K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2018

bn lên mạng tham khảo nha bn

20 tháng 7 2018

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

   Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

   Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

   Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

  Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

   Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

   Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

   Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

hok tốt

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   "Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời,...", lời bài hát thay cho lời mời gọi du khách đến với mảnh đất hình chữ S tươi đẹp, với những con người cần cù, chất phác và với những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến ngôi chùa Bái Đính với những nét kiến trúc vô cùng độc đáo, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả du khách nước ngoài.

 

   Về với Ninh Bình, mảnh đất cố đô xưa giàu truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam ta, ngoài danh thắng cố đô Hoa Lư, quần thể Tràng An, chúng ta không thể không nhắc đến chùa Bái Đính, là một trong số những ngôi chùa, khu du lịch tâm linh lớn nhất của cả nước. Chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, cách cố đô Hoa Lư 3km về phía Tây, cách thành phố Ninh Bình gần 20 cây số và Hà Nội khoảng 97 km. Từ thủ đô Hà Nội, bạn có thể lựa chọn hai cách di chuyển phổ biến. Đi bằng ô tô theo đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tiếp tục đi 35 cây số, tới cầu Giẽ, đi thẳng tiếp qua cầu, theo biển chỉ dẫn là đến được Bái Đính. Đi bằng xe máy, từ Hà Nội, men theo đường Giải Phóng, qua quốc lộ 1 cũ, đi qua Thường Tín, đến Cầu Giẽ rẽ trái theo hướng quốc lộ về Hà Nam, sau đó tiếp tục đi thẳng khoảng 15 cây số nữa, gặp biển chỉ dẫn rẽ sang Ninh Bình, đi thêm khoảng 35km là tới thành phố Ninh Bình, từ Ninh Bình đi tiếp gần 15km nữa là đến chùa Bái Đính. Và dù là di chuyển bằng phương tiện nào, bạn cũng có thể tự mình chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa mây trời, non nước và không khí vô cùng thoáng đãng, yên tĩnh, thanh tịnh của mảnh đất nơi đây.

   Chùa Bái Đính cổ có lịch sử hình thành khá lâu đời. Theo sử sách lưu truyền lại, hơn 1000 năm trước, khi Ninh Bình có ba triều đại phong kiến nối tiếp: Đinh, Tiền Lê, Lý trị vì; các triều đại đều suy tôn Phật giáo là Quốc giáo nên cho xây dựng nhiều ngôi chùa tại đây, trong đó có chùa Bái Đính nằm trên núi Tràng An. Câu chuyện xây dựng chùa bắt nguồn từ việc dưới thời Lý, một vị Thiền sư là Nguyễn Minh Không khi đi tìm vị thuốc quý chữa bệnh cho Hoàng thái tử Dương Hoán, trên đường về, ngài đã phát hiện ra hai hang động đẹp nằm trên đỉnh núi cao. Bằng cảm quan thần Phật, sau khi chữa khỏi bệnh cho Thái tử, ngài được vua phong chức cao nhưng đã từ chối, xin vua về ngọn núi đã tìm ra cây thuốc để xây chùa thờ Phật để tạ ơn trời Phật. Và ngôi chùa Bái Đính được xây dựng từ đó. Theo dân gian, tên Bái Đính được chiết tự: Bái trong chữ lễ bái, Đính là đỉnh, tên Bái Đính có nghĩa là cúng bái thần Phật ở nơi cao nhất.

 

   Khu du lịch tâm linh Bái Đính ngày nay bao gồm chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới được xây dựng năm 2003, trên sườn núi nằm giữa thung lũng bao quanh là hồ và núi đá. Chúng ta sẽ cùng khám phá từng khu chùa Bái Đính để tìm hiểu những đặc điểm kiến trúc riêng của quần thể chùa lớn nhất Việt Nam này. Đầu tiên là chùa Bái Đính cổ, nằm trên đỉnh núi yên tĩnh, là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố địa linh nhân kiệt: Đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Chùa gồm nhà Tiền Đường ở giữa; bên phải là Hang Sáng thờ Phật, đền thờ thần Cao Sơn; bên trái là đền thờ thánh Nguyễn và Động Tối, với những nét chạm trổ mang đậm kiến trúc thời Lý. Tiếp đến, cách chùa cổ về phía Nam khoảng 800 mét là tới với điện Tam Bảo của chùa Bái Đính mới. Chùa có diện tích khoảng 80 ha, nằm về phía Tây của cố đô với kiến trúc tiêu biểu bao gồm: Điện Tam Thế, điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tháp Chuông, Bảo Tháp,... với những mái vòm nâu sẫm cong vút như hình đuôi chim phượng mang đậm kiến trúc đình chùa Việt Nam.

