Hình tượng người anh hùng và tiêu chí “Nghĩa” trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn trích này nam ở hồi thứ 21 của Tam quốc diễn nghĩa. Nội dung kể về bữa rượu Tào Tháo đãi Lưu Bị trong thời gian ba anh em Lưu – Quan – Trương tạm thời nương náu trên đất Ngụy để chờ thời cơ ra đi mưu nghiệp lớn. Đề tài của hai người trong bữa rượu là bàn luận về anh hùng và mục đích của Tào Tháo là thăm dò và thử thách Lưu Bị. Hiểu rõ ý đồ đó nên Lưu Bị đã khôn khéo đánh lạc hướng, khiến Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa. Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu phần nào quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo và sự sáng suốt cùng tính cách khôn ngoan, thận trọng của Lưu Bị.
La Quán Trung đã vẽ chân dung nhân vật bằng những lời lẽ, cử chí tiêu biểu nhất, chọn lọc nhất, ở đoạn trích này, ta thấy Tào Tháo và Lưu Bị hoàn toàn tương phản về mặt tính cách nhưng đặt cạnh nhau thì tính cách của mỗi nhân vật lại càng thêm nổi bật.
Vị trí của đoạn trích này nằm sau đoạn kể về việc ba anh em Lưu – Quan – Trương phải tạm náu mình dưới trướng Tào Tháo. Lúc này, Tào Tháo đang ở thế rất mạnh, còn Lưu Bị, tuy cũng ấp ủ chí anh hùng tạo dựng sự nghiệp lớn lao nhưng thế lực còn quá yếu. Tình thế hiểm nghèo chẳng khác nào cá nằm trên thớt. Tào Tháo vốn đa nghi và gian hiểm. Nếu Lưu Bị sơ hở để lộ tung tích thì cầm chắc cái chết. Vì thế mà Lưu Bị hết sức cẩn thận: Huyền Đức bấy giờ sợ Tháo nghi mình có mưu đồ gì, bèn làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun xới, tưới tắm để làm cho Tháo khỏi ngờ. Thế nhưng chuyện ấy Tào Tháo cũng biết.
Việc Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu là hai dũng tướng thân cận của hắn đến mời tạo ra một tình huống bất ngờ và bất lợi cho Lưu Bị. Trong lúc Quan Vũ và Trương Phi đi vắng, không biết Tào Tháo mời mình đến dinh Thừa tướng để làm gì? Lưu Bị đã giật mình hỏi: Việc gì khẩn cấp thế, hai ông? Từ chối không đi hoặc nấn ná trì hoãn đều bất ổn, Lưu Bị buộc phải theo Hứa Chử, Trương Liêu đến yết kiến Tào Tháo.
Lưu Bị đến phủ Thừa tướng, Tào Tháo thay cho lời chào bằng câu: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ! khiến cho Lưu Bị sợ tái mặt. Rồi Tào Tháo dắt Lưu Bị ra sau vườn, nói tiếp: Huyền Đức học làm vườn, chắc không phải là một việc dễ dàng? Lúc bấy giờ, Lưu Bị mới vững dạ đáp một cách tự nhiên rằng: Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi.
Tháo vui vẻ kể lại chuyện ngày trước dụ quân sĩ trên đường đi đánh Trương Tú bằng việc nói dối là có rừng mơ trước mặt để cho họ vượt qua cơn khát cháy họng. Rồi hắn bắt sang chuyện là hiện đang có mơ xanh trên cây, lại có nồi rượu vừa mới nấu nên mời Lưu Bị đến tiểu đình uống rượu. Hắn kể lể dông dài như vậy là để tạo cho cuộc gặp gỡ một cái cớ tự nhiên và hợp lí, hòng xua đi thắc mắc trong lòng Lưu Bị Tào Tháo và Lưu Bị vốn hiểu rất rõ về nhau. Tào Tháo để ba anh em Lưu Bị ở gần mình là vì muốn khống chế và thu phục để sử dụng về sau.
Nguyên nhần dẫn đến chuyện luận anh hùng lại là cơn mưa to sắp kéo đến. Khi quân hầu bẩm là có vòi rồng lấy nước, Tào Tháo và Lưu Bị cùng ngắm xem. Nhân đà, Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa của rồng. Đây không phải là chuyện vô cớ mà sâu xa là một điều ám chí, một sự thăm dò.
Sự biến hóa của rồng là sự biến hóa của Lưu Bị hay của Tào Tháo? Tào Tháo vốn là một thi sĩ rất giỏi thơ văn nên khi ông ta nói về sự biến hóa của rồng thật hay và nhiều ngụ ý: Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.
Tào Tháo vốn đa mưu túc kế nên đã chủ động lái câu chuyện sang một hướng khác có vẻ tự nhiên nhưng thực ra là cố ý đưa Lưu Bị vào tình thế khó xử: Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe.
Lời lẽ ấy, giọng điệu ấy là lời lẽ, giọng điệu của kẻ đang nắm quyền chủ động, đang đắc ý gặp thời nên không khỏi huênh hoang, dương dương tự đắc. Đối lại, Huyền Đức vẫn một mực khiêm nhường: Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng… Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết.
Tào Tháo vẫn gặng: Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ? Đên đây thì Lưu Bị không thể thoái thác, đành đưa ra một vài người như: Viên Thuật ở Hoài Nam, binh lương nhiều, có thể cho là anh hùng được chăng ? Tháo gọi Viên Thuật một cách khinh bỉ là xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được. Lưu Bị nhắc đến Viên Thiệu (anh Viên Thuật) ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công… hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu… có thể cho là anh hùng được chăng ? Tháo lại phủ nhận: Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì quên mình, không thể gọi là anh hùng được. Lưu Bị tiếp tục đưa ra Lưu Cảnh Thăng, nổi tiếng trong tám kẻ tuấn kiệt đương thời, uy danh khắp cả chín châu, Tào Tháo cũng nhận xét đây là kẻ có hư danh nhưng không có thực tài, không phải là anh hùng. Rồi Tôn Sách với sức khỏe đứng đầu xứ Giang Đông cũng bị Tào Tháo cho là nhờ danh tiếng của bố, không phải anh hùng. Đến Lưu Chương, dòng họ nhà vua cũng bị Tào Tháo khinh bỉ gọi là con chó giữ nhà, sao gọi là anh hùng được? Cuối cùng là đến nhóm Trương Tú, Trương Lỗ và Hàn Toại mà Tào Tháo đã từng đích thân dẫn quân đi đánh thì Tháo vỗ tay cười to: Lũ tiểu nhân nhung nhúc ấy thì còn nói làm gì nữa ?
