K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2021

reduction

expectation

historical

creatures

decorator

chemically

Deforestation

easy-going

endangred

hopeless

unemployment => unemployed
ever=>x

does ... cost=>... costs

In spite=>because

calling=>called

because=>because of

have=> have to

time=>times

8 tháng 4 2022

undefined

8 tháng 4 2022

Ex5
will stay / has / isnt rain / recycled - wouldnt produce / dont water - will die / is bad - wont go / would save - werent waste / would happend - kept / didnt stop - would endanger / dumped - wouldnt be 

Hãy trao cho anh chứ gì của Sơn Tùng mtp snoopdog

5 tháng 10 2019

  Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

   Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

   Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

   Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

   Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?

   Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.

   Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.


 

làm như vậy sẽ bị trừ điểm đó

dù sao thì cảm ơn , nhạc hay lắm

~ học tốt ~

mình chỉ đăng một cái thôi mà

22 tháng 9 2016
Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:
 

Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.

 

Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.


Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.

 

Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá.

 
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.
22 tháng 9 2016

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

5 tháng 7 2021

B

1 D

2 A

3 D

4 B

5 A

6 D

7 A

8 B

9 C

10 B

VI

1 eyes

2 if

3 not

4 saying

5 This

6 who

7 for

8 trying

9 back

10 adult

5 tháng 7 2021

Cảm ơn anh

 

 

10 tháng 10 2016

VI

56. B

57.A

58. B

59. A

60. C ( Mình hk chắc lắm)

61. C

62. A ( Mình hk chắc)

63. B

64. C

65. C

VIII:

71,72,74: True

73,75: False

25 tháng 8 2016

Nếu có ai, hay có bài văn nào đó hỏi tôi: mùa hè năm nào là đáng nhớ nhất đối với bạn, thì tôi quả quyết, mùa hè năm nay, năm 2016, là mùa hè đáng nhớ nhất; không chỉ đối với tôi mà còn cả gia đình tôi.

Mùa hè nóng bức bắt đầu bằng một sự vụ quan trọng: mẹ tôi đi đại phẫu mổ mở u xơ tử cung. Mẹ đã biết từ năm ngoái, nhưng do còn lo sợ cảnh mổ máu me nên mẹ từ chối phẫu thuật. Chính vì sự do dự ấy mà cục u đã phát triển bằng một thai nhi… bảy tháng. Bố và tôi động viên mẹ nên đi mổ ngay để tránh hậu quả sau này. Sau hôm bế giảng, tôi cùng gia đình xuống bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mẹ tôi hồi hộp lắm. Chắc cảm giác của mẹ cũng giống như sắp đi thi, giống như tôi, nhưng có vẻ trầm trọng hơn. Nghĩ lại cũng phải, bởi mẹ đã mổ đẻ ba đứa rồi. Và cái “đứa” này là lần thứ tư. Có lần tôi nhìn thấy mẹ khóc. Vì sao mẹ khóc? Tôi thầm nghĩ. Mẹ quá lo lắng cho sự an nguy của mình? Chắc không phải. Tôi lại có một chiều suy nghĩ khác; phải chăng mẹ đang suy nghĩ cho tương lai các con mình? Chắc là thế. Mẹ khóc đỏ sưng cả mắt lên. Tôi thương mẹ lắm, nhưng chỉ biết nói mỗi câu cụt lủn : “Thôi, không sao đâu mẹ ạ, kiểu gì mẹ cũng vượt cạn thành công mà…” Nói thế có lẽ mẹ cũng vững lòng hơn đôi chút. Mẹ chỉ nhìn tôi, rồi nhìn bố tôi. Mà bố tôi cũng đâu có khỏe mạnh gì cho cam. Trong lúc nguy cấp thế này, cái chân đau do thống phong của bố cứ liên tục tái phát, dẫu từ thuốc tây này, đến thuốc nam nọ, vẫn chưa thuyên giảm. Nhưng may quá được ông trời phù hộ, chân bố không bị sưng đau quá mức vào thời gian hậu phẫu chăm sóc mẹ ở bệnh viện. Và những khoảnh khắc ở bệnh viện Phụ Sản là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên.

