Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương trong bài thơ Thương vợ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.
Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: ”Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tuỳ thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.
Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.
Trong bài thơ, hình ảnh bà tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhieeuf. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Tù đủ trong nuôi đủ vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con. cả chồng, nuôi đảm bảo đén mức: Cơn hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: Xuất giá tòng phu, đối với quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tuỳ thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.
Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Nỗi lòng của nhà thơ
- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình
- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.
- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.
MB: Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xướng, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chóng dành cho vợ
KB:
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng Một duyên hai nợ thì bà Tú văn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.
Chúc bạn học tốt!
MB:Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đó người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốn nháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua.Chân dung của bà Tú hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian công việc. “Quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà còn gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh không có hồi kết thúc. Không gian “mom sông” vừa có giá trị tả thực - là doi đất nhô hẳn ra lòng sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh.
KB:
* Giới thiệu chung:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
* Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu
- Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.
- Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.
- Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".
=> Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương.
2/ Đức tính cao đẹp của bà Tú.
- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,.. Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.
- Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.
3/ Ý nghĩa lời "chửi" trong hai câu thơ cuối
Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ.
4/ Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ
- Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.
- Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.
*Đánh giá :
- Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".
- Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.
BÀI LÀM
Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xướng, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chóng dành cho vợ.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm sống. Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hoá bằng thời gian quanh năm, bằng không gian mom song, quãng vắng, buổi đò đông. Nghĩa là triền miên suốt năm suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Đặt trong những không gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường như lại càng trở nên nhỏ bé, cô đơn,-tội nghiệp hơn. Cái vất vả nhọc nhằn còn được hiện rõ trong gánh nặng mà bà Tú phải gánh trên vai: một gia đình với năm còn và một chồng. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, bao đòi hỏi hàng ngày, bên cạnh đó đức ông chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trờ thành một mối bận tấm lo lắng của vợ, mà nhu cầu của ông chồng ấy nào có ít ỏi gì, nó đù làm thành một phía để cân bằng với phía năm đứa con. Thế mới biết cuộc sông hằng ngày của bà Tú là như thế nào. Lo cho con, lo cho chồng, mà phải lo làm sao cho đủ tức là không thừa nhưng cũng không được thiếu. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng trên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Chính vì vậy mà phải bươn chải nắng mưa khuya sớm, bất kể hiểm nguy hay đơn độc. Nói sao cho xiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình. Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm đang, lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sống dân tộc.
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú. Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cẩn mãn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chi, miệt mài, chịu thương, chịu khó, không nể hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chí diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng,: cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu Lặn lội thân cò khi quãng vắng ; Eo sèo mặt nước buổi dò đông. Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh Lặn lội thận cò, Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việi Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình Nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thôn như vậy thì qua là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này .
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng Một duyên hai nợ thì bà Tú văn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.
Mình quên bổ sung dẫn chứng bằng những câu thơ trong bài , bn bổ sung hộ mk nhé .
Chúc bn hok tốt
Bằng những câu thơ chân thực, mộc mạc, giản dị giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình mà Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã nói lên được số phận của người phụ nữ xưa. Đó là những con người phải chịu nhiều nỗi khổ đau. Qua hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" mà Trần Tế Xương đã làm nổi bật nên được sự khổ cực vì vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bà Tú hiện lên với cuộc sống vất vả, lam lũ, gian truân, bà làm công việc chợ búa, buôn bán vất vả "quanh năm".
"Quanh năm buôn bán ở mom sông".
Cái thời gian "quanh năm" ấy gợi cho ta một cảm giác của sự liên hoàn nối tiếp của thời gian, của ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Một vòng tròn khép kín cuộc đời bà Tú. Tưởng chừng, công việc buôn bán của bà là dễ dàng và ai cũng làm được. Nhưng không, công việc của bà vất vả và nguy hiểm vì bà Tú buôn bán ở nơi "mom sông". Bà Tú còn hiện lên trong hình ảnh "thân cò", một hình ảnh đẹp trong ca dao để nói lên bà là một người phụ nữ đảm đang, vừa cho ta thấy nỗi vất vả, gian truân của bà. Đó là sự lo âu, hiểm nguy trước cái rợn ngợp của thời gian "quanh năm", và cái heo hút của không gian nơi "mom sông". "Thân cò" gợi một cảm giác nhỏ bé của bà Tú trước thời gian và không gian mênh mông, gợi nên một sự xót xa cho thân phận nhỏ bé của bà.
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông".
Hình ảnh "lặn lội thân cò" gợi cho người đọc về một cuộc sống vất vả, tần tảo, lam lũ của bà Tú nơi "quãng vắng". Hình ảnh "đò đông" nói về sự nguy hiểm trong việc đi lại, buôn bán của bà. Đó là nơi ồn ào, xô bồ cuộc sống nơi chợ búa với những tiếng kì kèo, kêu ca "eo sèo" đã gợi một nỗi đau về mặt tinh thần của bà Tú. Tất cả những hình ảnh đó làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân, một cuộc sống lam lũ, khó khăn trong cuộc đời bà. Suốt cuộc đời bà chỉ là một con người nhỏ bé mà thôi !.