Qua cuộc đối thoại đó, ta thấy Lưu Bị rất khôn khéo vì ông chí nhắc đến cái sức mạnh trong quá khứ và hiện tại của mỗi nhân vật. Khi nói lên sự hiểu biết và quan niệm của mình về các anh hùng trong thiên hạ, Lưu Bị không hề nhắc đến Tào Tháo chắc vì nhiều lí do. Đó là sự khéo léo, khôn ngoan rất mực.
Trái lại, thái độ Tào Tháo rất cao ngạo, khinh bạc, coi thường tất cả, gọi thẳng họ tên, dùng ẩn dụ để chỉ ra sự bại vong tất yếu hoặc sự tầm thường của từng người mà Lưu Bị đã nêu lên. Tào Tháo lúc thì nói, lúc thì cười nói, điệu bộ kẻ cả và sử dụng toàn câu phủ định.
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong khi các nhân vật mà Lưu Bị nêu ra đang có hàng vạn binh giỏi, ngựa tốt, có nhiều tướng lĩnh xuất sắc và đang hùng cứ một phương. Thế nhưng Tào Tháo đã chí ra cái yếu, cái tầm thường cùng sự bại vong của họ. Tầm nhìn của Tào Tháo là tầm nhìn chiến lược sâu sắc. Khi cái thế chân vạc “Ngụy – Thục – Ngô” chưa hình thành mà Tào Tháo với mưu cao, chí lớn đã đưa ra những dự báo tài tình, điều đó cũng thể hiện cuộc đấu trí của Lưu Bị với Tào Tháo gay go đến nhường nào.
Lưu bị lấy rất nhiều dẫn chứng cốt để Tào Tháo chừa mình ra và bớt nghi ngờ, nhưng Tào Tháo vốn sáng suốt và sắc sảo, hắn không dễ gì buông tha Lưu Bị. Lúc Lưu Bị vờ làm ra vẻ thật thà: Ngoài những người ấy ra, Bị thực không còn biết ai nữa; thì Tào Tháo đột ngột nói thẳng quan điểm của mình không hề che đậy: Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia.
Bốn tiêu chí mà Tào Tháo nêu ra phải chăng là tự nói về mình? Nếu coi “nhân, trí, dũng” là phẩm chất của người anh hùng thì quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo chưa đầy đủ, nhưng sự thật là với thanh gươm yên ngựa giữa thời Tam quốc loạn lạc, con người này đã giành được chức Thừa tướng, dưới trướng có hàng trăm vạn hùng binh, hàng nghìn kiện tướng đang tung hoành bốn cõi thì đâu phải một người bình thường?!
Quan điểm trên cho thấy suy nghĩ của Tào Tháo đôi với người anh hùng là quá lớn, quá cao. Có thể hiểu anh hùng của Tào Tháo chính là những người ôm mộng bá vương, là Thiên Tử ở dưới Trời một bậc. Như vậy là Tào Tháo đã hé lộ bản chất và tham vọng ghê gớm của minh trước Lưu Bị.
Những tưởng Tào Tháo có ý ngầm khẳng định chỉ có một mình hắn xứng là anh hùng trong thiên hạ nên Lưu Bị đã bớt lo, chỉ hỏi thêm một câu đưa đẩy: Ai có thể xứng đáng được như thế ? Nào ngờ một tình huống đầy kịch tính bất ngờ xảy ra khi Tháo lấy tay trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình nói rằng: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chí có sứ quân và Tào Tháo mà thôi. Thật là bất ngờ cho Lưu Bị khi nghe Tào Tháo trả lời không hề úp mở. Câu nói của Tào Tháo còn ẩn chứa cả sự ngấm ngầm đe dọa của một kẻ có uy quyền và đầy tham vọng.
Lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của Tào Tháo khiến cho Huyền Đức nghe nới giật nảy mình, bất giác thìa, đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Song lòng yêu mến dành cho Huyền Đức đã khiến tác giả La Quán Trung sáng tạo ra một tiếng sấm rền vang đầy bất ngờ và đúng lúc để giúp Huyền Đức che giấu được cái giật mình nguy hiểm. Tháo nhìn thấy mỉa mai: Trượng phu mà cũng sợ sấm à ? Huyền Đức nhanh trí biện minh: Đức thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, sao tôi tại không sợ! Bằng câu nói có vẻ tự nhiên, nửa đùa nửa thật ấy, Huyền Đức đã che giấu được nguyên nhân thật sự của việc đánh rơi thìa đũa là do sợ hãi khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng.
Nét nổi bật nhất trong tính cách của Tào Tháo được thể hiện ở câu nói khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng. Đây cũng là thắt nút, là đỉnh điểm của mâu thuẫn và hành động che giấu cái giật mình một cách khéo léo của Huyền Đức là điểm mở nút. Tào Tháo đẩy mâu thuẫn lên cao trào với câu nói đầy khiêu khích; trái lại, Huyền Đức giải quyết mâu thuẫn bằng một hành động khiêm nhường của một người biết ẩn mình khi cần thiết.
Trong cuộc luận anh hùng mà thực chất là cuộc đấu trí giữa Tào Tháo và Lưu Bị, La Quán Trung đã khép lại câu chuyện một cách nhanh gọn và hóm hỉnh như hạ màn một vở kịch đặc sắc:
Huyền Đức đã che đậy được hết cả việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng.
Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa.
Lưu Bị vốn là một người bình tĩnh, khôn ngoan, song khi bị đặt vào tình huống quá hiểm nghèo và trước sức ép liên tục của Tào Tháo thì việc giữ được bình tĩnh hoàn toàn không dễ. Không phải ngẫu nhiên tác giả đã để cho Lưu Bị hai lần giật mình, hơn nữa còn giật mình mạnh đến nỗi bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất. Tuy nhiên, trước sau Lưu Bị vẫn làm chủ được tình thế, từ việc làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun xới tưới tắm, từ chỗ tái mặt đến trấn tĩnh, từ chỗ đánh rơi thìa, đũa đến ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa, đặc biệt là còn đủ tỉnh táo để dẫn một câu trong sách Luận ngữ của Khổng Tử để biện hộ cho việc đánh rơi thìa, đũa của mình.
Một trong những bút pháp quen thuộc mà các nhà văn cổ điển Trung Quốc thường sử dụng để làm nổi bật tính cách nhân vật là lấy nhân vật này để đối sánh với nhân vật khác. Lưu Bị không chỉ giữ kín ý đồ với Tào Tháo mà với cả hai người anh em kết nghĩa. Khi Quan Công, Trương Phi thắc mắc anh không Lưu tâm đến thiên hạ, Lưu Bị chí đáp một cách nhẹ nhàng, ngắn gọn: Hai em biết đâu ý anh!