Đúng ngày 28 tháng 5, mẹ tôi và gia đình đi bệnh viện. Đầu tiên, mẹ phải thay đồ bệnh viện và lấy chăn nội trú. Vừa vào phòng với các bệnh nhân khác trong phòng chờ, mẹ đã kết thân được ngay với các cô khác. Mẹ tôi là vậy, rất hòa đồng và dễ kết bạn. Nhưng tôi trông mẹ tôi trong cái bộ đồ hoa của bệnh viện mà thấy vừa buồn cười, vừa thương mẹ. Buồn cười vì mẹ mặc bộ này nhìn cứ ngộ ngộ, thương mẹ vì mẹ sắp lên bàn mổ như bao người khác đã khoác trên mình cái áo mác bệnh viện. Dẫu thế, mẹ vẫn cười thật tươi và lạc quan: “Hai bố con đợi mẹ làm xong đâu vào đấy thì vào thăm mẹ nhé!”. Mẹ tôi cười đẹp lắm, nụ cười làm xua tan cái mệt mỏi, căng thẳng của bất kì ai khi bắt gặp được nụ cười ấy. Lần đầu tiên tôi vào bệnh viện dành cho bệnh nhân nữ, tôi có cảm giác không quen, hơi ngai ngái trong người. Đi qua mình là “hằng hà sa số” những bệnh nhân nữ, cao tuổi có, trung niên có, thanh niên có, mà còn có cả thiếu niên bằng tuổi tôi… cũng có. Chung phòng bệnh mẹ tôi sau này là một bạn nữ mới mười bốn tuổi mà phải đi cắt u xơ tử cung, trẻ vậy mà… Mặc dù ở đây có nhiều bồn cây xanh chắc nhằm giải tỏa sự ngột ngạt của bệnh viện, nhưng không được hiệu quả. Tôi toàn thấy bệnh nhân lấy cái bồn cây đó để làm chỗ…nôn. Tuy đã trải nghiệm cái cảnh này nhiều trong phim kinh dị, ra ngoài đời thật vẫn thấy ghê ghê. Đến khoảng 8-9h, y tá và điều dưỡng viên yêu cầu người nhà bệnh nhân xuống tầng một chờ. Hai bố con tôi đành xuống, đợi đến giờ thăm bệnh nhân thì vào thăm mẹ, mua đồ ăn cho mẹ luôn thể.

Ca mổ bắt đầu từ lúc 10h30. Lúc ấy, tất cả người nhà bệnh nhân đều ngồi chờ ở sảnh chờ và khu siêu thị thu nhỏ ở bệnh viện. Dù đông, nhưng không quá chật chội như ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Ngồi chờ mẹ mà tôi và bố như đang ngồi trên lửa. Không quá nóng mà tôi cứ đổ mồ hôi hột. Ngay cả những người luôn giữ bình tĩnh như bố tôi cũng có cảm giác giống tôi. Hai bố con gọi một li nước mía, một li trà sữa uống giải khát chờ mẹ. Tôi nghe nói, người nhà phải đợi sáu tiếng sau khi thành công ca mổ mới được vào thăm bệnh nhân. Thế là tôi có dư dả thời gian, mà loanh quanh trong cái bệnh viện – vốn chẳng khác gì cái nhà tù này, quả thực rất chán. Đề phòng trường hợp này, tôi đã chuẩn bị 5 cuốn sách, 3 quyển tiểu thuyết, 2 cuốn truyện tranh chưa đọc. Ngồi chờ mẹ trong ngày thôi mà tôi đã ngốn xong 2 quyển truyện tranh. Vào buổi chiều, tôi chuyển sang đọc cuốn tiểu thuyết kinh dị Another của Nhật Bản, nhưng tay vẫn cầm cuốnBúp sen xanh. Hai cuốn sách nội dung không hề liên quan tới nhau, thậm chí trái ngược nhau này chắc hẳn đã gây sự chú ý của mọi người giữa phòng chờ bệnh nhân ở tầng 5. Đọc truyện kinh dị giữa bệnh viện là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng để thử!

Nhờ những cuốn sách “dị biệt” ấy mà tôi cũng kết bạn được với khá nhiều người, mọi lứa tuổi. Chiều hôm ấy, tôi kết bạn được với một chị tên là Phương. Đầu tiên, chị nhìn thấy tôi liền hỏi giúp: “BẠN ơi, BẠN có thể giữ đồ hộ mình một chút có được không, mình xuống mua chai nước”. Nghe hai chữ BẠN mà tôi sốc. Tôi già đến thế rồi sao? Tôi miễn cưỡng trả lời “Dạ vâng”, chị ấy cười cảm ơn thật dễ mến rồi chạy xuống tầng 1. Vừa canh giữ đồ đạc cho chị ấy, vừa đọc sách, nhìn thật dị, nhưng vẫn thấy vui vì đã giúp đỡ người khác. Khi quay trở lại, hai chị em làm quen với nhau. Chị Phương giờ đang học đại học Quốc Gia Hà Nội, khoa ngoại ngữ thì phải. Nhà chị ở Đông Anh. Mặt chị tròn nhỏ nhắn trông rất là trẻ con, thanh thoát với mái tóc ngắn ngang vai đen mượt. Tôi nhớ chị ấy nhiều nhất, vì chị rất hay cười. Chị đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái ảnh đại diện của chị. Mặt chị nhìn như một con nhóc lên 10 tuổi. Tôi hỏi lại, “Chị chụp bức này từ khi nào?”, chị trả lời : “Tuần trước em à!” Chị ấy sinh năm 1994, và lúc đầu gặp nhau, Phương cũng tưởng tôi sinh năm 1994. Sinh năm 1994 mà nhìn trẻ (con) thế! Sau đó, hai chị em nói chuyện, tâm sự với nhau đủ điều trên trời dưới đất. Phương cũng có khá nhiều điểm chung với tôi. Chị ấy cũng thích đọc sách (nhưng mà là truyện ngôn tình), và thích xem phim kinh dị. Tôi chỉ bất đồng khi Phương nói rằng chị ủng hộ sách lậu. Tôi lập tức phản bác với một bài phát biểu vì sao không nên ủng hộ sách lậu. Phương phán một câu: “Em nói chuyện như ông già!” Ôi thần linh ơi. Mình đã già (đến thế) rồi sao? , tôi lại tự hỏi bản thân. Tám chuyện một hồi, tôi mới hỏi lí do chị đến đây. Phương bảo:

