K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 6 2021

Em thích ngắm nhìn mọi người trong nhà lúc đang làm việc, như mẹ nấu cơm, em trai tập đọc và đặc biệt thích quan sát bố khi đọc báo.

Bố đi làm cả ngày, chỉ có thời gian rảnh rỗi vào buổi tối nên sáng nào trước khi đi làm bố cũng mua báo để ở nhà. Tối tối, sau bữa cơm, bố ngồi đọc báo. Bố coi đọc báo cũng như một công việc, cần tập trung và nghiêm túc. Vì vậy, khi đọc bố rất cần yên tĩnh. Bố ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, ở đó thoáng mát và tĩnh lặng. Mỗi tối, bố đành cả tiếng đồng hồ để xem tin tức. Những tờ báo hay được bố em quan tâm là báo Lao động, An ninh, Tuổi trẻ... và không thể thiếu tờ báo Thể thao. Trước lúc đọc báo, bố lấy từ trong cặp cái kính trắng, mắt không được tốt khiến bố cần có sự trợ giúp. Lần lượt, bố đọc từng tờ một. Tờ báo nào bố cũng mở nhanh tất cả các trang xem có tin tức gì nóng hổi, rồi lại lần lượt xem kĩ từ đầu. Bố rất quan tâm đến những sự kiện nổi bật diễn ra trong ngày nên mục đó được bố rất chú ý. Nhìn dáng bố ngồi ngay ngắn, gương mặt nghiêm túc y như khi làm việc vậy. Đôi mắt bố dõi chăm chú từng dòng, từng dòng một. Đôi lông mày rậm của bố thỉnh thoảng nhíu lại. Những nếp nhăn trên trán lúc co lại lúc giãn ra như suy tư, băn khoăn điều gì. Có lẽ mẩu tin nào đó khiến bố bứt rứt nên bố đưa tay lên vò vò mái tóc khiến chúng rối tung. Những lúc đọc được tin gì tâm đắc, khuôn mặt bố giãn ra dễ chịu, một nụ cười nở khẽ trên môi. Những mẩu chuyện cười làm cho bố thư giãn hơn, thi thoảng tự nhiên bố nói to lên “hay”, khiến cả nhà bụm miệng cười. Tờ báo không thể bỏ qua của bố là tờ Thể thao. Mặc dù dã theo dõi tin trên ti vi nhưng bố muốn xem họ bình luận, nhận xét thế nào về các trận đấu, về các cầu thủ... Vì thế, đây là giờ phút bố say sưa nhất. Bàn tay bố đặt lên bàn, mấy ngón tay gõ gõ nhẹ, cái đầu gật gù vẻ tâm đắc lắm. Mẹ bảo em mang nước cho bố. Em bưng lên để bên cạnh nhưng bố cũng không để ý, cứ mải miết đọc...

Một giờ trôi qua với biết bao cảm xúc. Sau khi “giải quyết" xong các tờ báo, bố thở một hơi nhẹ nhõm. Bố gấp lại các tờ báo một cách gọn gàng rồi đặt lên cái kệ gần đó, xếp theo vị trí đã định. Bố đứng đậy, bỏ đôi kính trên mắt xuống và vặn mình mấy cái... Bố ra nhà ngoài nói chuyện với mọi người. Nếu có tin tức gì hay bố kể lại cho cả nhà nghe, bàn tán sôi nổi. Nhiều khi không biết bố đang nói về vấn đề gì nhưng nhìn bố hào hứng thì ai nấy đều lắng nghe.