Với Lưu Bị, bữa rượu bất ngờ ấy không phải là chỗ để tranh luận về quan niệm anh hùng vì trước mắt, Lưu Bị đang giấu mình thật kĩ để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Lưu Bị đã thực hiện thành công chủ trương ấy nên ông đã giành phần thắng. Đó là xét về phía Lưu Bị. Còn về phía Tào Tháo, vì sao ông ta lại thua trong cuộc đấu trí này?
Được Tào Tháo mời đến uống rượu và bàn luận về anh hùng, có nghĩa là Lưu Bị đã bị đặt vào tầm ngắm, vào thế rất dễ để lộ mình. Chi tiết đánh dấu điểm mở nút là việc Huyền Đức đã khôn khéo che đậy được hết việc giật mình đánh rơi thìa, đũa khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng. Chi tiết ấy cũng giải thích được vì sao Lưu Bị vốn đã khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan thì ở tình thế này, những nét tính cách đó càng được thể hiện một cách nổi bật. Mặt khác, có thể thấy tình thế trên cũng làm cho Tào Tháo vốn đã kiêu ngạo nay lại nảy sinh chủ quan, mất cảnh giác, dẫu bình thường ông ta nổi tiếng là kẻ đa nghi, cẩn trọng. Đây là điều kiện khách quan tạo thuận lợi cho Lưu bị có thể giành phần thắng.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, tác giả miêu tả thiên nhiên không nhiều, song những chỗ miêu tả thiên nhiên đều rất xuất sắc, có tác dụng lớn trong việc khắc họa bối cảnh cũng như tính cách nhân vật. Giữa tiệc rượu, câu chuyện luận anh hùng đã đến một cách tình cờ nhờ sự xuất hiện của cơn mưa và hiện tượng vòi rồng. Nút đã được thắt rất hợp lí và rồi cũng được mở một cách tự nhiên nhờ tiếng sấm rền vang.
Đoạn trích giống như một màn kịch ngắn có đủ các yếu tố như bối cảnh, nhân vật, lời thoại và kịch tích. Những chi tiết giàu kịch tính làm cho độc giả luôn rơi vào trạng thái bất ngờ và do đó luôn thấp thỏm, chờ đợi, hồi hộp xem kết cục ai thắng, ai bại: như việc Tào Tháo mời Lưu Bị đến ngay mà không nói rõ lí do, việc Tào Tháo nói Lưu Bị đang làm một việc lớn lao mà không nói rõ đó là việc gì, hiện tượng vòi rồng bỗng nhiên xuất hiện lúc hai người đang ăn uống vui vẻ, hiện tượng tiếng sấm rền vang đúng lúc Lưu Bị bị dồn vào tình thế nguy hiểm.
Lời thoại của nhân vật nào bộc lộ rõ tính cách của nhân vật ấy: Tào Tháo sắc sảo, gian hùng, từng trải, nhưng bộc lộ hết ra ngoài. Còn Lưu Bị thì thông minh, sáng suốt, bình tĩnh và từng trải không kém. Ông che giấu khéo đến mức làm cho Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa và sau đó ông vẫn tiếp tục âm thầm lo gây dựng sự nghiệp lớn lao. Lưu Bị chính là rồng đang ẩn trong mây vậy!
Qua đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, ta thấy nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí và xây dựng tính cách nhân vặt của tác giả La Quán Trung thật già dặn, điêu luyện, xứng đáng là bậc thầy trong văn xuôi Trung Quốc thời trung đại.
Trả lời câu hỏi
1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo
Lưu Bị có chí làm việc lớn nhưng khi thời cơ chưa đến đành phải nương nhờ Tào Tháo. Vốn là kẻ đa mưu túc chí nên Tào Tháo đã phần nào đoán được ý của Lưu Huyền Đức. Lưu Huyền Đức không phải không biết điều này, vì thế trong thời gian nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị hành sự vô cùng cẩn trọng, song có thể nhận thấy tâm trạng của Lưu Bị vẫn rất lo lắng, hoang mang. Khi bị Tào Tháo triệu tập bất ngờ, Huyền Đức "sợ tái mặt". Lúc ngồi uống rượu, Lưu Bị lại càng dè dặt. Cũng may ở tình huống cuối cùng ( khi đánh rơi thìa và đũa), Lưu Bị đã có được một cách ứng phó thông minh, tránh được nghi ngờ của Tào Tháo
Qua những biểu hiện trên đây, có thể nói, Lưu Bị là con người của sự đức độ, bao dung, của lòng kiên nhẫn và sự khôn ngoan.
2. Qua các đối xử với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng (những người mà Lưu Bị đề xuất), có thể đánh giá về tính cách của Tào Tháo như sau :
- Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo đã chứng tỏ rất rõ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình. Không những một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ, Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị. Qua cách ứng xử của Tào Tháo cho ta thấy , Tháo là một kẻ gian hùng ( đa nghi, nham hiểm và tàn bạo). Song cũng phải nhận thấy rằng, Tào Tháo rất thông minh, cơ trí và ngoan cường. Dường như càng thông minh bao nhiêu, Tào Tháo càng đa nghi bấy nhiêu; càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểu bấy nhiêu; càng ngoan cường bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu. Tính cách của Tào Tháo là sự hợp bởi cái uy hùng và cái gian hùng
3. Sự khác nhau giữa tính cách Lưu Bị và Tào Tháo
Trong truyện cũng như trong quan niệm đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được xem là người giàu đức độ. Trong đoạn trích, Lưu Bị giống như một tấm gương soi để soi rõ lòng nham hiểm của Tào Tháo. Trái với sự nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa mà đối đãi với người. Nhờ thế mà Bị mới được lòng dân chúng khắp nơi. Ngược lại, như trên đã nói, Tào Tháo là một kẻ gian hùng, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn. Sự khác nhau cơ bản trong tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo nằm ở chữ Đức. Tào Tháo làm mọi việc, kể cả những việc tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, trong khi đó, Lưu Bị, thậm chí có thể hi sinh lợi ích riêng tư vì niềm vui của thiên hạ.
4. Nhận xét về cách kể chuyện trong đoạn trích
La Quán Trung có cách dẫn chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. Lựa chọn điển hình của người kể chuyện toàn tri (người kể biết trước hết mọi sự việc), tác giả đã tạo ra một trò chơi trốn tìm đầy bất ngờ và giàu kịch tính giữa một ngiwowfi quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Người trốn tinh và khéo, người tìm sắc sảo, cơ trí.
Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí xếp thành hai phía trắng đen đối lập rất điển hình và mẫu mực
Tác giả La Quán Trung
1. Tiểu sử
- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.
- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.
- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
b. Tác phẩm chính
- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…
→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh.
Dàn ý
1. Mở bài
- Lời chào và giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung.