-        Chị đưa mẹ đến đây đi mổ u xơ tử cung.

-        A, mẹ em cũng đi mổ u xơ tử cung này!

-        Thế mẹ em mổ gì?

-        Mẹ em mổ phanh (mổ mở) ạ.

-        Thế thì nặng đấy. Mẹ chị mổ nội soi.

-        May quá, thế thì cô có thể xuất viện sớm.

-        Ừ…

-        Thế chị có mấy anh chị em?

-        Chị là con một.

-        Bố chị đâu rồi?

-        Bố chị mất rồi em.

Lại thêm một bất ngờ nữa, nhưng là một bất ngờ buồn. Hóa ra Phương là con một, bố qua đời không lâu. Hai mẹ con tần tảo nuôi sống nhau. Đôi vai của người mẹ phải gánh vác cả việc nhà, lẫn công việc riêng để kiếm tiền nuôi con gái rượu ăn học. Bỗng tôi cảm thấy nhớ mẹ, trong lòng man mác buồn. Hai chị em yên lặng một chút. Tôi quay sang nhìn chị. Phương vẫn cố tỏ ra cứng rắn, bình tĩnh, nhưng tôi biết chị cũng đang nóng lòng chờ mẹ đi ra khỏi phòng mổ, và trên hết là lo lắng, thương mẹ. Lúc ấy, mẹ tôi đã được đưa vào phòng hậu phẫu, có điều hòa mát mẻ. Trời này không có điều hòa làm sao chịu được, kể cả người bình thường chứ huống hồ gì bệnh nhân. Lần này, Phương bắt chuyện trước. Phương kể chuyện về mẹ và gia đình:

-        Quân à, gia đình nho nhỏ của chị trông thế thôi nhưng cũng vui lắm. Nhất là mẹ chị. Mẹ chị gần tứ tuần rồi nhưng mà còn “teen” lắm. Nhiều khi chị hát rống lên, mẹ toàn bảo chị hát như “Lệ Rơi” í…

Nhắc đến hiện tượng mạng Lệ Rơi là tôi phì cười. Hai chị em lại nhìn nhau cười. Bỗng bố tôi từ phòng hậu phẫu trở ra. Tôi cất tiếng hỏi:
    - Bố ơi mẹ thế nào rồi?

    - Vẫn còn đau lắm….

Tôi để ý hai vết móng tay trên tay bố. Tôi gặng hỏi:

-        Mẹ có ổn không ạ?

-        Ôi giời. Mổ đau quá không chịu nổi đây mà. Cứ kêu đau suốt…

Mẹ đau quá không chịu được nên níu vào tay bố những vết hằn móng tay đau điếng. Bố nheo mắt nặng nhọc, từng giọt mồ hôi lăn trên má, chảy ròng ròng từ cái đầu cua của bố. Tiện đây tôi lại đề cập một vấn đề nóng ở bệnh viện: cách chữa bệnh của nhân viên bệnh viện. Cho họ nhiều tiền thì họ đồng ý cho ở phòng lạnh, chữa trị giảm đau. Không có tiền thì ngược lại. Mà cá nhân tôi thấy nhân viên ở bệnh viện khá là cục cằn, chắc bởi họ có quá nhiều gánh nặng trên vai: nào thì bệnh nhân, gia đình, chi tiêu, và cả bạn thân nữa. Sau này mẹ tôi phải ở nội trú bệnh viện suốt một tuần, mấy ngày cuối còn bị đuổi ra phòng lạnh, mà tôi không vừa lòng ở chỗ, ca của mẹ tôi là khó khăn nhất. Thế là với cái bụng đau, mẹ phải chuyển tới một phòng trọ có điều hòa tạm trú qua ngày. Tôi còn có ấn tượng, mà cũng không phải là một ấn tượng đẹp lắm, với một bác y tá ở bệnh viện, người mà đã giúp đỡ gia đình tôi (nhưng phải đưa tiền chứ đâu phải lấy không). Bác trông có vẻ ở tuổi trung niên, nhưng khuôn mặt hằn sâu nhiều dấu vết thời gian. Bác ấy khá cục cằn và, phải nói là gì nhỉ, hách dịch và trịnh thượng. Giọng bác ta trầm, sang sảng, có vẻ rất có uy lực. Hôm ấy, vào buổi trưa, tôi vào thăm mẹ, tiện thể trông mẹ luôn. Giường bệnh bên cạnh mẹ để trống, tôi thấy vậy nên ngồi ở trên đó. Cửa phòng mở ra, bác y tá bước vào, trừng trừng nhìn rồi hỏi tôi:

-        A, cậu giỏi nhỉ? Cậu có muốn tôi đưa mẹ cậu ra khỏi phòng lạnh không?