Em thích nhất là được nhìn bố ngồi đọc báo mỗi tối. Có lẽ bởi vì cách đọc báo hơi đặc biệt nhưng như vậy mới là bố của riêng em

23 tháng 6 2021

Ba em làm việc ở nhà in của tòa soạn báo nên ngày nào ba cũng đem về rất nhiều báo. Đôi bàn tay lem luốc mực in của ba, rửa mãi vẫn chưa sạch hẳn những vệt đen sắp xếp từng tờ báo theo thứ tự để đọc. Có những tờ ở cơ quan ba in như: Tin tức, đời sống pháp luật, văn hóa thể thao…Cũng có những tờ ba mua thêm như: Tuổi trẻ, thanh niên, phụ nữ…Đôi mắt mệt mỏi của ba sau một đêm dài làm việc căng thẳng cố mở to và cuốn lấy từng chữ đều tăm tắp hiện ra trên mặt báo. Ánh mắt chăm chú như vậy nhưng vẫn dõi theo em đang chuẩn bị ăn uống, thay đồ đi học. Ba đọc đến những tin hỏa hoạn, động đất hay những tệ nạn xã hội, những tai nạn giao thông, liền đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Giọng ba thảng thốt, không còn trầm ấm như thường ngày mà lộ ra vẻ lo lắng, bất an. Lúc ấy, ba ngồi dựa vào thành ghế và thở dài. Cái dáng dong dỏng, cao cao ấy trong màu áo xanh công nhân chưa kịp thay làm em thấy chạnh lòng. Khi đọc những chuyện lạ bốn phương, những truyện cười, giọng ba cười khanh khách. Những lúc ấy, em liền chạy đến xem ké tờ báo, ba vuốt đầu em và kể cho em nghe. Hai cha con cười sảng khoái, giúp em tỉnh táo hẳn cơn buồn ngủ, để bắt đầu cho một ngày học mới. Ba hỏi em có muốn đọc báo Nhi Đồng không, ba mua. Ba khuyên em nên thường xuyên đọc báo để nắm bắt được nhiều thông tin trong cuộc sống và rèn cách viết văn.

24 tháng 12 2018

Tả Mẹ Em Khi Đang Nấu Cơm

Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả,chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có 1 bữa ăn ngon.

Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.

Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp.Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo,nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chon một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình.Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng.Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền.

Em nhanh nhảu dọn ra để ăn,sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn,ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu.Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ

Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn,có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng.

  Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.

  Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:

-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!

-Có phải cái Sa không?

-Tao đây chứ ai hử?

-Thôi, từ từ, tao ra.

Nó vừa ra, tôi đã hỏi:

-Mày có tiền không?

-Mày hỏi làm chi?

-Tao cho cụ Danh

-Chi vậy? Rảnh quá hử?

-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.

-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?

-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!

-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!

-Ừ, còn cái Thương.

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co

Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:

-Thương ơi, mày có nhà không?

-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?

Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:

-Mày có tiền không?

-Có

-Mấy xu?

-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!

-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!

-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?

-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!

-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.