2. Thân bài
- Sử dụng ngôn ngữ liên kết để chuyển sang phần thân bài trong bài nói.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Giới thiệu lần lượt về tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Chú ý đặt các nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể để làm nổi bật cách xây dựng nhân vật của tác giả.
- Đưa ra sự so sánh giữa hai nhân vật
3. Kết bài
- Nêu lên suy nghĩ của bản thân về nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi và Quan Công của tác giả.
- Gửi lời cảm ơn tới người nghe.
Bài làm
Trương Phi và Quan Công là hai trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng, về đức độ của hai nhân vật này, ở bài thơ Tức cảnh, Hồ Chí Minh đã ngợi ca: Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng - Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm (Cành lá khéo in hỉnh Dực Đức - vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công). Nhưng tính cách của họ thế nào? Đoạn trích Hồi trống cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai nhân vật này.
Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu: “Chém Sái Dương anh em hoà giải; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.
Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…”. Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”. Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng.
Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và “rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường” khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.
Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.
Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh.
Chỉ với một đoạn trích Hồi trống cổ thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
La Quán Trung ( 1330-1400), tên thật là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Bản tính cô độc, lẻ loi, thường thích một mình ngao du đây đó. Khi nhà Minh được thành lập, ông chuyên tâm sưu tầm và biên soạn dã sử. Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho sự hình thành và phát triển của trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh ở Trung Hoa
Tác phẩm chính : Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,..........
2. Tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, ra đời vào thời Minh ( 1368-1644), gồm 120 hồi, kể về cục diện " cát cứ phân tranh" trong thời gian gần 100 năm của nước Trung Quốc thời Tam quốc - với ba tập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô ( thế kỷ II và III). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, các sự kiện được trần thuật theo trình tự thời gian, tính cách các nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.
Đoạn trích Hồi trổng Cổ thành thuốc hồi 28, kể lại sự kiện anh em Quan Công, Trương Phu hội ngộ. La Quán Trung thể hiện nổi bật tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ca ngợi tình nghĩa "Vườn đào" cao đẹp của anh em Lưu Bị, Văn Trường, Trương Phi
II. Trả lời câu hỏi
1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan công?
Trương Phi là người cương trực, tính tình nóng nảy ( Dân gian có câu: “Nóng như Trương Phi”). Đang lúc giận, câu nói của Quan Vũ: "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?" khiến Trương Phi bừng bừng nổi giận. Quan Vũ muốn nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào để Trương Phi bớt giận, không ngờ điều đó như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm Trương Phi phẫn nộ bởi vì trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, đã phản bội còn rêu rao "nghĩa vườn đào" là hoàn toàn không xứng, là đáng phỉ nhổ, đáng giết.
Trương Phi, với tính cách một võ tướng dũng mãnh, một đấng trượng phu, luôn là người cương trực, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương là người trọng nghĩa khí, quí tình anh em. Cho nên, hành động tấn công người anh em kết nghĩa vườn đào chẳng phải chỉ do hiểu nhầm đơn thuần, cũng không chỉ biểu hiện cá tính nóng nảy, mà còn bộc lộ một phẩm chất rất đáng quí của Trương Phi: đó là phẩm chất của đấng trượng phu, quân tử, hào hiệp, coi tình nghĩa là trên hết, căm ghét tận xương tuỷ thứ hạng người bất nghĩa, bất trung...
2. Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là "Hồi trống Cổ thành”?
Trong nguyên tác, hồi 28 có tiêu đề:
“Chém Sái Dương, anh em hoà giải Hồi Cổ thành, tôi chúa đoàn viên”.
Chữ "hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hồi trống cũng không phải chỉ có thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau..., tất cả những tâm trạng ấy như đã được dồn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống Cổ Thành. Cho nên, ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng gầm thét vì giận dữ của Trương Phi. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng thượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào. Chính vì vậy, đặt tên cho đoạn trích là Hồi trống Cổ thành là rất phù hợp với nội dung đoạn trích.
3. Có ý kiến cho rằng "nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Trương Phi có tính cách nóng nảy. Sự nóng nảy ấy, ngoài ý nghĩa cá tính riêng, còn có nhiều ý nghĩa khái quát khác:
- Mạnh mẽ, quyết liệt... (Tính cách một võ tướng).
- Cương trực, đường hoàng, hồn nhiên, trung thực... (Tính cách của một đấng trượng phu).
- Giàu tình cảm, trọng nghĩa khí...(Trượng phu)...
Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.
Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).
4. Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, rơi vào cuộc đoàn viên tầm thường, trong đó tính cách của các bậc anh hùng không được bộc lộ, tình nghĩa huynh đệ thuỷ chung, cao đẹp không được ngợi ca..
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Bài làm tham khảo
Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 4. Ngay sau khi nhận được đề bài từ cô giáo nhóm mình đã cũng nhau trao đổi, thảo luận. Và hôm nay chúng mình xin phép trình bày bài thuyết trình: Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
Như các bạn đã biết chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
Trên đây là bài trình bày của nhóm mình cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ mọi người.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Bạn kham khảo cái này nha !
Trong Hồi trống cổ Thành, bằng hai cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và sắc thái tính cách của từng người, hai nhân vật đã cùng chứng minh chữ “nghĩa” của người anh hùng như những vẻ đẹp lí tưởng được con người muôn đời yêu chuộng
1. Tam quốc diễn nghĩa lấy trục tường thuật chính là cuộc đấu tranh quân sự giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Nếu những sự kiện làm nên bộ khung vững chắc, hài hòa cho trục tường thuật thì hình tượng hàng nghìn nhân vật anh hùng là da thịt, là sức sống linh hoạt của trục tường thuật đó. Trong tiểu thuyết, họ được xây dựng thành những con người tượng trưng cho một hay nhiều vẻ đẹp lí tưởng theo quan niệm của tác giả.
Ta biết rằng tài liệu viết nên tiểu thuyết được La Quán Trung tập hợp từ nguồn sử liệu, nguồn truyền thuyết, dân gian và nguồn kịch. Ta cũng biết một truyền thống của văn học Trung Quốc là sự tác động qua lại phức tạp giữa văn học thành văn và văn học truyền miệng. Trong tư tưởng về người anh hùng của La Quán Trung có thể thấy sự tổng hợp nhiều quan niệm khác nhau, từ quan niệm của nhà viết sứ chính thông đến quan niệm của người kế chuyện dân gian (gọi là “thuyết thoại nhân”). Nói về ảnh hưởng tôn giáo thì có thể thấy sự đan xen phức tạp cả Nho, Phật và Đạo theo quy luật chung của thể loại: “bước chuyển từ bình thoại sang tiểu thuyết chứa đựng những thay đổi sâu sắc về hệ thống tư tưởng, những quan niệm chủ yếu theo Phật giáo của bình thoại đều bị thay thế bởi quan điểm Nho giáo công khai của tác giả tiểu thuyết, nhưng lại chịu ảnh hưởng Đại giáo”. Mặc dù vậy, trên cơ bản tư tưởng về người anh hùng của Tam quốc diễn nghĩa là sự phản ánh trung thành tư tưởng và khát vọng của nhân dân.
