K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2021

Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì?

  • Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Quốc kì của nước ta như thế nào ?

    Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ sao vàng

Trả lời:

- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Lá cờ đỏ sao vàng

HT

27 tháng 12 2020

* Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế… 

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

28 tháng 12 2020

Học cái này thì cũng chỉ có toàn rồi

3 tháng 5 2022

nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam

3 tháng 5 2022

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

17 tháng 12 2021

TK

1/

Thế hệ trẻ là một lực lượng xã hội đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như trong hiện tại và tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của họ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Vì vậy, cuộc sống cần có lý tưởng để dẫn đường, nhất là với những người trẻ, đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, giàu nhiệt huyết và khát vọng cống hiến. Mỗi người, mỗi thế hệ đều có một lý tưởng riêng của mình, một mục đích cao đẹp để suốt đời phấn đấu thực hiện.

+

Trong xã hội và trong mỗi người, niềm tin không bỗng nhiên mà có, nó phải được hình thành và vun đắp lâu dài trên nền tảng giá trị và lợi ích, bằng sự chân thành, nhân ái, sẻ chia và minh bạch trong cộng đồng. Nếu không có niềm tin sâu sắc và cháy bỏng: niềm tin vào lý tưởng chân chính của dân tộc, niềm tin vào lý tưởng và sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào chiến thắng của cách mạng... thì những thế hệ thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ, sẽ không thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp ấy.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự hưởng ứng vào niềm tin đó của thanh niên ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc để hình thành nên và thúc đẩy niềm tin của nhân dân với Đảng, của Đảng với nhân dân.

Vì vậy, niềm tin của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, vẫn tiếp nối ngọn lửa từ thế hệ cha anh, là niềm tin cách mạng, niềm tin vào sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Niềm tin cách mạng là sự hòa quyện giữa nhận thức lý tưởng với tình cảm và ý chí, trở thành động lực tinh thần giúp thanh niên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức phấn đấu theo con đường, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

2/ Các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.

30 tháng 4 2021

- Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam .

- Tên gọi đó có vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.

- Bản chất của nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Tham khảo :

 a/ Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam :
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm. Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

Giá trị của sông ngòi Việt Nam là :

- Khai thác, nuôi trồng thủy sản. 

- Khai thác thủy điện.

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt.

- Bồi đắp phù sa.

- Giao thông.

- Du lịch.

- Điều hòa khí hậu.

b/ - Có nước, chính là có sự sống, tuy vậy hiện nay nguồn nước. Mà bạn cho là sử sống đấy dần dần cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Có một vài bộ phận vẫn và đang cố gắng sáng tạo, phát minh và có những hành động bảo vệ môi trường hết mức. Thì lại có vài thành phần không hề nhỏ, luôn xem các nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta là những nơi, những bãi tập kết rác. Họ thường xuyên vứt rác xuống ao hồ sông, gần các khu vực bãi biển. Xem đó như một nơi chứa rác.

- Không những vậy, rất nhiều các khu công nghiệp nhà máy đã không chịu xử lí nước thải trước khi xả thải. Làm nguồn nước chúng ta bị biến chất, đen nhỏm, khó mà trở lại thành một nguồn nước sạch để chúng ta có thể sinh són.

- Hiện nay, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Thì cần triển khai Một số giải pháp được đề ra như:

+ Tuyên truyền, truyền tải những thông tin, kiến thức và tầm quan trọng về các vấn đề ô nhiễm môi trường với mọi người. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn.
+ Tích cực mở các phong trào, trò chơi liên quan đến dọn rác thải ở khu bãi biển, ao, hồ, sông,…
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc dùng để trồng cây. Tránh trường hợp chúng ngấm vào đất làm hư đất hay làm hư nguồn nước ngầm .
+ Cần có nhiều biện pháp răn đe, xử lí nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm, không được tiếp tay cho bọn chúng .
+ Cần bổ sung thêm thùng rác. Đồng thời có thể để người dân tự ý thức trong việc phân loại rác .
+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có hệ thống xử lí đúng quy trình hay chưa. Nếu chưa phải xử lí kịp thời .

9 tháng 6 2021

Tham khảo

a. Đặc điểm chung: 

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- 2360 sông dài > 10km.

- 93% các sông nhỏ và ngắn.

- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

Giá trị:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
- Phát triển giao thông đường thuỷ. 

- Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. 
- Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. 
- Điều hoà nhiệt độ. 
- Tạo cảnh quan môi trường. 

b. Đang bị ô nhiễm nặng nề

Cần phải: 

- Không đổ dầu mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén. ...

- Hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy rửa hóa học.

- Giảm sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón trong nông nghiệp.

- Không vứt rác 

- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

-Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

 

 -* Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

 

-* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

 


 


 

24 tháng 1 2021

Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Theo quan điểm này hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).