Nói thế cứ như là bác ấy là chủ nhân của bệnh viện này vậy. Nghe những lời như thế tôi cảm thấy hơi khó chịu, không lọt được tai. Tôi toan nói lại, nhưng nhìn mẹ nằm liệt như thế, tôi lại thôi.

Cảm thấy lo lắng hơn bao giờ hết, tôi toan vào phòng hậu phẫu. Nhưng trước cửa đã có các y tá, hạ lệnh “người nhà không được vào phòng thăm bệnh nhân cho khi đến giờ”. 6h tối. Bụng tôi đã bắt đầu cảm thấy đói. Bố tôi đã bắt đầu những tiếng ngáp dài mỏi mệt. Thế là hai bố con đi ăn. Ăn xong, bố tôi còn thuê phòng trọ cho hai bố con ngủ đêm nay. Đó là một phòng trọ nhỏ, nhưng lại thoáng mát và sạch sẽ. Bố tôi thuê cho một phòng ở tầng hai, có trang bị điều hòa bật suốt ngày và một nhà vệ sinh chung khá rộng. Lúc đầu tôi bước vào nhà trọ, tôi có linh cảm đêm nay sẽ không ngủ được ngon (vì lạ nơi), thế mà tôi nướng đến hơn bảy giờ hôm sau mới dậy. Thế là tôi tự rút ra định luật: chỉ cần có điều hòa là ngủ đâu cũng ngủ ngon. Tôi cũng để ý rằng, những người thuê trọ ở Hà Nội rất có kỉ luật, nhất là vào ban đêm. Đến đúng giờ là họ tắt đèn đi ngủ, nói chuyện cũng rất khẽ, mà nếu có ai thức thì cũng giảm độ sáng đèn phòng riêng của mình. Một người vì mọi người mà.

Quay trở về thời điểm mẹ tôi vừa phẫu thuật xong, sau khi tìm xong phòng trọ, tôi và bố mới được vào thăm mẹ. Mẹ mặc bộ áo bệnh viện in hoa xuề xòa dài như bất tận của bệnh viện, nằm không cử động trên giường bệnh. Mắt mẹ nhắm nghiền. Nghe thấy tiếng tôi bước lại gần, mẹ mới từ từ mở mắt. Mắt mẹ hằn sâu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi. Mẹ còn được trang bị một ống thông tiểu với một túi nước tiểu cùng một túi máu dưới gầm giường và chai truyền nước ở đầu giường. Lần đầu tiên tôi thấy mẹ ốm nặng đến thế. Vết mổ rât sâu, có thể tới hơn mười xăng ti mét. Mổ như thế mất nhiều máu lắm. Nhưng mẹ vẫn cố cười, để cho tôi an tâm. Một lúc sau, bố từ siêu thị tầng dưới mua cháo về cho mẹ ăn. Bố quả là người đàn ông của năm. Bố vừa phải trông mẹ, vừa phải trông tôi, mà tôi nghĩ tôi cũng đã đủ lớn nhưng bố vẫn quyết giữ gìn tôi cẩn thận. Bố bón từng thìa cháo trắng nhẹ nhàng cho mẹ ăn. Hơi cháo nóng phá tan cái hơi lạnh phả ra liên tục từ điều hòa. Mẹ cũng cố ăn để lại sức. Hộp cháo trắng với thịt nạc băm xay không có gì đáng kể, nhưng đã góp phần hồi sức cho mẹ. Mấy cô ngồi cùng phòng mẹ cứ nhìn gia đình tôi, cười. Tôi nắm chặt tay mẹ, thì thầm: “Mẹ ơi, mọi thứ giờ đã qua rồi. Mẹ chỉ cần hồi sức lại nữa thôi là xong.” Mẹ nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng, trả lời dứt khoát:

    -  Chắc chắn là thế rồi.

Bây giờ tôi và bố thay ca nhau: buổi đêm tôi ngủ ở trọ, bố đi trông mẹ. Sáng thì bố về phòng trọ ngủ, tôi đến trông mẹ.

Nói thế thôi chứ bố vẫn đảm đương mọi việc. Buổi đêm bố thức để trông mẹ. Nhờ trời phù hộ mà không có bất cứ biến cố nào xảy ra từ lúc đó cho đến lúc mẹ tôi ra viện. Đến cái “ca” sáng của tôi thì tất cả người nhà bị đuổi ra ngoài, ngồi ở phòng chờ. Tôi cũng ngoan ngoãn ngồi ở phòng chờ, không dám đi đâu ngộ nhỡ mẹ cần gì thì làm sao đáp ứng được.

Sáng hôm sau là ngày thứ hai ở trong nhà tù, à chết bệnh viện. Ngồi ở phòng chờ tôi cứ suy nghĩ mông lung. Tôi so sánh bệnh viện chẳng khác gì nhà tù. Phòng bệnh là song sắt, người nhà bệnh nhân là thân nhân, bệnh nhân là tù nhân, và y tá, điều dưỡng viên… là quản ngục. Nhớ đến cuốnAnother trong tay, tôi lại giở đến trang mà mình đã đánh dấu, đọc tiếp. Và hôm ấy tôi đã quen một dân nghiền nghệ thuật hiện đại Nhật Bản đích thực ngay giữa lòng bệnh viện Phụ Sản. Tên anh là Dũng. Thấy trên tay tôi là cuốn truyện Nhật, anh đến làm quen. Anh cũng đến đây để mổ u cho vợ. Anh kể nhiều chuyện rất hay về tuổi thơ dữ dội của mình. Anh Dũng kể, ngày xưa anh rất thích đọc truyện tranh và chơi trò chơi điện tử, nên mắt anh mới cận thế này, và anh quả quyết sau này nhất định không cho con mình đọc truyện tranh quá nhiều khi còn bé. Ngày xưa có người khuyên tôi không nên đọc truyện tranh khi còn nhỏ, bây giờ được nghe lại, tôi cũng cảm thấy tò mò. Anh Dũng nói, đọc truyện tranh thì phần lời nhỏ, phần tranh lại to, nên mắt không ngừng điều tiết, từ đó mắt sẽ sinh cận. Tôi ngã ngửa trước sự thật này. Thực sự bây giờ tôi mới hiểu lí do đọc truyện tranh thì bị cận.

Trưa. Gia đình chị Linh đến. Linh là chị gái ruột của tôi, cùng với anh Hưng – chồng, đến thăm mẹ. Hai vợ chồng sốt sắng hỏi thăm tình hình sức khỏe mẹ và bố. Chị Linh hơn tôi 9 tuổi, là chị hai trong gia đình, có ngoại hình khả ái và tươi tắn. Chị “tình nguyện” vào chăm nom mẹ đêm nay để hai bố con về Xuân Hòa lại sức. Hai ngày đi khỏi Xuân Hòa mà cứ như hai tháng. Không khí của Xuân Hòa mát mẻ trong lành hơn hẳn cái không khí ngột ngạt trong bệnh viện Phụ Sản kia. Về nhà mà tôi với bố cũng không ngừng lo cho mẹ, không biết chị Linh có chăm sóc mẹ nổi không? Ngày xưa, tôi nghe mẹ kể, lúc mẹ vừa đẻ tôi, chị Linh còn bé, được bố giao cho trông mẹ. Đi đứng loạng choạng thế nào mà vung tay trúng bụng mẹ. Nhớ đến chuyện đó, tôi vừa buồn cười, vừa lo cho mẹ hơn. Đúng là con khỉ nghịch ngợm! (Chị tôi sinh tháng khỉ)

.

 

.

Ôn lại những kỉ niệm đã qua, tôi nhận ra rằng, nơi nào có dấu chân tôi là nơi đó “loạn”, đơn cử chính là cái bệnh viện Phụ Sản mẹ chữa bệnh. Hình như mọi người thấy cái việc con trai phụ giúp mẹ ở bệnh viện là hiếm thì phải, hai mẹ con tôi đi đến đâu là có người nhìn đến đó. Tôi nói chuyện với mẹ trong phòng, đùa với mẹ, đùa với tất cả mọi người ai cũng cười, nhưng không ai dám cười to vì đau bụng (vừa phẫu thuật xong). Các bác y tá cũng khen tôi và chúc mừng mẹ có đứa con trai như tôi. Lúc ấy tôi có cảm giác tự hào, và tôi tin mẹ cũng nở mũi giống tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi chăm sóc mẹ tận tay, làm những việc như lau người cho mẹ, đưa mẹ đi vệ sinh, vắt nước cam, mua đồ đạc, pha sữa cho mẹ. Cuối cùng tôi cũng được làm những việc mà tôi mong muốn được làm từ lâu. Lúc ở nhà, hôm nào tôi bày tỏ mong muốn làm việc a, việc b, thì bố mẹ luôn miệng bảo: “Con cứ chú tâm học đi. Mấy việc này để bố mẹ làm cho.” Ngày tết thiếu nhi năm con Dê kết thúc bằng câu nói của bác điều dưỡng viên với mẹ tôi:

-        Cô có thằng con trai như thế này là đáng quý lắm đấy.