2. Trong quá trình xây dựng nhân vật anh hùng, ta có thể nói đến tiêu chí nghĩa khí với hai khía cạnh trung nghĩa và tín nghĩa. Trung nghĩa thể hiện quan hệ dọc, nghĩa với bề trên, trung với nhà Hán. Tín nghĩa thể hiện quan hệ ngang, nghĩa với anh em, tín với bạn bè. Tuy nhiêu, thực chất, cái quyết định lòng yêu ghét của tác giả cũng như độc giả đối với các hình tượng nhân vật anh hùng chưa hẳn là chữ nghĩa như trên đã nói. Thái độ “ủng Lưu phản Tào” xuyên suốt trong tác phẩm không chỉ vì “đế thục khẩu Ngụy” 'Thục là vua, Ngụy là giặc) mà còn vì “một nhân tố quan trọng nói lên cái đẹp của cá tính nhân vật là bộ mặt đạo đức”. Trong suốt tác phẩm, rất nhiều lần tác giả đề cập đến dòng dõi chính thống của Lưu Bị cũng như tấm lòng trung nghĩa tận tụy của Lưu Bị đối với cơ nghiệp của nhà Hán đặt trong sự đối lập gay gắt với sự phản nghịch của “tên giặc nhà Hán” Tào Tháo. Song cũng không ít lần, tác giả lên tiếng công kích những nhân vật thuộc dòng dõi chính thống mà hèn nhát, vô dụng bất tài hay hết lời ca ngợi những vị lãnh đạo không thuộc dòng dõi chính thống - nhân vật Tôn Quyền là một ví dụ sinh động. Thái độ “ủng Lưu” của tác giả là một nhân tố quan trọng bộc lộ quan điểm về người anh hùng. Thái độ này thể hiện ở hai khía cạnh chính:
Thứ nhất, La Quán Trung tập trung mọi phẩm chất lí tưởng của một vị minh, quân theo quan niệm của nhân dân vào vị anh hùng cầm phe Thục, trong đó nổi bật nhất là chữ “Nhân”. Đáng chú ý là dường như mỗi lần nói Luu Bị “nhân” là một lần tác giả trực tiếp hay gián tiếp so ánh với Tào Tháo “bất nhân” và ngược lại. La Quán Trung cũng đã để cho chính nhân vật Lưu Bị phát biểu điều này: “Tháo dĩ cấp, ngô dĩ khoan; Tháo dĩ bạo, ngô dĩ nhân; Tháo dĩ nguyệt, ngô dĩ trung". (Tháo nhanh, ta thong thả, Tháo dùng bạo lực, ta dùng nhàn nghĩa, Tháo dùng âm mưu xảo trá, ta lấy lòng trung thành đối đãi). Vấn đề tác giả đặt ra ở đây không phải là hình ảnh một ông vua thuộc dòng chính thống mà là hình ảnh một ông vua lí tưởng trong quan niệm và khát vọng cùa nhân dàn. Đó là một ông vua lấy “nhân” làm lẽ sống, lấy sự yên ổn, hạnh phúc của dân chúng làm mục đích hàng đầu.
Thứ hai, mọi tập đoàn trong Tam quốc diễn nghĩa đều là nơi quy tự của những anh hùng trong thiên hạ. Song tập đoàn Lưu Thục không chỉ là nơi tập trung rất nhiều người anh hùng mà quan trọng hơn là nơi tinh thần trung nghĩa tín nghĩa giữa những người anh hùng được hết sức trân trọng. Điển hình của tinh thần này là câu chuyện kết nghĩa vườn dào của ba anh em Lưu - Quan - Trương. Không phải là quan hệ vua tôi bình thường như quan hệ giữa Tào Tháo, Tôn Quyền với thuộc hạ, quan hệ giữa họ là vua tôi nhưng tình nghĩa là anh em. Mốì liên kết nhờ kết nghĩa giữa những con người này thậm chí còn khăng khít hơn cả môi liên kết ruột thịt. Thực chất đó là quan hệ vua tôi lí tưởng trong con mắt nhân dân.
Tuy nhiên, mặt khác cũng phải khẳng định rằng việc đứng về phía Lưu Thục hay phía đối lập hoàn toàn không phải là yếu tố có ý nghĩa quyết định một nhân vật có phải là anh hùng hay không. Chu Du vẫn là một nhân vật anh hùng rất vẹn toàn cho dù Chu Du thuộc phe Tôn Quyền và luôn luôn là kẻ đối lập trưc tiếp hay ngấm ngầm với phe Lưu Thục. Ngoài ra, không chi một lần ta bắt gặp tình huống sau: một viên tướng (thuộc bất kì phe nào) bại trận và rơi vào tay phe đối địch. Trước mắt họ có hai con đường: chống lại và sẵn sàng chịu chết hay hàng phục và chờ đợi được hậu đãi. Và trong hầu hết mọi trường hợp, kẻ kiên quyết khóng thờ hai chủ, kẻ “vươn- cổ chịu chém luôn được ca ngợi là “có nghĩa”, được chính kẻ thù, sau khi hành xử, lại hậu táng với lòng thương tiếc. Như vậy, người anh hùng có “nghĩa”, có “nhân" theo quan điểm đương thời luôn được ca ngợi, cho dù họ thuộc về phe nào.