   Các khu chính đều được xây dựng với phần đỉnh mái có chiều cao từ 14 mét trở lên, cao nhất là đỉnh mái điện Tam thế với 34 mét. Dọc hành lang nối hai đầu Tam Quan là hành lang La Hán với 500 pho tượng bằng đá xanh, mỗi pho cao 2 mét rưỡi và nặng đến 4 tấn. Tháp chuông gồm 3 tầng mái, bên trong có quả chuông nặng tới 36 tấn, được xác nhận kỷ lục là lớn nhất Việt Nam, phía dưới chuông là chiếc trống đồng nặng khoảng 70 tấn. Tiếp đến là các điện chính thờ Phật gồm điện Quan Âm với 7 gian, gian giữa là tượng Phật bà bằng đồng lớn nhất Việt Nam; điện Pháp Chủ gồm 5 gian, gian giữa là tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng lớn nhất Việt Nam; điện Tam Thế nằm trên quả đồi cao 76 mét so với mặt nước biển, bên trong là 3 pho tượng Tam thế Phật tượng trưng cho Quá khứ, Hiện tại, Tương lai. Ngoài ra, chùa Bái Đính mới còn nhiều kiến trúc khác độc đáo, tiêu biểu như: Tượng Phật Di Lặc nặng tới 80 tấn, cao 10 mét được xây dựng trên một ngọn đồi cao; tòa Bảo Tháp trưng bày xá lợi Phật được xây dựng theo phong cách kiến trúc Ấn Độ, xung quanh tường được trang trí bởi hàng nghìn bức tượng Phật khác nhau. Và để làm nên những chi tiết kiến trúc tinh xảo, cầu kì, khi xây dựng chùa Bái Đính đã hội tụ rất nhiều bàn tay tài hoa và khối óc của nhiều người thợ lành nghề từ khắp các làng nghề trên đất nước: Chạm bạc Đồng Xâm, chạm khắc đá Ninh Vân, làng mộc Phúc Lộc, đúc đồng Ý Yên, sơn mài Cát Đằng,... với các nguồn nguyên vật liệu phong phú của địa phương như đá xanh Ninh Bình, gạch men Bát Tràng,...

   Với những đặc điểm kiến trúc vô cùng độc đáo như vậy, chùa Bái Đính cổ đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, cách mạng cấp quốc gia (năm 1997). Chùa tân Bái Đính đã được sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục Châu Á công nhận 9 kỷ lục: Tượng Phật bằng đồng lớn nhất châu Á; tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam; Bảo Tháp cao nhất châu Á; khu chùa rộng nhất Việt Nam; khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam; khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; khu chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước thu hút các đoàn đại biểu, khách du lịch trong và ngoài nước. Lễ hội chính của chùa Bái Đính kéo dài từ ngày mùng 1 Tết đến hết tháng 3 hằng năm với những nghi lễ thờ Phật, tế lễ thần thanh tịnh, trang nghiêm và phần hội với những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

 

   Thiên nhiên quả thật ưu ái khi ban tặng cho vùng đất Ninh Bình nói riêng và cho đất nước Việt Nam nói chung những danh lam thắng cảnh đẹp, độc đáo mà tiêu biểu là quần thể chùa Bái Đính. Bái Đính thật xứng đáng là viên ngọc quý, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, là nơi du lịch tâm linh ý nghĩa thể hiện sự thành kính của con người với thần Phật. Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần ra sức học tập không ngừng và có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước ngày một văn minh, hiện đại hơn.

2 tháng 3 2021

Tham khảo nha

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

31 tháng 1 2018

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.

Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước



Read more: http://vanmau.edu.vn/thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh/#ixzz55judqaeK

31 tháng 1 2018

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông trông ra biển. Thành phố Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ,Chí Minh 1.080 km, nổi tiếng bỏi phong cảnh tuyệt đẹp và truyền thống văn hóa, lịch sử đặc biệt, có tiềm năng du lịch rất lớn.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.054 km2, dân số 1.091.600 người. Địa hình rừng núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở giáp biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; phần lớn là những dãy đồi lô xô như bát úp, với chiều rộng vài trăm mét và chiều cao không quá 500 mét. Vùng đồng bằng duyên hải bề ngang hẹp, chạy song song với bờ biển, đồng ruộng xen lẫn với cồn cát, đầm phá…

thua22223

Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên – Huế như ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi… đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng rồi đổ ra biển. Sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực rộng 300 km2.

Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sấu. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A. Đường sắt xuyên Việt chạy dọc qua tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy của Thừa Thiên – Huế đều rất thuận lợi.

Thừa Thiên – Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kì 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu mát mẻ và mùa đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25°c. Mùa du lịch ở đây đẹp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Thừa Thiên – Huế có tỉnh lị là thành phố Huế và 8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông. Các dân tộc: Kinh, Tà-ôi, Bờ-ru, Vân Kiều, Cơ-tu… cùng chung sống đoàn kết trên mảnh đất này.

Thừa Thiên – Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỉ XIII, vùng đất này đã được nhập vào quốc gia Đại Việt bởi nó là món sính lễ của vua Chiêm Thành dâng lên vua Trần khi cưới công chúa Huyền Trân. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí đặc biệt trong lịch sử nước ta. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 – 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 – 1945). Suốt mấy trăm năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước.

Cảnh quan của Thừa Thiên – Huế đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc do con người tạo nên đã khiến cho Thừa Thiên 1 Huế trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố, in bóng cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp. Những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, thơ mộng vô cùng! Khu nghỉ mát lí tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát nổi tiếng khác của Đông Dương.

Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên – Huế là quần thể các di tích văn hoá với trên 300 công trình kiến trúc cổ bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Vì vậy, ngày 11 tháng 12 năm 1993, Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thừa Thiên – Huế còn là một địa phương có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối khác, liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.

Tất cả các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho những đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên – Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.

Nét đặc trưng của văn hóa ở Thừa Thiên – Huế là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian Và văn hóa cung đình. Những điệu hò, điệu lí dân gian đã được tiếp thu và cải biên để phục vụ vua chúa, quan lại và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, điệu múa phổ biến như ca Huế, múa cung đình Huế… Nền văn hóa này ngày nay đang được gìn giữ và phát triển.

Nét văn hóa Huế còn biểu hiện ở việc duy trì các làng nghề truyền thống như nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề làm nón… mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tài năng và tâm hồn của người dân xứ Huế.

Văn hóa ẩm thực ở Huế cũng rất phong phú. Những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế cùng hàng trăm loại bánh chỉ ở Huế mới có, sẵn sàng phục vụ du khách muôn phương.

Là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nên Thừa Thiên – Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm chung của các lễ hội là đều được tổ chức công phu khiến du khách say mê, thích thú. Tiêu biểu như lễ hội Điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na theo phong tục của người Chăm. Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ. Hội chợ xuân ở Gia Lạc. Hội vật võ ở làng Sình. Hội đua thuyền trên sông Hương. Hội thả diều trong các ngày lễ lớn…

Huế là kinh đô cổ còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm… của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Có thể kể đến Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm các, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… Nếu vịnh Hạ Long là sự sắp đặt kì diệu của Tạo hóa thì cố đô Huế là sản phẩm được làm nên bởi khối óc và bàn tay tài hoa của con người.

Du khách đến Huế không mấy người bỏ qua chương trình dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến Huế là nói đến sông Hương bởi không có sông Hương thì đấu còn là Huế mộng, Huế mơ…

Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo.
(Ca dao)

Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Với độ dài 80 km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn nhu có sự sắp đặt tài tình làm tôn thêm vẻ kiều diễm cho đất cố đô. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền; đưa du khách lên thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… rồi xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách nào thích suy tư, xin mời ngược dòng sông Hương lên với rừng thông lăng Thiên Thọ để lắng nghe vi vút tiếng thông reo…

Dưới ánh trăng khuya, mặt sông lấp lánh như dát bạc. Giọng hò Huế ngọt ngào, tha thiết cất lên, man mác, chơi vơi trên, sóng nước. Du khách đón chén rượu mời từ tay cô gái Huế và thả hồn thưởng thức tiếng đàn, giọng hát như ru người vào cõi mộng.