Đến với thơ Hồ Xuân Hương thì người phụ nữ phải gánh chịu nỗi khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình qua bài thơ "Bánh trôi nước". Qua miêu tả chiếc bánh trôi mà tác giả đã nói lên được thân phận của người phụ nữ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non".
Hình ảnh người phụ nữ ẩn chứa trong chiếc bánh trôi nước "vừa trắng lại vừa tròn" nhưng phải chịu một cuộc sống trôi nổi bấp bênh "bảy nổi ba chìm". Chiếc bánh ấy có đẹp hay chăng, rắn nát chăng đi nữa thì phải phụ thuộc vào người nặn ra chiếc bánh ấy. Một chiếc bánh được nặn đẹp. xinh xắn thì không có gì phải chê, nhưng mà bị làm cho nát hình dạng xấu xí thì sao nhỉ ? Đó là do bàn tay của kẻ nặn bánh mà thành.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Cũng như người phụ nữ, nếu gặp được bến đỗ tốt thì cuộc đời sẽ tươi đẹp, còn rơi vào tay kẻ xấu họ cũng sẽ như chiếc bánh trôi kia, bị vùi dập, tàn tạ trước sóng gió cuộc đời.
Vẫn thơ Hồ Xuân Hương, ta còn thấy người phụ nữ phải chịu khổ đau về tinh thần, vì cô quạnh, thiếu vắng tình yêu, không được yêu thương và sự đồng cảm qua bài thơ "Tự tình" (bài 2). Người nữ sĩ buồn tủi cô đơn một mình giữa cái "đêm khuya" lạnh lẽo.
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non".
"Đêm khuya" một thời gian muộn trong đêm nhưng người nữ sĩ ấy vẫn thức, ẩn chứa trong lòng là sự thao thức, thấp thỏm không yên. Không gian đêm yên tĩnh, vắng lặng mà đâu đó đã nghe tiếng "văng vẳng" từ xa vọng lại, mập mờ không rõ làm cho người nữ sĩ càng thêm bối rối trong lòng. Tiếng "trống canh dồn" gợi sự dồn dập, gấp gáp, diễn tả được bước đi của thời gian trong đêm. Tác giả sử dụng một động từ "trơ", một động từ gây cảm giác mạnh với người đọc thể hiện sự lẻ loi, vô duyên của thân phận người phụ nữ. Trơ cái gì? Đó là "cái hồng nhan" gợi một cảm giác về sự rẻ rúng, mỉa mai, nhỏ bé với không gian toàn cảnh, có tầm vóc vũ trụ "nước non". Qua đó thể hiện sự cay đắng, xót xa về thân phận, sự cô đơn, lẻ loi của nữ sĩ. Nỗi niềm của tác giả còn thể hiện ở thực cảnh bế tắc, nhân duyên không trọn vẹn.
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".
"Chén rượu hương đưa" diễn tả tâm trạng về nỗi đau thân phận, sự bế tắc quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của Tạo hóa. Rượu không thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn vì "say" rồi lại "tỉnh". Thời gian " vầng trăng bóng xế" như gợi nhắc đến tháng năm, tuổi tác nhưng lại "khuyết chưa tròn" thể hiện sự thiếu vắng, không trọn vẹn, nỗi buồn tủi vì tuổi xuân sắp qua mà tình duyên chưa đến. Những hình ảnh buồn cô đơn nhuốm màu tâm trạng nữ thi sĩ.
Tiếp đến, họ là những con người đẹp, không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà họ là những phụ nữ đẹp ở phẩm chất, đức tính cao đẹp. Đó là tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng con. Bà Tú đã hi sinh hết mình vì chồng con, kiếm sống, lao động vất vả để "nuôi đủ năm con với một chồng". Bà cũng chính là chỗ dựa, là niềm tin cho chồng con. Bà cần cù chu đáo với chồng con mà không một lời ca thán, oán trách. Gánh nặng đè lên đôi vai bà là cả một trách nhiệm to lớn. Duyên số đã đưa đẩy bà gặp ông Tú nhưng đối với bà đó cũng là cái "nợ". Nợ là trách nhiệm mà bà phải trang trải, dẫu sao cũng là số phận của bà. Bà Tú cam chịu số phận, mà con Tạo đã trớ trêu trong cuộc đời bà. Bà chịu "năm nắng mười mưa" mà nào "dám quản công" để làm việc kiếm sống. Đó là sự hi sinh chịu đựng gian khổ và mất mát của bà Tú. Ở bà hiện lên một đức tính hi sinh cao cả, sự đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ.
Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:
- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung
- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa
- Các quy tắc kết hợp từ ngữ
- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối
b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
- Lựa chọn từ ngữ
- Sắp xếp từ ngữ
Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.
Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: “Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.
Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.