neu hinh dang cua banh goi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
vậy mua 12 cái hết :12.5500=66000(đ)
vậy mua bánh với giá 11000 thì mua được:66000:11000=6(cái bánh)
_Cao nguyên là địa hình thường có độ cao tuyệt đối là trên 500m.Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng,nhưng có sườn dốc,nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
_Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.Độ cao tuyệt đối của nó thường dươi 200m,nhưng cx có những bình nguyên cao gần 500 m.
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.
Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-c34a1481.html#ixzz5W7wR8X1Z
--Tham khảo--
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)
- Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
- Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
- Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)
- Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn
- Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
- Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son
- Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Bạn học tốt nhé ^^
Nếu cửa hàng chỉ có 2 loại bánh là socola và con lai thì ta giải như sau :
10000 - 5452 = 4548 ( gói )
Đáp số : 4548 gói bánh con lai .
Còn trường hợp có thêm nhiều loại bánh nữa thì chứng tỏ sai đề hoặc đề vô lý
Số gói bánh còn lại là:
10 000 - 5452 =4548 (gói bánh)
Đ/S 4548 gói bánh
2 gói bánh có số tiền là
4000x2=8000(đồng)
4 gói kẹo có số tiền là
2000x4=8000(đồng)
phải trả số tiền là
8000+8000=16000(đồng)
đs:16000 đồng
Số tiền mua 2 gói bánh là: 4000x2=8000 đồng
Số tiền mua 4 gói kẹo là: 2000x4=8000 đồng.
Số tiền Hùng phải trả 2 gói bánh và 4 gói kẹo là: 8000+8000=16000 đồng
Đáp số: 16000 đồng
Bánh gối của Việt Nam có thể trở thành một món khai vị trên một bàn tiệc gồm các món Á - Âu ở Tây phương.
Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.
Chưa rõ nguồn gốc bánh gối từ đâu. Bánh gối Việt tương tự như bánh Đỉnh Nhĩ hay bánh Quai Vạc của Trung Quốc, nên có thể nó là phiên bản Việt, có tiền thân là hai thứ bánh Trung Hoa trên, được Hoa Kiều mang vào Việt Nam từ mấy thế kỷ về trước. Từ thời thuộc Pháp đến gần đây, bánh này vẫn còn được dân Hà thành gốc gọi là bánh “Pa - tê - sô”, dù nó rất khác với bánh “Pâté chaud” theo thực đơn hiện tại ở châu Âu.
Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt, xung quanh viền một lớp vải mỏng, mềm mềm, xếp nếp xoăn xoăn điệu đà, trông rất đáng yêu. Cho đến những năm 80 thế kỷ trước, gối may kiểu này luôn xuất hiện cùng với niềm vui đón em bé sơ sinh về nhà.
Làm nhân cho bánh gối khá đơn giản. Nó bao gồm thịt lợn luộc thái nhỏ (hoặc thịt lợn xay/băm), mộc nhĩ, miến, củ cà rốt hoặc su hào thái nhỏ, cùng một số gia vị khác. Khâu cần chú ý đặc biệt là vỏ bánh và nước chấm. Bí quyết làm vỏ bánh là chọn bột chất lượng cao, gia giảm phù hợp, sao cho vỏ bánh có thể cán thật mỏng, nhưng vẫn mềm và dẻo, bao bọc được khối nhân bên trong, khi đem rán vỏ không bị rách vỡ. Bánh gối thường ăn lúc còn nóng (hẳn vì thế mà mang tên Tây là “Pâté chaud” – bánh nóng), cùng với nước chấm và rau sống.
Bánh gối luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu. Khi ngắm và thưởng thức các thứ bánh xinh xinh, hình bán nguyệt ấy trên bàn ăn, một cảm giác lạ mà quen cứ vương vấn trong lòng. Vỏ chúng vẫn làm từ bột mì, nhưng công thức làm nhân khác nhau, đậm tính dân tộc: nhân mặn từ thịt trộn với nấm, nhân xúc xích, nhân phó mát trắng (pho mát từ sữa đã rút kem (white/cottage cheese), nhân ngọt làm từ mứt hoa quả.
Bánh gối Việt luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu
Bánh gối Việt gần giống với món bánh pierogi ở Ba Lan (món bánh có vỏ giống bánh gối nhưng được hấp hoặc chiên và được ăn kèm với kem chua), bánh pelmeni ở Nga (một loại bánh bao mang ý nghĩa may mắn của nước này), bánh vareniki của người Ukraine (cũng là một kiểu bánh bao có hình dạng bánh gối).
Tuy có điểm tương đồng về hình dạng nhưng cách chế biến của bánh gối với những loại bánh này khác nhau. Các “đồng minh bánh gối” ở châu Âu thường được đem luộc chín hoặc hấp. Với bánh nhân mặn, sau khi luộc chín, người ta xếp chúng ra đĩa, rồi phủ một lớp hành phi thơm sẵn với bơ, đôi khi cho vào chảo rán với bơ, thêm chút hành thái nhỏ. Với bánh nhân ngọt, luộc xong bày lên đĩa phủ chút đường hoặc kem ngọt. Nhiều nơi còn áp dụng cả cách nướng các thứ bánh vỏ bằng bột mì cán mỏng này.
Dù ngoại hình có giống nhau, bánh gối Việt có hương vị rất khác, đặc biệt nữa là lại có mép bánh vặn như xoắn thừng. Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối. Không nhất thiết phải rán vì người Âu không chuộng món rán, mà có thể đem nướng bánh gối và tạo bánh thành hình tam giác, hay chữ nhật.
Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối
Bánh gối do người Việt ở nước ngoài làm cũng có tạo hình tam giác hoặc chữ nhật
Người Châu Âu không chuộng đồ rán nên món bánh Việt này thường được đem nướng
Bánh gối nướng còn có lợi thế là có thể ăn nguội mà vẫn giữ được độ giòn, nên có thể làm sẵn trước rồi đem bày lên bàn tiệc. Nếu thích ăn nóng, bạn có thể cho vào lò nướng 5 – 10 phút trước khi ăn. Bánh gối với rau sống và nước chấm Việt thường hết veo tại các bữa ăn Việt ở châu Âu.
Ngoài vai trò món khai vị, bánh gối nướng thường được hoan nghênh ở các liên hoan nhẹ, bữa ăn nhẹ vào buổi tối.
Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.
Hok Tốt !!