_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________

4 tháng 5 2016

Trong cuộc đời của mỗi người, không ai có thể sống một cuộc sống cô đơn, buồn tẻ. Bởi vậy hai chữ “ tình bạn “ xuất hiện. Nó làm cho cuộc sống nhộn nhịp,vui vẻ, sinh động hơn. Nó đến xua tan đi cái tẻ nhạt, cái cô đơn của cs. Tình bạn mà một thứ mà tạo hoá đã tạo ra giúp cho con người với con người trờ nên thân thiết, thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Đồng thời hai chữ “ lỗi lầm cũng xuất hiện. Bởi vì con người không ai hoàn hảo cả, không ai không có những lần mắc lỗi. Và tôi cũng vậy, trong tình bạn, đã có lần tôi có lỗi với người bạn thân của mình làm suýt nữa mất đi tình bạn quý giá. Tôi sẽ không bao giờ quên được chuyện đó. Chuyện xảy ra thế này:
Lần đó, Phương rủ tôi sang nhà bạn ấy để cùng giải mấy bài tập và muốn khoe với tôi cái đĩa nhạc mới được ông anh họ tặng. Buổi chiều hôm đó, đúng 2 giờ, tôi đã có mặt trước nhà Phương. Mới đến trước cổng, con Milu đã chạy ra quấn quýt, vẫy đuôi như muốn tôi âu yếm, vuốt ve nó. Rồi từ trong nhà, Phương chạy ra:
- Sao giờ mới đến? Tao đợi mày từ lâu lắm rồi đó!
-Ừ! Tao biết, nhưng tao còn phải phụ mẹ dọn nhà cửa.
- Ừ! Thôi, đi vào nhà đi, ở ngoài này nắng khiếp!
Rồi hai đứa đi vội vào nhà, Phương nói:
- Mày lên trên phòng đợi tao trước đi, tao xuống dưới kia lấy nước rồi lên sau.
Tôi đi lại cầu thang, bước lên từng bước, tôi thầm nghĩ:” Nhà giàu có khác, đầy đủ tiện nghi, đi lên cái cầu thang cũng đã đủ sướng rồi” Lên đến phòng, mở cánh cửa ra, tôi tự hét lên:
- Woa! Căn phòng thật đẹp, lộng lẫy quá!
Bước vào phòng, tôi bị choáng ngợp bởi sự đẹp đẽ của căn phòng. “ Rất gọn gàng” phải nói là như vậy, một góc là tủ quần áo, góc kia là chỗ ngủ, còn nới học tập là có một giá sách rộng< dân học mà> được đặt bên cái bàn nhỏ nằm gần cửa sổ. Tôi bước lại gần giá sách, lạt lật từng cuốn sách, cuốn báo một. Đến khi thấy cuốn sách “ Thiên đường mùa hè”, tôi cầm lấy và lại chỗ bàn ngồi học của Phương để đọc. Ngồi phịch xuống ghế, tôi bắt gặp thấy cuốn sổ nhỏ nhỏ, xinh xinh có bìa màu hồng. Tôi đặt cuốn sách xuống, tay cầm lên cuốn sổ nhỏ xinh kia. Vì là bạn thân, nên tôi không e ngại gì khi cầm cuốn sổ lên và mở ra. Lúc mở ra, tôi mới biết thì ra đó là cuốn nhật kí mà Phương đã trút hết tâm sự vào. Đã định gấp sổ lại rồi, nhưng không hiểu vì sao, tay tôi lại lật trang giấy tiếp theo ra: “ Hôm nay là ngày 26/8, mọi việc hôm nay cũng bình thường, rất vui vẻ vì mọi chuyện đều xảy ra tốt đẹp.” Sang trang tiếp theo, tôi thấy :” Ngày 27/8, hôm nay là sinh nhật mình, mình nhận được rất nhiêu quà từ gia đình và bạn bè. Tiếp theo, sự tò mò đã chiến thắng tất cả, tôi tiếp tục giờ sang trang khác. “ Hôm nay là ngày 30/8, hôm nay D đã nói với mình là cậu ấy thích mình. Mình không biết phải trả lời thế nào cả. Vừa lúc đó, sau lưng tôi, mà không, hình như là đầu cửa phòng, có một tiếng “ choàng “, Phương đã nhìn thấy mọi việc và đã đánh rơi mất 2 ly nước cam đang cầm trên tay. Tôi quay phắt người lại, nước mắt tôi không hiểu vì sao lại tự nhiên ứa ra. Tôi làm rơi cuốn nhật kí, tôi chạy vụt đi, nhanh thật nhanh rồi về nhà. Về đến nhà, tôi vào phòng, đóng sập cửa lại, trèo lên giường và khóc nức nở. Cả đêm, tôi nằm trằn trọc, không ngủ được. Tôi nghĩ : “ Tại sao vậy Nhật Anh? Tại sao mi lại làm như vậy? Mi có biết làm như vậy là xấu, là sai không? Tại sao mi có đủ tò mò, dũng cảm để đọc cuốn nhật kí mà tại sao không đủ can đảm để nói ra ba từ “ Tao xin lỗi “. Những câu hỏi “ tại sao” cứ luẩn quẩn trong đầu tôi. Tôi quyết định, sáng mai đi học sẽ gặp Phương rồi xin lỗi, mong được Phương tha thứ. Nhưng rồi khi đến lớp, Phương tránh mặt tôi. Tôi buồn lắm, rồi cả tuần như vậy. Đến sáng ngày thứ 7 mà Phương còn giận tôi. Ra về, tôi lấy hết can đảm, chạy theo Phương và nói:
- Tao thực sự đã sai, tao xin lỗi mày.
Chỉ ngắn gọn vậy thôi nhưng nước mắt của tôi lại chảy. Phương quay người lại, đôi mắt của cậu ấy cũng đã đỏ hoe
- Tao cũng xin lỗi, tao quá ích kỉ phải không?
Tôi nói ngay, cướp lời Phương:
- Không! Lỗi là tại tao mà! Đừng giận nữa nha.
Phướng nói:
- Tao hết giận mày từ lâu rồi nhưng không nói ra được, có cái gì đó nghẹn nơi cổ họng tao.
Hai đứa tự nhiên khóc oà. Ôm lấy nhau, cả hai cả khóc cả cười. Rồi hai đứa cùng nhau dắt xe về, nói chuyện râm rả, cười tíu tít cả chặng đường đi. Phương còn nói 1 câu mà để tôi nhớ mãi:
- Dù có việc gì xảy ra đi nữa thì 2 đứa mình vẫn mãi là bạn. Cậu nhớ nhé.
Tát nhiên rồi Phương ơi! Giờ tôi lại hiểu ra một điều tình bạn phải trải qua những gian nan, thử thách mới thức sự hiểu hết được nhau. Và mọi người cũng nhớ nhé. Con người không ai không mắc lầm lỗi. Và chính những lỗi lầm đó sẽ làm cho con người biết, hiểu và chia sẽ với nhau. Nhưng trong cuộc sống luôn phải có sự bao dung và vị tha. Hay cố gắng tha thứ cho những ai đã có lỗi. Vì sau đó, họ biết lỗi và ân hận về lỗi của mình..

