnh trên gợi nhớ cho tác giả về một sự thật, một sự thật đau thương khi đằng sau những cái tráng lệ lại là một bức tranh gia đình họ bạo lực, do hoàn cảnh khó khăn, áp lực cuộc sống người đàn ông đã trở thành một kẻ bạo lực.
– Sự thật đó đã làm cho người nghệ sĩ này muốn viết lên những tâm sự và những hiện thực để tố cáo chúng.
3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?
– Người đàn bà này suốt đời vì chồng vì con, khi ra tới tòa án bà vẫn hết mực bảo vệ cho chồng và con của mình, một cuộc đời lam lũ bà đã phải chịu nhiều đau thương.
– Nhưng với tấm lòng cao cả bà đã hết lòng để bảo vệ cho con và chồng của mình, bị bạo hành và mang nỗi đau thể xác nhưng người đàn bà này không ghét bỏ chồng mình.
– Ngược lại bà hiểu và cảm thông, ít người có thể làm được những điều này nhưng chính người đàn bà này lại làm được những hy sinh mất mát của bà quá lớn.
– Bà làm tất cả mọi điều với mục đích duy nhất là muốn bảo vệ lấy hạnh phúc cho con và cho chồng, sự hy sinh tần tảo đó đáng được khen ngợi.
– Nếu như người nghệ sĩ chỉ nhìn về bề ngoài để đánh giá về người đàn bà là kẻ ngu muội không biết tố cáo người chồng vũ phu này nhưng đằng sau nó lại là cả một câu chuyện mang bề dày của ý nghĩa hy sinh.
– Hy sinh cả đời cho gia đình, bà không lo cho mình, lúc nào cũng nghĩ tới hạnh phúc của người khác.
– Bà hiện thân cho một người phụ nữ giàu đức hy sinh, nhưng hy sinh đó đã tạo nên những phong cách mới mẻ trong con người của bà.
4. Cảm nghĩ về các nhân vật:
– Nhân vật người đàn bà hàng chài là một người giàu đức hy sinh, cả cuộc đời lo cho chồng cho con.
– Lão độc ác do bản chất của hắn là một kẻ vũ phu, do áp lực cuộc sống hắn đã trở thành một con người bạo lực và hắn đang hành động để chút bỏ những áp lực trong cuộc sống của mình.
– Chị em thằng Phác là những đứa con cũng là nạn nhân của cuộc bạo hành gia đình này, bọn chúng cũng bị hành hạ.
– Nghệ sĩ Phùng là một nhiếp ảnh gia có nhiều trải nghiệm thực tế, và ông cũng góp phần là nổi bật lên một hình ảnh về một xã hội nghiệt ngã đau thương.
– Nghệ sĩ Phùng là một người đã làm nổi bật lên hai bức tranh đối diện nhau về hình ảnh thiên nhiên đẹp và bức tranh nghịch lý trong cuộc bạo hành gia đình.
5. Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu.
– Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu rất độc đáo đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp nó cũng làm gia tăng lên hình ảnh về một người đàn bà biết hy sinh cho gia đình.
– Nghệ thuật cốt truyện hấp dẫn và phát triển theo thời gian nó góp phần tạo nên cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh gia đình.
– Người nghệ sĩ ở đất là một người tạo nên cái mới mẻ trong cái nhìn sâu xa của nhân vật nó là một cách tạo nên những ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn.
6. Ngôn ngữ người kể chuyện.
– Ngôn ngữ mộc mạc hấp dẫn đã tạo nên một phong cách mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
– Ngôn ngữ đời thường nên có mối qua hệ gắn bó với con người, tạo nên những nhịp điệu hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc.
– Câu chuyện kể theo sự tiếp nối của thời gian qua đó tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Minh Châu ( 1980-1989) quê ở làng Thới, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944, ông học ở Trường Kỹ Nghệ Huế. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học trường Sỹ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ 1952-1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.Năm 1962, ông về Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí "Văn nghệ quân đội". Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm chính : " Cửa sông"- tiểu thuyết 1967, "Những vùng trời khác"- Tập truyện ngắn, 1970, "Dấu chân người lính"- Tiểu thuyết 1972. "Miền cháy"-1977," Lửa từ những ngôi nhà"- 1977.....