Nói tác giả căn cứ vào “nghĩa” để xác định tiêu chí “anh hùng” của nhân vật có thể đúng nhưng chưa đủ. Có thể thấy rõ điều này qua cách La Quán Trung nhìn nhận và mô tả nhân vật Tào Tháo. Tào Tháo trong tác phẩm là một nhân vật phản diện điển hình, là nơi tập trung những nét tính cách tàn bạo, đa nghi, xảo quyệt. Nhưng bên cạnh đó La Quán Trung cũng mô tả Tào Tháo với không ít những phẩm chất của người anh hùng, người lãnh đạo như đa mưu túc trí, thức thời, nhất là giỏi nhìn người và dùng người. Trong hàng nghìn nhân vật anh hùng của tiểu thuyết., chỉ có Khổng Minh mới sánh được với Tháo về điểm này. Tào Tháo đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một “năng thần đời trị” và “gian thần đời loạn”, đúng như lời tiên đoán báo đầu cuốn sách. La Quán Trung, trước khi viết tiểu thuyết, hẳn nắm rất rõ biên niên sử chính thống cũng như sự cải biến của các thoại bản, ông hẳn cũng đã cân nhắc về sự hài hòa giữa chân lí lịch sử và chận lí nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Do vậy, ông một mặt xây dựng Tào Tháo như một điển hình của tính cách bất nhân phi nghĩa, mặt khác vẫn thừa nhận tài năng hiếm có của Tào Tháo trên nhiều lĩnh vực; một mặt cực tả cái “gian” của Tháo khiến người ta phải căm ghét, đồng thời vẫn làm rõ cái 'hùng” cùa Tháo khiến nghệ thuật không thể không nể phục. Ta biết rằng trong thực tế lịch sử, Tào Tháo không đến nỗi “tệ” như nhân vật Tào Tháo trong tác phẩm. Như vậy, am hiểu về lịch sử, La Quán Trung hoàn toàn có thể xây dựng nhân vật Tào Tháo với những nét tính cách theo sát, thực tế lịch sử, như một anh hùng cùa thời đại. Nhưng La Quán Trung không làm như vậy, ông đả tập trung mọi nét tính cách xấu xa vào Tào Tháo, khiến Tháo trở thành một. điển hình phản diện trong tác phẩm. Rõ ràng điều đó là một phần ý đồ nghệ thuật của ông. Nhưng một khi đã đặt vấn đề như vậy thì chúng ta cũng có thể nêu câu hỏi ngược lại: tại sao La Quán Trung không tước bỏ hẳn phần ‘hùng” trong nhân vật Tào Tháo để khắc họa “trọn vẹn’’ một tính cách “tuyệt gian”? Tại sao ông không để cho người đọc có thể ghét Tháo theo cái cách người ta ghét Đổng Trác chẳng hạn, mà vẫn khiên người ta phải vừa ghét vừa nể phục? Điều này thế hiện cách nhìn nhận nhân vật vừa khách quan vừa tinh tế của La Quán Trung. Chính cách nhìn nhận trên đã khiến ông hết sức thành công trong nghệ thuật xây dựng Tào Tháo thành một. nhân vật “gian hùng” điển hình. “Gian hùng” ở đây không có nghĩa lả phép cộng giản đơn giữa tính cách “gian” và tính cách “hùng”, mà nghĩa là trong “gian” có “hùng” và ngược lại, nói cách khác đó là cái '“gian” cùa một người vốn có chất “hùng” và cái “hùng” của một người vốn có chất “gian’’! Do vậy, Tào Tháo đã được đánh giá là một “nhân vật điển hình”. Có đặt vấn đổ trên vào tình hình văn học đương thời, khi mà các nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết đều là nhân vật loại hình với tính cách nhất phiên một chiểu, ta mới đánh giá đúng tài năng của La Quán Trung.
3. “Hồi trống cổ Thành” được giảng dạy trong chương trình Văn học 10 (tập hai) chỉ là một trích đoạn ngắn chưa đầy vài ba trang giấy trong toàn bộ tác phẩm trường thiên Tam quốc diễn nghĩa. Tuy nhiên, với nhiệt tình ca ngợi người anh hùng và tài năng tổ chức nghệ thuật đạt đến trình độ xảo diệu, La Quán Trung đã thể hiện được cái “nghĩa” của người anh hùng với tất cả vẻ đẹp ngời sáng cũng như diện mạo phong phú của nó. Trích đoạn này rút ra từ hồi 28 với tên gọi “Chém Sái Dương anh em hoài giải. Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên” (chữ “hồi” ở đây có nghĩa là “quay trở về”, khác với chữ “hồi” trong “Hồi trống Cổ Thành). Chính tình huống xung đột do hiếu lầm và sự minh oan bằng hành động cúa các vị anh hùng đã tạo nên hoàn cảnh thật đặc biệt, để những phẩm chất trung nghĩa tín nghĩa có dịp bộc lộ.
Quan Công và Trương Phi là hai nhân vật được xây dựng như những hình tượng tiêu biểu của người anh hùng xuyên suốt tiểu thuyết. Tuy nhiên, riêng ở trích đoạn này, những phẩm chất anh hùng của họ được đặt trong mối quan hệ với nhau, soi sáng lẫn nhau. Nếu như Trương Phi vốn nổi tiếng là người anh hùng trượng nghĩa một cách thẳng thắn, cương trực, trong sáng đến tận độ thì ở trích đoạn này, những đặc điểm nói trên phải đối diện với một tình huống thật khó xử: gặp lại người anh kết nghĩa vườn đào Quan Công đưa hai phu nhân của người anh cả đồng thời cũng là chủ nhân Lưu Bị trở về, nhưng oái ăm thay, người anh đó đã “bỏ anh, hàng Tào Tháo”, “thờ hai chủ” (theo cách nghĩ của Trương Phi). Với Trương Phi, Quan Công đã bước qua làn ranh giới không thể lẫn lộn giữa “nghĩa” và “bội nghĩa’, “nghĩa” và “phụ nghĩa”, đã biến từ người anh kết nghĩa và người bại cùng chí hướng thành kẻ thù không đội trời chung. Do vậy, trong trích đoạn này, chữ “nghĩa” của Trương Phi được thể hiện ngời sáng nhất chính ở những hành động như “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, hay lời nói “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”. Tuy nhiên, cũng nhờ tấm lòng trung tính ngay thẳng sáng trong đó đã khiến tác giả có thể mô tả Trương Phi không mội chút khiên cưỡng thay đổi hoàn toàn thái độ khi Quan Công đã chém được Sái Dương lúc chưa dứt một hồi trống, khi đã nghe tên lính cầm cờ hiệu của Sái Dương và cả lúc chưa dứt một hồi trống, khi đã nghe tên lính cầm cờ hiệu của Sái Dương và cả Cam phu nhân, Mi phu nhân kể về cuộc sống của Quan Công khi ở bên Tào, không có chút mâu thuẫn nào giữa một Trương Phi hăm hở cầm xà mâu đâm Quan Công ở đầu trích đoạn và một Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường” ở cuối trích đoạn. Còn Quan Công vốn đã được mệnh danh là nhân vật “tuyệt nghĩa” (bên cạnh Lưu Bị “tuyệt nhân”, Khổng Minh “tuyệt trí”). Song đến trích đoạn này, chữ “nghĩa" của Quan Công phải đối mặt với một thử thách oái ăm khi đứng trước người anh hùng không phải là những cám dỗ tiền tài, rượu ngon, gái đẹp, ngựa hay... như khi còn ở trong cảnh “thân tại Tào doanh tâm tại Hán” để Quan Công có thế chối từ, cũng không phải năm cửa ải hiểm trở của quân thù để Quan Công có thể “qua năm cửa ải chém sáu tướng Tào”. Quan Công mừng rỡ chạy lại, Trương Phi cầm xà mâu xông tới mắng Quan Công là kẻ “bội nghĩa”. Quan Công phân trần, Trương Phi gọi Quan Công là kẻ nói dối. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi cuộc gặp gỡ với Trương Phi là “cửa ải thứ sáu” mà Quan Công phải vượt, qua để chứng tỏ tấm lòng trung nghĩa tín nghĩa vẹn toàn. Quan Công đã làm điều đó đúng như người anh hùng đích thực phải làm: chém đầu tướng Tào Sái Dương khi hồi trống thách thức thứ nhất còn chưa dứt. Đây cũng là một điều rất dễ dàng nhận thấy: tuân thủ bút pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết cổ điển, các nhân vật anh hùng chủ yếu sử dụng hành động để thể hiện tính cách - ở đây là tấm lòng trung nghĩa tín nghĩa của mình.
