viet tat ca cac bai van hoc trong lop 3,4 VD:ta con meo,ta bac si,ta ca si dang bieu dien,...
nhanh len ai nhanh nhat cho 3tik
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kết bài không mở rộng: Em rất thích giọng hát của bác Trần Tiến. Em sẽ cố gắng sưu tập một bộ đĩa hát của bác để lúc nào rảnh rỗi em thưởng thức.
- Kết bài mở rộng: Các bài hát mà bác Trần Tiến sáng tác đều phù hợp mọi lứa tuổi. Bố em rất thích bác hát bài Ngọn lửa cao nguyên bởi âm hưởng của nó hùng tráng, gợi được cả một cuộc sống sôi động của đồng bào Tây Nguyên. Còn mẹ thì lại thích bài Chị tôi lời ca nhẹ nhàng đầm ấm như lời tâm sự. Còn em thì rất thích bài Mặt trời bé con nhí nhảnh, tươi vui. Em mong rằng bác sẽ sáng tác nhiều bài hát cho tuổi thiếu niên.
Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy tiếng giới thiệu trên ti vi nhà mình “Các bạn thân mến! Mở đầu chương trình ca nhạc hôm nay, ca sĩ Trần Tiến sẽ biểu diễn bài Mặt trời bé con." Em vội bật dậy, chạy lên xcm. Hay quá Bài này em rất thích mà.
Em chăm chú nhìn lên màn hình nhỏ. Bác Trần Tiến ôm cây đàn ghi-ta nhanh nhọn hước ra sân khấu. Em hồi hộp chờ đợi. Bác ca sĩ gảy đàn. Điệu nhạc quen thuộc vọng vào tai em. Một giọng hát trầm trầm vang lên: “Ngoài kia có cô bé...!”. Hay quá! Bác Trần Tiến giả bộ nhòm ngó, rồi lấy ngón tay làm mắt tròn, y như trong lời bài hát, trông thật là buồn cười. Em vừa nghe vừa hát thầm. Giọng hác Tiến trầm xuống. Hai tay bác đặt lên ngực, cái đầu lắc lắc vẻ hóm hình: Hạnh phúc quá đơn sơ. mà tôi đâu có ngờ...”. Bỗng bác hát cao lên, mắt nheo nheo: Trời mưa quá em ơi...” Thật là vui nhộn em vồ tay đồm độp. Cái miệng bác cười thật tươi. Đang hát vui như vậy thì bác lại cúi gập người, mặt nhăn nhăn nhó nhó, vẻ thương tiếc. Giọng bác hạ xuống: “Bài ca ướt mất rồi, còn đâu?”. Em reo lên “Tài quá!”, bác hát lúc trầm lúc bổng, lời hát đã đi sâu vào lòng em. Thỉnh thoảng, bác lại cầm vạt áo com-lê màu sáng. Tay bác dang rộng, hát cao lên “tôi đâu có ngờ”. Bác Tiến không ngừng nhún nháy. Em vừa nghe vừa lắc lư người thích thú. Bác Trần Tiến hát thật hay, phải gọi là mê li. Đoạn cuối, bác hát rất đạt. Từ cái miệng rộng của bác luôn xuất hiện những nụ cười hóm hỉnh. Bác hát cao lên, em tưởng như bay vút lên Lận mây xanh. Tay bác giơ cao, ngón tay giá làm mặt trời bé con. Bác hơi cúi người, lấy tay chìa ra trước. Đôi mắt bác mở to, giọng nhanh mà vui nhộn “La la lá, là la la...”. Bác ngừng một lốt đế hát tiếp đoạn hai. Từng khúc nhạc vang lên rộn ràng. Em chạy đến mở to tiếng trong tivi. Bác Trần Tiến cầm một bông hoa hé nở vừa ngửi vừa nheo mắt. Trông bác thật đáng yêu làm sao. Vừa đánh đàn, bác vừa đi trên sân khấu cười tươi. Một giọng hát quen thuộc lại cất lên. Có lúc, bác vuốt mái tóc điểm bạc, cười ngượng nghịu làm em kêu lên:
- Bác Trần Tiến này nhộn quá!
Lúc hát gần xong, người bác hơi ngả ra sau. “Lá la...”.
Thôi! Thế là bài hát chấm dứt. Nhìn lên ti vi, em tiếc ngẩn ngơ, chỉ muốn bác Tiến hát nữa, hát mãi.
1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:
a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
Trả lời:
a. Cách kết bài không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, kết nối tình cảm với người được tả.
b. Cách kết bài mở rộng: sau khi tả bác nông dân, đoạn kết nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).
a. Tả một người thân trong gia đình em.
b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Trả lời:
a. Tả một người thân trong gia đình em.
b. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Không phải riêng em yêu ca nhạc và hâm mộ nghệ sĩ Trung Đức, cả nhà em và nhiều người nữa đều ái mộ ông. Ông quả xứng danh với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà Nhà nước phong tặng. Nghệ sĩ Trung Đức hoàn toàn chinh phục khán thính giả và khơi dậy trong lòng công chúng một tình yêu sắt son, chung thuỷ với những người thân yêu, với Tổ quốc thiêng liêng, với nghệ thuật âm nhạc chiến đấu trữ tình.
mb mở rộng
Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh – một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.
Dưới ánh đèn chiếu sáng soi rọi anh hát rất nhiều bài nổi tiếng và liên tục, mỗi bài hát được cất lên đều được khán giả hát theo, không có gì lạ bởi đây là những bài “hit” được nhiều bạn trẻ biết đến. Mỗi bài hát đều có nhóm nhảy phụ họa và những điệu nhảy trẻ trung cũng xuất hiện, nhất là những bài hát nhạc nhanh động tác vũ đạo càng dứt khoát, mạnh mẽ. Ca sĩ Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu đến khán giả những bài hát mới của mình, hi vọng được mọi người đón nhận trong thời gian đến.
Kết thúc buổi biểu diễn nhiều khán giả cũng nán lại để được xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng. Ca sỹ Noo Phước Thịnh dù mệt nhưng rất vui vẻ ký tặng, hôm đó em cũng nhận được chữ ký của ca sỹ mà mình yêu thích.
Đây là buổi biểu diễn rất đáng nhớ khi em đã xin được chữ ký của thần tượng mà mình yêu mến. Mong rằng anh luôn được khán giả và công chúng đón nhận.
Bn tham khảo a~
Chương trình sinh nhật VTV3 tròn 10 tuổi được tổ chức tại trường quay S9. Sân khấu được trang hoàng thật đẹp. Ánh sáng lung linh vừa làm cho khung cảnh vừa kì ảo vừa lộng lẫy. Chương trình sinh nhật VTV3 có rất nhiều ca sĩ biểu diễn, nhưng em thích nhất là chị Mỹ Tâm và bài hát chị thể hiện.
Sau lời giới thiệu của chú Lại Văn Sâm, chị Mỹ Tâm tươi tắn bước ra sân khấu trong những tràng pháo tay giòn giã. Năm nay chị khoảng 25 tuổi. Dáng người chị cao dong dỏng. Chiếc váy màu hồng ôm lấy thân hình thon thả của chị. Ánh đèn sân khấu làm cho chị thêm xinh đẹp. Đến giữa sân khấu, chị cuối chào khán giả. Một tràng pháo tay nữa lại vang lên. Chị Mỹ Tâm khẽ nhún nhảy, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Chị đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ. Mỹ Tâm cất tiếng hát. Giọng hát của chị vút cao. Cả trường quay chìm trong im lặng. Ánh đèn sân khấu hắt lên làm khuôn mặt chị rạng ngời. Hai má ửng hồng, chị mỉm cười với khán giả. Có lúc chị đưa tay lên, nháy mắt một cái rất điệu. Trông chị như một chú chim họa mi đáng yêu. Rồi chị xoay một vòng, mái tóc tung bay: “Họa mi, họa mi hót giữa bầu trời xanh…”. Giọng hát của chị vút lên hòa cùng điệu nhạc sôi động. Tiếng đàn, tiếng hát vừa ngừng, cả trường quay như muốn nổ tung bởi tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả.
Nhạc vừa dứt, chị Mỹ Tâm cúi chào khán giả rồi đi vào. Hình ảnh chị Mỹ tâm với bài hát Họa mi tóc nâu đã làm em nhớ mãi. Em mong sao sẽ được xem chị Mỹ Tâm biểu diễn nhiều tiết mục hay hơn nữa.
Nguồn: Mạng Oppa
lâm chấn khang là 1 trong những ca sĩ dở hơi nhất mình từng gặp, anh ta sở hữu giọng ca con bồ rồ, nghe hát xong là muốn ói, khỏi cần ăn luôn, cái mặt thì ngơ ngơ, tóc thì chổng vó, nói chung ngớ ngẩn hết sức
Bạn nào cùng quan điểm thì
Mk đang rất hào hứng đấy
Cảm ơn nhá
Ca sĩ đẹp trai Jack tên thật là Trịnh Trần Phương Tuấn, chàng trai sở hữu giọng hát luyến âm cực hay sinh năm 1997, quê ở Bến Tre. ... Tuy vậy chỉ tới khi ra mắt “Hồng nhan”, Chàng ca sĩ Jack mới thực sự được người nghe chú ý. Hiện tại Jack là một hạt giống tốt cho nền âm nhạc nói chung và Rab Việt Nam nói riêng.
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
a) Bốn từ mượn là:
+ Sứ giả
+ Tráng sĩ
+ Trượng
+ Giặc ( từ này chưa chác đã phải nha!)
b) Từ đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn ca ngợi hình tượng tráng sĩ đánh giặc cứu nước và truyền thống nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. ( câu này mình cũng chưa chắc chắn lắm nha)
Mình được 9 điểm bài kiểm tra văn 1 tiết thôi nên nhiều cái mình cũng chưa chắc chắn. Xin lỗi nhé! Lúc nào bạn thi xong cho mình biết điểm của bạn nha! Chúc bạn học tốt!