Tôi cũng nhớ đến những người bạn tù, à chết, những người cùng phòng bệnh với mẹ. Mỗi người có một cá tính khác nhau. Có người hướng ngoại, thích làm quen với người mới như tôi và mẹ, có người lại "cháo đa", có người lại hướng nội, cả ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại. Thế mới biết, xã hội có rất nhiều loại người khác nhau, như mẹ tôi đã kể. Bệnh viện chỉ là một xã hội thu nhỏ, mà đã phân hóa như vậy rồi.

Ấn tượng nhất là cô người Lạng Sơn đến đây chữa bệnh. Cô có dáng mảnh mai, tóc ngang vai hửng màu nắng, khuôn mặt tươi tắn luôn nở nụ cười. Cô là người mà tôi lẫn mẹ đều yêu quý và có thiện cảm. Cô người Lạng Sơn ấy rất hay giúp đỡ người khác, mà đặc biệt là mẹ. Có hôm, cô cho mẹ tôi củ khoai nhuận tràng, có hôm cô đến hỏi thăm trò chuyện cùng mẹ, có hôm cô tặng mẹ con tôi quả cam, quả thanh mai. Những món quà dù đơn giản, nhưng cũng rất ý nghĩa đối với tôi. Hơn cả, cô là người có thiện chí. Cô được chuyển phòng khác sau khi đã bình phục hơn, và tiện thể mời mẹ tôi sang chung phòng khi nghe tin mẹ tôi sắp bị đuổi khỏi phòng hậu phẫu kia. Cô cũng rất là xì tin luôn. Tôi hay chào cô theo kiểu giơ hai ngón tay hình chữ V rồi vẫy vẫy, cô cũng bắt chước theo. Nhìn cô làm vậy, tôi không khỏi bật cười, và cũng vui nữa, lúc mà có người lại làm theo những điều mình làm (tuy rằng điều đó khá ngớ ngẩn và trẻ con). Cháu xin hẹn gặp lại cô vào lần sau!

Có những người như cô Lạng Sơn, mà cũng có những người không tốt. Ở chung phòng bệnh của mẹ tôi còn có một nữ doanh nhân. Dù nằm viện, cô ấy vẫn rất chăm chỉ - không ngừng làm việc, giao tiếp với khách hàng ngoại quốc của công ti mình. Cô ấy nói tiếng Trung rất giỏi. Nhưng giao tiếp với khách hàng giữa nơi công cộng và cần giữ trật tự như bệnh viện là không nên, vì thế, vô hình chung đã gây ác cảm với nhiều người, ngay cả bác mẹ chồng của chị gái đến thăm mẹ tôi cũng phải phàn nàn: "Cô kia là ai mà mất trật tự ghê thế!". Mẹ tôi cũng không có cảm tình lắm với người này, và cho rằng cô này "cháo đa". Mẹ kể một hôm, khi mẹ vào nhà vệ sinh, mẹ gặp cô này và hỏi chuyện để xem đã có ai vào phòng bệnh mà mẹ tôi đã chuyển ra chưa. "Phòng bệnh chật kín rồi chị ạ!" cô đáp, rồi sau đó mẹ tôi đi qua, lại chẳng thấy ai vừa vào cả. Từ đó, mẹ tôi ghét bà cô ấy hoàn toàn. 

Ngày 5 tháng 6, mẹ tôi ra viện. Mẹ tôi lại được trở về với vòng tay quen thuộc của đất mẹ Xuân Hòa. Giải thoát khỏi chốn bệnh viện ngột ngạt, mẹ thở phào nhẹ nhõm. Tất cả đã kết thúc. Điều mẹ phải làm cuối cùng là hạn chế hoạt động trong vòng một tháng tới, và kiêng nhiều thứ, như thịt đỏ, tôm cua, trứng, thịt gia cầm,... Nhưng với nghị lực kiên cường của người phụ nữ ngoài tứ tuần đã vượt cạn bốn lần của mẹ, tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự hồi phục nhanh chóng của mẹ. Ra viện rồi, mẹ cũng "bồi hồi" nhớ lại những kỉ niệm chốn bệnh viện, và cũng tường thuật lại cho tôi tâm trạng của mẹ khi lên bàn mổ. Mẹ bảo lúc đó mẹ chỉ nghĩ đến các con thôi, nhưng mẹ nghĩ về tôi nhiều nhất; bởi tôi là đứa nhỏ tuổi nhất trong số 3 chị em. Chị cả - chị Ngân - là người đã lo hết mọi viện phí cho mẹ. Chị Ngân sinh năm 1989, đã lấy chồng là anh Vũ Anh và có một mụn con trai đầu lòng. Chị rất thông minh, ngày xưa chị học giỏi lắm. Đến bây giờ, chị vẫn vậy, vẫn tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm học tập cho tôi mà không quên bậc cha mẹ sinh thành cho mình. Mẹ còn kể, trước lúc lên bàn mổ, chị còn nhắn tin: Mẹ ơi cố lên, chúng con yêu mẹ!. Lúc nói, mẹ xúc động nhìn tôi mà cười trong giọt lệ ấm nồng của sự hạnh phúc. Còn chị hai, chị Linh, thì mẹ kể là chăm sóc mẹ mát tay lắm, không vụng như ngày xưa. Chị làm gì cho mẹ cũng chuẩn, cũng làm vừa lòng mẹ. Số mình là con trai vốn vụng về nên không thể đảm được như các chị, nhưng mẹ vẫn khen là tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều trong khoảng thời gian này. Khỏi phải nói tôi mừng như thế nào.

Khoảng thời gian một tháng này, bố tôi thực hiện hết mọi việc – từ nấu ăn, chăm sóc con cái đến dọn dẹp nhà cửa, mặc cho cái chân đau luôn hành hạ bố cứ mười ngày một lần. Tôi thấy đâu đâu cũng nhắc đến và đề cao người mẹ, nhưng có mấy ai viết về ông bố. Phật đã có câu: “Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.”Quả vậy, qua hình ảnh người bố của tôi, tôi đã thấm nhuần những gian truân bố gặp phải trong suốt đường đời. Lâu rồi tôi mới có dịp nói về bố như thế này. Bố Ba tôi đẹp trai phong độ lắm. Ông bố này thì lầm lì ít nói, nhưng khi vui vẻ thì rất vui và hài hước. Bố tôi rất đa tài nữa nhé. Bố tôi không chỉ có tài lãnh đạo gia đình, mà còn có khả năng bếp núc tài ba. Những món ăn của bố đều khiến tôi và mẹ tôi mê mẩn; từ những món đơn giản nhất như trứng rán hay chả lá lốt rán, đến những món phức tạp như canh cua, canh ngao, sườn sào chua ngọt, cá thu,… Bố tôi thuộc cung Xử Nữ, bởi vậy nên bố có tính cầu toàn, cẩn thận. Bố luôn làm việc đúng giờ, theo kỉ luật như nhà lính, ai cũng phải tuân theo bố răm rắp… Tôi rất hâm mộ bố tôi, nhưng tôi ấn tượng nhất với cái đầu cắt cua và bàn tay chai sạn của bố. Cái đầu cua thông minh ấy là dấu hiệu cho tôi thấy đây chính là ông bố thương yêu của mình. Cái đầu cua ấy không chỉ thông minh, mà còn hài hước,uyên thâm, ẩn chứa bên trong nhiều bài học đường đời quí giá bố đã trải qua. Bàn tay chai sạn gân guốc của bố đảm đương mọi việc. Có khi những ngón tay ấy nhẹ nhàng, khéo léo như đang chơi bản sonate về món ăn, có khi những ngón tay ấy lại cuộn chặt vào nhau rừng rực lửa quyết tâm. Bàn tay ấy đã dẫn đường chỉ lối cho tôi suốt năm tháng bé thơ, và là kim chỉ nam dẫn lối cho tôi trong tương lai và mãi mãi về sau. Nhiều khi tôi thiết nghĩ, không có bố tôi sẽ sống ra sao. Bố tôi đã hi sinh rất nhiều, vậy mà tôi vẫn chưa có một lần trả ơn bố. Lời cuối, con xin gửi tới bố năm chữ giản đơn, Con Yêu Bố Rất Nhiều…

Không những thế,tôi đã thử, và thành công nhiều việc trong hè này, như việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, trông và quán xuyến cửa hàng. Chưa có hè nào như hè năm nay, tôi thực hiện nhiều việc đến thế và có nhiều niềm tin cho tương lai như vậy. Tôi tin chắc, qua phút cực khổ đến ngày bồng lai, gia đình tôi sau những sóng gió ngày hè năm con KHỈ  này, tất cả thành viên trong tổ ấm nhỏ nhắn sẽ luôn an toàn, sức sống tràn trề và công việc tiến triển thuận lợi. Tôi yêu mùa hè năm nay quá!

 BẠN LẤY BÀI NÀY THAM KHẢO NHAleuleu

 

8 tháng 12 2016
Ve đã gọi trên những vòm phượng xanh biếc. Một mùa hè lại đến. Sau buổi tan trường, tôi cùng lũ bạn rảo xe trên con đường rợp bóng phượng đỏ. Con đường hoa đỏ cứ tiếp nối những dự định vào hè của chúng tôi. Tuy có ba đứa nhưng câu chuyện rất sôi nổi. Đến ngã tư chúng tôi mới chia tay nhau. Buổi tối cả nhà quây quần đông đủ bên mâm cơm. Mọi người bàn luận sôi nổi bao vấn đề. Còn tôi, điều quan tâm duy nhất là ba định cho chúng tôi đi đâu. Lúc câu chuyện lắng xuống, tôi hỏi nhỏ ba: - Hè này nhà mình có đi nghỉ mát không ba? - Thế mấy đứa muốn đi đâu? - Ba tôi hỏi Anh tôi nhanh nhảu: - Mình về quê đi ba! Lâu lắm rồi nhà mình chưa về quê mà! Tôi lắc đầu quầy quậy, cố gắng thuyết phục: - Đi động Phong Nha đi ba! Nghe nói cảnh ở đó đẹp lắm! Con nghe mấy bạn lớp con cũng đi ở đó, nhiều lắm. Mẹ tôi bàn ra: - Thôi, không đi đâu hết, về quê thăm ông bà. Chúng mày còn khối dịp để đi chơi. Về quê là hay nhất. Sau một hồi bàn luận sôi nổi, ba tôi quyết định cả nhà sẽ về quê chơi ba tuần. Tôi buồn như trấu cắn bởi xưa nay tôi rất ghét về quê. Quê buồn lắm! Không máy vi tính không trò chơi, không có những buổi hẹn nhau đi nhong nhong trên phố... mà sao nhiều người lại thích về quê? Ngay cả hai đứa bạn thân của tôi cũng một mực khẳng định Về quê rất thú vị. Chả biết thú vị chỗ nào. Nhưng tôi đành phải theo ý kiến của cả nhà. Tôi phải về quê vậy! Bạn có biết hành lí về quê của tôi là gì không? Một máy game bỏ túi, đống truyện, một đống tem thư và vân vân... toàn là những thứ để giết thì giờ nhàm chán lúc ở quê. Tôi về đúng mùa gặt. Mọi người bận rộn với công việc đồng áng. Không khí ngày mùa rộn ràng chẳng làm tôi hứng thú gì. Về quê. Anh tôi suốt ngày rong chơi với các anh các chị ở quê mãi đến tối mịt mới trở về, miệng lúc nào cũng hát vang điệp khúc Hè về... để trêu tôi. Cõ lẽ anh thấy tôi suốt ngày cứ ru rú ở nhà quanh đống truyện bên bà. Nhưng tôi mặc kệ. Bà thương tôi lắm, lúc nào cũng kể chuyện cho tôi nghe. Cũng toàn chuyện ở quê thôi. Lúc đầu tôi chẳng thích mấy. Nhưng về sau tôi thấy cũng hay hay. Hóa ra ở cái làng quê nhỏ bé, hẻo lánh này cũng có biết bao nhiêu là chuyện, bao nhiêu niềm vui nỗi buồn, và tâm hồn con người ở đây sao mà chân chất giản đơn đến vậy? Qua những câu chuyện của bà tôi thấy đất quê như đang thấm dần vào trong tôi mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một nhiều đến mức như tôi đã từng lớn lên nơi đây, cùng nếm trải những ngọt ngào cay đắng như con người ở đây từ lâu lắm. Những câu chuyện bà kể hòa cùng hương bưởu dịu êm đưa tôi vào giấc ngủ. Trong mơ, tôi thấy quê hương như chốn thần tiên thơ mộng vô ngần. Không biết từ bao giờ tôi đã chạy ra bãi đất bồi ở làng bên, nơi bọn trẻ trong làng vẫn tụ tập chơi đùa khi chiều đã tắt nắng. Vừa thấy tôi xuất hiện, một con bé, trạc tuổi tôi đã chạy ngay lại nắm lấy tay tôi, rồi hô to: Chúng mày ơi ! Thêm một đồng minh mới. Chơi thôi! Tôi chẳng cần biết chúng chơi gì cũng nhập bọn chơi luôn. Chúng tôi chơi đến tận trưa lúc bà ra gọi mới về. Tôi tíu tít khoe với bà những trò chơi sáng nay của tôi, những niềm vui tôi có được từ những người bạn mới quen ấy. Bà tôi chỉ nghe, cười hiền hậu nhìn tôi tung tăng chạy nhảy. Đến chiều, con bé hồi sáng cùng chơi với tôi sang và mang theo một trái bưởi thật to. Lúc này tôi mới biết con nhỏ là hàng xóm kế sát nhà tôi. Ngày nào nó cũng lấp ló ngoài cửa, thấy tôi mà không dám gọi. Tôi thấy tiếc cho mình bấy lâu nay lạnh nhạt với làng quê, lạnh nhạt với một nơi có bà tôi đang dang tay đón nhận tôi, nơi có những người bạn nhỏ đáng yêu và chơn chất. Hôm sau, tôi theo cả nhà về thành phố, mang theo một tâm trạng khác hẳn lúc về. Tôi thấy nhớ nhung, luyến tiếc cảnh vật nơi đây, những trò chơi, và những điều kì diệu mà tôi chưa thấy nơi đâu có được.hihioaoaokhiuhahaundefined