Như vậy, trong Hồi trống cổ Thành, bằng hai cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và sắc thái tính cách của từng người, hai nhân vật đã cùng chứng minh chữ “nghĩa” của người anh hùng như những vẻ đẹp lí tưởng được con người muôn đời yêu chuộng.
1. Tam quốc diễn nghĩa lấy trục tường thuật chính là cuộc đấu tranh quân sự giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Nếu những sự kiện làm nên bộ khung vững chắc, hài hòa cho trục tường thuật thì hình tượng hàng nghìn nhân vật anh hùng là da thịt, là sức sống linh hoạt của trục tường thuật đó. Trong tiểu thuyết, họ được xây dựng thành những con người tượng trưng cho một hay nhiều vẻ đẹp lí tưởng theo quan niệm của tác giả. Ta biết rằng tài liệu viết nên tiểu thuyết được La Quán Trung tập hợp từ nguồn sử liệu, nguồn truyền thuyết, dân gian và nguồn kịch. Ta cũng biết một truyền thống của văn học Trung Quốc là sự tác động qua lại phức tạp giữa văn học thành văn và văn học truyền miệng. Trong tư tưởng về người anh hùng của La Quán Trung có thể thấy sự tổng hợp nhiều quan niệm khác nhau, từ quan niệm của nhà viết sứ chính thông đến quan niệm của người kế chuyện dân gian (gọi là “thuyết thoại nhân”). Nói về ảnh hưởng tôn giáo thì có thể thấy sự đan xen phức tạp cả Nho, Phật và Đạo theo quy luật chung của thể loại: “bước chuyển từ bình thoại sang tiểu thuyết chứa đựng những thay đổi sâu sắc về hệ thống tư tưởng, những quanniệm chủ yếu theo Phật giáo của bình thoại đều bị thay thế bởi quan điểm Nho giáo công khai của tác giả tiểu thuyết, nhưng lại chịu ảnh hưởng Đại giáo”. Mặc dù vậy, trên cơ bản tư tưởng về người anh hùng củaTam quốc diễn nghĩa là sự phản ánh trung thành tư tưởng và khát vọng của nhân dân. 2. Trong quá trình xây dựng nhân vật anh hùng, ta có thể nói đến tiêu chí nghĩa khí với hai khía cạnh trung nghĩa và tín nghĩa. Trung nghĩa thể hiện quan hệ dọc, nghĩa với bề trên, trung với nhà Hán. Tín nghĩa thể hiện quan hệ ngang, nghĩa với anh em, tín với bạn bè. Tuy nhiêu, thực chất, cái quyết định lòng yêu ghét của tác giả cũng như độc giả đối với các hình tượng nhân vật anh hùng chưa hẳn là chữ nghĩa như trên đã nói. Thái độ “ủng Lưu phản Tào” xuyên suốt trong tác phẩm không chỉ vì “đế thục khẩu Ngụy” 'Thục là vua, Ngụy là giặc) mà còn vì “một nhân tố quan trọng nói lên cái đẹp của cá tính nhân vật là bộ mặt đạo đức”. Trong suốt tác phẩm, rất nhiều lần tác giả đề cập đến dòng dõi chính thống của Lưu Bị cũng như tấm lòng trung nghĩa tận tụy của Lưu Bị đối với cơ nghiệp của nhà Hán đặt trong sựđối lập gay gắt với sự phản nghịch của “tên giặc nhà Hán” Tào Tháo. Song cũng không ít lần, tác giả lên tiếng công kích những nhân vật thuộc dòng dõi chính thống mà hèn nhát, vô dụng bất tài hay hết lời ca ngợi những vị lãnh đạo không thuộc dòng dõi chính thống - nhân vật Tôn Quyền là một ví dụ sinh động. Thái độ “ủng Lưu” của tác giả là một nhân tố quan trọng bộc lộ quan điểm về người anh hùng. Thái độ này thể hiện ở hai khía cạnh chính:Thứ nhất, La Quán Trung tập trung mọi phẩm chất lí tưởng của một vị minh, quân theo quan niệm của nhân dân vào vị anh hùng cầm phe Thục, trong đó nổi bật nhất là chữ “Nhân”. Đáng chú ý là dường như mỗi lần nói Luu Bị “nhân” là một lần tác giả trực tiếp hay gián tiếp so ánh với Tào Tháo “bất nhân” và ngược lại. La Quán Trung cũng đã để cho chính nhân vật Lưu Bị phát biểu điều này: “Tháo dĩ cấp, ngô dĩ khoan; Tháo dĩ bạo, ngô dĩ nhân; Tháo dĩ nguyệt, ngô dĩ trung". (Tháo nhanh, ta thong thả, Tháo dùng bạo lực, ta dùng nhàn nghĩa, Tháo dùng âm mưu xảo trá, ta lấy lòng trung thành đối đãi). Vấn đề tác giả đặt ra ở đây không phải là hình ảnh một ông vua thuộc dòng chính thống mà là hình ảnh một ông vua lí tưởng trong quan niệm và khát vọng cùa nhân dàn. Đó là một ông vua lấy “nhân” làm lẽ sống, lấy sự yên ổn, hạnh phúc của dân chúng làm mục đích hàng đầu. Thứ hai, mọi tập đoàn trong Tam quốc diễn nghĩa đều là nơi quy tự của những anh hùng trong thiên hạ. Song tập đoàn Lưu Thục không chỉ là nơi tập trung rất nhiều người anh hùng mà quan trọng hơn là nơi tinh thần trung nghĩa tín nghĩa giữa những người anh hùng được hết sức trân trọng. Điển hình của tinhthần này là câu chuyện kết nghĩa vườn dào của ba anh em Lưu - Quan - Trương. Không phải là quan hệ vua tôi bình thường như quan hệ giữa Tào Tháo, Tôn Quyền với thuộc hạ, quan hệ giữa họ là vua tôi nhưng tình nghĩa là anh em. Mốì liên kết nhờ kết nghĩa giữa những con người này thậm chí còn khăng khít hơn cả môi liên kết ruột thịt. Thực chất đó là quan hệ vua tôi lí tưởng trong con mắt nhân dân. Tuy nhiên, mặt khác cũng phải khẳng định rằng việc đứng về phía Lưu Thục hay phía đối lập hoàn toàn không phải là yếu tố có ý nghĩa quyết định một