Nói đến sông Hương là phải nhắc đến Ngự Bình, bởi sông Hương núi Ngự là biểu tượng của kinh đô Huế. Núi còn có tên là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3 km. Nhìn từ xa, Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của núi khoảng 100 m. Xét theo thuật phong thuỷ thì Ngự Bình được coi như tấm bình phong che chở cho kinh thành. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá của Tạo hóa, làm nên vẻ sơn thuỷ hữu tình rất đặc trưng của xứ Huế.

23 tháng 10 2017

-Vịnh Hạ Long, bán đảo Côn Sơn.

23 tháng 10 2017

Nhận xét nữa nha bạn

25 tháng 4 2017

Vì khi đánh cánh quân mạnh nhất là liễu thăng thì các cánh quân nhỏ kia tự động rút lui

haha

25 tháng 4 2017

củm ơn nhavui

19 tháng 5 2018
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.” Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó. Theo kết quả kiểm kê, hiện nay cả nước có trên 4 vạn di tích, trong đó tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau. Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự... Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này. Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có “Rừng vàng biển bạc” với một hệ động thực vật đặc biệt phong phú và nhiều hang động kỳ thú đủ sức hấp dẫn mọi du khách. Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt. II. Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh: - Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. - Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. - Trong những năm qua, nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách tích cực dưới các mức độ khác nhau. Các chương trình festival ở di tích Cố đô Huế, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Hành trình du lịch về nguồn (các di tích cách mạng ở miền Bắc, miền Trung)... đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và dần trở thành những ngày hội văn hóa lớn của cả nước. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhiều di tích có nguồn thu lớn như: di tích Cố đô Huế thu từ bán vé năm 2006 đã đạt mức 55 tỷ đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Di tích Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu được 3 đến 4 tỷ đồng/năm... Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là: - Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di tích và trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể. - Chúng ta còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của di tích trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để bảo tồn di tích. - Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố, còn nhiều di tích cần phải giải tỏa sự vi phạm. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định hướng để sử dụng có hiệu quả. - Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi. - Việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm một cách khoa học, bài bản. - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích. Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý, chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếu bàn tay chuyên môn (họa sỹ, kiến trúc sư chẳng hạn). Do đó, sản phẩm lưu niệm thường rất xấu, ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với di tích. Giá trị dịch vụ trong khai thác di tích còn chiếm một tỷ trọng rất thấp - Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế. Thiếu những cuốn sách cẩm nang về di tích để phục vụ du khách. - Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở, người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng. III. Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. - Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO. ICOMOS nhấn mạnh tới “một chương trình thông tin đại cương” cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường. - Sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt là những quy định của các Luật thuế cho phép các doanh nghiệp, cá nhân được giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua di vật, cổ vật hiến tặng bảo tàng nhà nước, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về di tích.v.v. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá - Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, với quan điểm di tích là cái đang có, cái không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc. Từ thực tiễn và những bài học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO, ICOMOS đã ban hành nhiều công ước, hiến chương trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển như Hiến chương về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “...bảo vệ các thành phố và các đô thị lịch sử khác phải là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...”; “Những chức năng mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đương đại đòi hỏi phải thích hợp với đặc trưng của thành phố lịch sử.”; bảo vệ di tích không có nghĩa bảo vệ một cách bất di bất dịch, Hiến chương cũng nêu rõ: “Việc đưa các yếu tố đương đại vào mà hài hòa được với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú.”. - Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa, và di sản thiên nhiên và đã thành một phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ...đó là mối tương tác giữa du lịch và di sản văn hóa nêu tại Công ước quốc tế về du lịch văn hóa đã được ICOMOS thông qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ước: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách nhiệm về di sản và những người kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó.”. Công ước đã đưa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa, 6 nguyên tắc này hoàn toàn có thể và cần được áp dụng trong điều kiện Việt Nam, các nguyên tắc đó là: + Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hóa của cộng đồng đó. + Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau. + Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản, phải bảo đảm cho du khách sẽ cảm nhận được là bõ công, là thoải mái, là thích thú. + Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch. + Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà. + Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa. Vì vây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Muốn vậy thì cần phải: - Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
18 tháng 11 2016

Viết về Vịnh Hạ Long nhé!

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

5 tháng 2 2017

Gioi lam hihihiha