4 tháng 5 2016

bạn tự viết hay trên mạng

8 tháng 9 2021

Tham Khảo

 

Em thích ngắm nhìn mọi người trong nhà lúc đang làm việc, như mẹ nấu cơm, em trai tập đọc và đặc biệt thích quan sát bố khi đọc báo.

Bố đi làm cả ngày, chỉ có thời gian rảnh rỗi vào buổi tối nên sáng nào trước khi đi làm bố cũng mua báo để ở nhà. Tối tối, sau bữa cơm, bố ngồi đọc báo. Bố coi đọc báo cũng như một công việc, cần tập trung và nghiêm túc. Vì vậy, khi đọc bố rất cần yên tĩnh. Bố ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, ở đó thoáng mát và tĩnh lặng. Mỗi tối, bố đành cả tiếng đồng hồ để xem tin tức. Những tờ báo hay được bố em quan tâm là báo Lao động, An ninh, Tuổi trẻ... và không thể thiếu tờ báo Thể thao. Trước lúc đọc báo, bố lấy từ trong cặp cái kính trắng, mắt không được tốt khiến bố cần có sự trợ giúp. Lần lượt, bố đọc từng tờ một. Tờ báo nào bố cũng mở nhanh tất cả các trang xem có tin tức gì nóng hổi, rồi lại lần lượt xem kĩ từ đầu. Bố rất quan tâm đến những sự kiện nổi bật diễn ra trong ngày nên mục đó được bố rất chú ý. Nhìn dáng bố ngồi ngay ngắn, gương mặt nghiêm túc y như khi làm việc vậy. Đôi mắt bố dõi chăm chú từng dòng, từng dòng một. Đôi lông mày rậm của bố thỉnh thoảng nhíu lại. Những nếp nhăn trên trán lúc co lại lúc giãn ra như suy tư, băn khoăn điều gì. Có lẽ mẩu tin nào đó khiến bố bứt rứt nên bố đưa tay lên vò vò mái tóc khiến chúng rối tung. Những lúc đọc được tin gì tâm đắc, khuôn mặt bố giãn ra dễ chịu, một nụ cười nở khẽ trên môi. Những mẩu chuyện cười làm cho bố thư giãn hơn, thi thoảng tự nhiên bố nói to lên “hay”, khiến cả nhà bụm miệng cười. Tờ báo không thể bỏ qua của bố là tờ Thể thao. Mặc dù dã theo dõi tin trên ti vi nhưng bố muốn xem họ bình luận, nhận xét thế nào về các trận đấu, về các cầu thủ... Vì thế, đây là giờ phút bố say sưa nhất. Bàn tay bố đặt lên bàn, mấy ngón tay gõ gõ nhẹ, cái đầu gật gù vẻ tâm đắc lắm. Mẹ bảo em mang nước cho bố. Em bưng lên để bên cạnh nhưng bố cũng không để ý, cứ mải miết đọc...