2. Tác phẩm
"Chiếc thuyền ngoài xa" in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị của đời thương, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
II. Trả lời câu hỏi
1. Để có một tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, phục kích mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Đôi mắt người nghệ sĩ phát hiện được một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm mãy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. Niềm vui sướng của nhân vật "tôi" là niềm hạnh phúc của một người nghệ sĩ đạt tới đỉnh cao của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận huyền diệu, tinh khôi của cái đẹp. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa chính là một điểm nhấn linh diệu mà bắt gặp được nó là tâm hồn con người đã chạm được vào nơi tận thiện, tận, mĩ. Hình ảnh nghệ thuật hài hòa, vẻ đẹp sống lãng mãn có khả năng tác động mạnh mẽ và thanh lọc tâm hồn con người
2. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Ánh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa những uất ức khổ đau. Từng là một người lính cầm súng chiến đấu, Phùng không thể chấp nhận, chịu đựng nổi cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con trai lão đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện bản chất người lính, không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những cái ngang trái , xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản khủng khiếp, ghê rợn. Phùng đã từng có cái khoảng khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã tưngh chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức, vậy mà hóa ra đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn diện mà anh vừa bắt gặp trên biển xa lại chặng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện". Sự thật cuộc sống làm người nghệ sĩ bất ngờ, day dứt và ám ảnh khôn cùng.
3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó như giúp những người như Phùng và Đẩu hiều được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập khốn khổ, nhưng vẫn nhất quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu ấy. Lời giãi bày của người mẹ đáng thương chất chứa những hi sinh, thương yêu vô bờ bến cho những đứa con của mình. . Sự cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà thương con này là một lựa chọn duy nhất. Vì thương con mà bà không thể tìm một lối thoát nào khác cho mình. Trong đau khổ triền miên, bà vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho mình. Câu chuyện người đàn bà càng khẳng định một cách nhìn của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người : không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng, cuộc sống.
4. Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi nhưng lại được tác giả tập trung thể hiện tính cách, số phận một cách sinh động,đặc sắc. Đó là một người đàn bà khoảng 40, thô kệch, mặt rỗ,lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, dấu vết in hằn của một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Thầm lặng chịu mọi đau đớn, hành hạ được bà coi là một việc tất yếu, đương nhiên, bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiêm sống ngoài xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên, đó chính là lòng nhân hậu, bao dung, đức hi sinh đẹp đẽ của người mẹ, khiến người đọc cảm thông và trân trọng.
Cuộc sống đói nghèo, quẩn quanh những lo toan, cực nhọc đã biến người con trai cục tính nhưng hiền lành năm xưa thành một người chồng vũ phu, độc ác. Cứ khi nào khổ quá, ông lại đánh vợ. Lão đàn ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Chị em thằng Phác chính là những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch gia đình mà bố chúng gây ra. Chị thăng Phác là một cô bé yếu ớt mà can đảm, phải vật lộn để tước con dao trong tay thằng em để tránh không cho nó làm một việc trái luân thường đạo lí. Cô bé tan nát, đau đớn khi chứng kiến những cảnh tượng bi kịch của gia đình. Hành động của cô bé là hành động đúng, cô là điểm tựa vững chắc cho người mẹ đáng thương và cản được việc làm dại dột của đứa em trai. Những ngây thơ, non dại của một thằng bé con khiến người ta nhói đau và cảm động bởi tình thương mẹ da diết, xót xa.
Phùng vốn là một chiến sĩ vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì công bằng. Tâm hòn người nghệ sĩ thật sự tinh tế, nhạy cảm khi xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh nhưng cũng vỡ òa khi phát hiện ra đằng sau đó là sự bạo hành, xấu xa. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại nằm rất gần. Nghệ thuật chân chính phải chính là cuộc đời đó mà tồn tại, mà lên tiếng. Bởi thế, người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp nhưng cũng phải là người nghệ sĩ biết thấu cảm những buồn vui, cay đắng đời.
5. Cách xây cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nừm chính ở cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tình huống Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ chính là một sự kiện có ý nghĩa bộc lỗ mọi mối quan hệ, bộc lỗ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách của con người. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt nghệ sĩ đầy rung động mê say trước cái đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai. Nhưng chính trong giây phút thăng hoa đó, tâm hồn nghệ sĩ lại va chạm rất mạnh vào sự thật ở đời. Tình huống được lặp lại lần hai, từ đó Phùng có cách nhìn đời khác hẳn. Tình huống truyện được tác giả đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
6. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện cũng hết sức phong phú, độc đáo. Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là hóa thân của tác giả. Lựa chọn người kể như vậy đã tạo ra một điểm tựa trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo góp phần khắc sâu thêm chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm