Câu 39. Các cao nguyên badan ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng
A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc.
Câu 40. Cao nguyên nào sau đây không thuộc nhóm cao nguyên badan?
A. Lâm Viên. B. Di Linh.
C. Kon Tum. D. Mộc Châu.
Câu 41. Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn thứ hai ở nước ta là
A. ĐBSCL. B. ĐBSH.
C. Đồng bằng sông Mã. D. Đồng bằng sông Cả.
Câu 42. Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của ĐBSH so với ĐBSCL là
A. địa hình thấp.
B. có một số vùng trũng do chưa đươc phù sa bồi lấp hết.
C. không ngừng mở rộng ra phía biển.
D. có hệ thống đê ngăn lũ.
Câu 43. Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là
A. ĐBSH.
B. đồng bằng Thanh Hóa.
C. đồng bằng Bình – Trị – Thiên.
D. ĐBSCL.
Câu 44. Dân cư ĐBSCL phải chung sống lâu dài với lũ bởi vì
A. lũ xảy ra quanh năm.
B. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.
C. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.
D. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH.
Câu 45. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng đồi núi nước ta là
A. thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.
C. khí hậu phân hóa phức tạp.
D. sông ngòi dốc, ít có giá trị về giao thông đường thủy