Bố coi đọc báo cũng như một công việc, cần tập trung và nghiêm túc

Một giờ trôi qua với biết bao cảm xúc. Sau khi “giải quyết" xong các tờ báo, bố thở một hơi nhẹ nhõm. Bố gấp lại các tờ báo một cách gọn gàng rồi đặt lên cái kệ gần đó, xếp theo vị trí đã định. Bố đứng đậy, bỏ đôi kính trên mắt xuống và vặn mình mấy cái... Bố ra nhà ngoài nói chuyện với mọi người. Nếu có tin tức gì hay bố kể lại cho cả nhà nghe, bàn tán sôi nổi. Nhiều khi không biết bố đang nói về vấn đề gì nhưng nhìn bố hào hứng thì ai nấy đều lắng nghe.

Em thích nhất là được nhìn bố ngồi đọc báo mỗi tối. Có lẽ bởi vì cách đọc báo hơi đặc biệt nhưng như vậy mới là bố của riêng em.

8 tháng 9 2021

đừng chép văn mạng bạn ơi 

20 tháng 4 2020

Trên thế giới dịch bệnh đang diễn biến rất nhanh, hết sức phức tạp, khó lường. Nhiều nước có nền y tế, kinh tế phát triển hơn chúng ta nhiều lần nhưng đã hàng chục ngàn người nhiễm bệnh, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tử vong. Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người, không kể màu da, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, ở nông thôn hay thành thị.Với tinh thần đoàn kết toàn dân “chống dịch như chống giặc”, chúng ta đã đạt được những kết quả tốt trong giai đoạn 2, hiện đang kiểm soát được dịch bệnh.Mặc dù là nước được đánh giá có nguy cơ rất lớn, dân số đông nhưng chúng ta chưa có người tử vong, số người nhiễm đứng thứ gần 80 trên thế giới.Mỗi người dân hãy nhớ và làm theo những điều sau:hạn chế ra ngoài,khoảng cách,đeo khẩu trang,rửa tay thường xuyên,vệ sinh nhà cửa, khai báo y tế nếu có biểu hiện của bệnh.

cặp quan hệ từ trong câu :''.Mặc dù là nước được đánh giá có nguy cơ rất lớn, dân số đông nhưng chúng ta chưa có người tử vong, số người nhiễm đứng thứ gần 80 trên thế giới.'': QHT : Mặc dù ... nhưng...

3 tháng 1 2018

Em thích ngắm nhìn mọi người trong nhà lúc đang làm việc ,như mẹ nấu cơm,em gái tập viết và đặc biệt thích quan sát bố khi đọc báo.