nhân vật có phải là anh hùng hay không. Chu Du vẫnlà một nhân vật anh hùng rất vẹn toàn cho dù Chu Du thuộc phe Tôn Quyền và luôn luôn là kẻ đối lập trưc tiếp hay ngấm ngầm với phe Lưu Thục. Ngoài ra, không chi một lần ta bắt gặp tình huống sau: một viên tướng (thuộc bất kì phe nào) bại trận và rơi vào tay phe đối địch. Trước mắt họ có hai con đường: chống lại và sẵn sàng chịu chết hay hàng phục và chờ đợi được hậu đãi. Và trong hầu hết mọi trường hợp,kẻ kiên quyết khóng thờ hai chủ, kẻ “vươn- cổ chịu chém luôn được ca ngợi là “có nghĩa”, được chính kẻ thù, sau khi hành xử, lại hậu táng với lòng thương tiếc. Như vậy, người anh hùng có “nghĩa”, có “nhân" theo quan điểm đương thời luôn được ca ngợi, cho dù họ thuộc về phe nào. Nói tác giả căn cứ vào “nghĩa” để xác định tiêu chí “anh hùng” của nhân vật có thể đúng nhưng chưa đủ. Có thể thấy rõ điều này qua cách La Quán Trung nhìn nhận và mô tả nhân vật Tào Tháo. Tào Tháo trong tác phẩm là một nhân vật phản diện điển hình, là nơi tập trung những nét tính cách tàn bạo, đa nghi, xảo quyệt. Nhưng bên cạnh đó La Quán Trung cũng mô tả Tào Tháo với không ít những phẩm chất của người anh hùng, người lãnh đạo như đa mưu túc trí, thức thời, nhất là giỏi nhìn người và dùng người. Trong hàng nghìn nhân vật anh hùng của tiểu thuyết., chỉ có Khổng Minh mới sánh được với Tháo về điểm này. Tào Tháo đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một “năng thần đời trị” và “gian thần đời loạn”, đúng như lời tiên đoán báo đầu cuốn sách. La Quán Trung, trước khi viết tiểu thuyết, hẳn nắm rất rõ biên niên sử chính thống cũng như sự cải biến của các thoại bản, ông hẳn cũng đã cân nhắc về sự hài hòa giữa chân lí lịch sử và chận lí nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Do vậy, ông một mặt xây dựng Tào Tháo như một điển hình của tính cách bất nhân phi nghĩa, mặt khác vẫn thừa nhận tài năng hiếm có của Tào Tháo trên nhiều lĩnh vực; một mặt cực tả cái “gian” của Tháo khiến người ta phải căm ghét, đồng thời vẫn làm rõ cái 'hùng” cùa Tháo khiến nghệ thuật không thể không nể phục. Ta biết rằng trong thực tế lịch sử, Tào Tháo không đến nỗi “tệ” như nhân vật Tào Tháo trong tác phẩm. Như vậy, am hiểu về lịch sử, La Quán Trung hoàn toàn có thể xây dựng nhân vật Tào Tháo với những nét tính cách theo sát, thực tế lịch sử, như một anh hùng cùa thời đại. Nhưng La Quán Trung không làm như vậy, ông đả tập trung mọi nét tính cách xấu xa vào Tào Tháo, khiến Tháo trở thành một. điển hình phản diện trong tác phẩm. Rõ ràng điều đó là một phần ý đồ nghệ thuật của ông. Nhưng một khi đã đặt vấn đề như vậy thìchúng ta cũng có thể nêu câu hỏi ngược lại: tại sao La Quán Trung không tước bỏ hẳn phần ‘hùng” trong nhân vật Tào Tháo để khắc họa “trọn vẹn’’ một tính cách “tuyệt gian”? Tại sao ông không để cho người đọc có thể ghét Tháo theo cái cách người ta ghét Đổng Trác chẳng hạn, mà vẫn khiên người ta phải vừa ghét vừa nể phục? Điều này thế hiện cách nhìn nhận nhân vật vừa khách quan vừa tinh tế của La Quán Trung. Chính cách nhìn nhận trên đã khiến ông hết sức thành công trong nghệ thuật xây dựng Tào Tháo thành một. nhân vật “gian hùng” điển hình. “Gian hùng” ở đây không có nghĩa lả phép cộng giản đơn giữa tính cách “gian” và tính cách “hùng”, mà nghĩa là trong “gian” có “hùng” và ngược lại, nói cách khác đó là cái '“gian” cùa một người vốn có chất “hùng” và cái “hùng” của một người vốn có chất “gian’’! Do vậy, Tào Tháo đã được đánh giá là một “nhân vật điển hình”. Có đặt vấn đổ trên vào tình hình văn học đương thời, khi mà các nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết đều là nhân vật loại hình với tính cách nhất phiên một chiểu, ta mới đánh giá đúng tài năng của La Quán Trung. 3. “Hồi trống cổ Thành” được giảng dạy trong chương trình Văn học 10 (tập hai) chỉ là một trích đoạnngắn chưa đầy vài ba trang giấy trong toàn bộ tác phẩm trường thiên Tam quốc diễn nghĩa. Tuy nhiên, vớinhiệt tình ca ngợi người anh hùng và tài năng tổ chức nghệ thuật đạt đến trình độ xảo diệu, La Quán Trung đã thể hiện được cái “nghĩa” của người anh hùng với tất cả vẻ đẹp ngời sáng cũng như diện mạo phong phú của nó. Trích đoạn này rút ra từ hồi 28 với tên gọi “Chém Sái Dương anh em hoài giải. Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên” (chữ “hồi” ở đây có nghĩa là “quay trở về”, khác với chữ “hồi” trong “Hồi trống Cổ Thành). Chính tình huống xung đột do hiếu lầm và sự minh oan bằng hành động cúa các vị anh hùng đã tạo nên hoàn cảnh thật đặc biệt, để những phẩm chất trung nghĩa tín nghĩa có dịp bộc lộ
Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/3098251-hinh-tuong-nguoi-anh-hung-va-tieu-chi-nghia-trong-tam-quoc-dien-nghia-cua-la-quan-trung.htm