     Bố đi làm cả ngày ,chỉ có thời gian rảnh rỗi vào buổi tối nên sáng nào trước khi đi làm bố cũng mua báo để ở nhà .Tối tối ,sau bữa cơm,bố ngồi đọc báo.Bố coi đọc báo cũng như một công việc,cần tập trung và nghiêm túc.Vì vậy,khi đọc bố rất cần yên tĩnh .Bố ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ,ở đó thoáng mát và tĩnh lặng.Mỗi tối ,bố dành cả tiếng đồng hồ để xem tin tức.Những tờ báo hay được bố em quan tâm là tờ báo Lao động,An ninh,Tuổi trẻ ....và không thể thiếu tờ báo thể thao.Trước lúc đọc báo ,bố lấy từ trong ngăn bàn cái kính trắng, mắt không được tốt khiến bố cần có sự trợ giúp.Lần lượt ,bố đọc từng tờ một.Tờ báo nào bố cũng mở nhanh tất cả các trang xem có tin tức gì nóng hổi,rồi lại lần lượt xem kĩ từ đầu .Bố rất quan tâm đến những sự kiện nổi bật  diễn ra trong ngay nên mục đó được bố rất chú ý .Nhìn dáng bố ngòi ngay ngắn ,gương mặt nghiêm túc y như khi làm việc vậy.Đôi mắt bố dõi chăm chú từng dòng,từng dòng một.Đôi lông mày rậm của bố thỉnh thoảng níu lại .Những nếp nhăn trên trán lúc co lại lúc giãn ra như suy tư,băn khoăn điều gì .Có lẽ mẩu tin nào đó khiến bố bứt rứt nên bố đưa tay lên vò vò mái tóc khiến nó rối tung.Những lúc đọc được tin gì tâm đắc,khuôn mặt bố giãn ra dễ chịu ,một nụ cười nở khẽ trên môi .Những mẩu chuyện cười làm cho bố thư giãn hơn ,thi thoảng tự nhiên bố nói to lên"hay",khiến cả nhà bụm miệng cười .Tờ báo không thể bỏ qua của bố là tờ Thể thao.Mặc dù đã theo dõi tin trên ti vi nhưng bố muốn xem họ bình luận ,nhận xét thế nào về các trận đấu ,về các cầu thủ....Vì thế,đây là giờ phút bố say sưa nhất.Bàn tay bố đặt lên bàn ,mấy ngón tay gõ gõ nhẹ,cái đầu gật gù vẻ tâm đắc lắm .Mẹ bảo em mang nước cho bố.Em bưng lên để bên cạnh nhưng bố vẫn không để ý,cứ mải miết đọc...

     Một giờ trôi qua với biết bao cảm xúc .Sau khi "giải quyết"xong các tờ báo,bố thở một hơi nhẹ nhõm.Bố gấp lại các tờ báo một cách gọn gàng rồi đặt lên cái kệ gần đó ,xếp theo vị trí đã định.Bố đứng dậy ,bỏ đôi kính trên mắt xuống và vặn mình mấy cái...Bố ra ngoài nói chuyện với mọi người.Nếu có tin tức gì hay bố kể lại cho cả nhà nghe,bàn tán sôi nổi.Nhiều khi không biết bố đang nói về vấn đề gì nhưng nhìn bố hào hứng thì ai nấy đều lắng nghe.

     Em thích nhất là được nhìn bố ngồi đọc báo mỗi tối .Có lẽ bởi vì cách đọc bá đặc biệt nhưng như vậy mới là bố của riêng em.

3 tháng 1 2018

Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.

Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông  ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.

Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.

Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao!

Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

10 tháng 5 2016

tui đang thắc mắc câu này

10 tháng 5 2016
Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:

–    Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.

 
 
–    Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
 
Chị quay sang em, nói vội: “Em ngồi đây bóp chan bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
 
Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sông trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
 
–    Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!
 
Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh cho em và các bạn noi theo.
 
Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn:
 
– Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ.
 
– Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.

II. LUYỆN TẬP:

   Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”

- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.

-  Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.

- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.

- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.

 - Không khí trong lớp thì im lặng

- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”. 

Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.

   Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.

Câu 2:

* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.

* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…

* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3:

* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:

- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.

- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.

- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:

* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.

- Cậu xấu hổ và tự giận mình.

- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.

Câu 5:

* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.

Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:

- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.

* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc