K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trường em mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường em xây trên một khu đồi thoai thoải thuộc ngoại ô thành phố.

Đứng từ xa nhìn lại, trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, ẩn hiện dưới hai hàng cây xanh dẫn lối vào trường. Những phòng học quét vôi màu xanh nhạt san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường. Trường có ba dãy lầu kết thành hình chữ u, xung quanh trường được bao bọc bởi hàng rào có màu vàng nhạt, làm cho khuôn viên trường như rộng hơn. Muốn vào trường phải đi qua cổng chính hoặc Cổng phụ. Tấm biển trường màu xanh, nổi bật lên là tên trường màu đỏ và tên địa phương, số điện thoại trông thật đẹp. Mỗi lớp học đều có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào tấm bảng lớp màu xanh thầm nổi bật trên nền vôi trắng, em rất thích. Khu vãn phòng nằm ngay phía sau. Cạnh đó là phòng Ban Giám hiệu, đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó là kho tàng kiến thức vô cùng quý giá đối với chúng em. Những lúc ra chơi, em thường vào thư viện đọc sách. Sân trường em không rộng lắm nhưng cũng đủ cho học sinh các khối lớp vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường trồng mấy bồn hoa, đủ các loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan … Mùi hương toả ra thoang thoảng làm xao xuyến lòng người. Bên phải sân trường có trồng hai cây phượng vĩ. Mùa hè, em thường dứng dưới gốc phượng chơi trò chọi gà. Đầng sau các lớp học là vườn thuốc nam, ở đây trồng rất nhiều loại cây: sả, tía tô, rau má, ngải cứu, trinh nữ hoàng cung…

Uy nghi nhất và vươn lên cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong nắng mai hồng. Các bạn đã đến trường đông rồi, phút yên tĩnh cùa buổi sáng bỗng mất đần đi. Cảnh trường trở nên nhộn nhịp. Trên cành cây, các chú chim đang hót líu lo. Bỗng: “Tùng! Tùng! Tùng!” Ba tiếng trống vang lên. Một buổi học mới bắt đầu, lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió, tiếng chim ríu rít trong tán lá.

Những năm tháng tuổi học trò đã làm cho em yêu ngôi trường cùa em. Nơi ấy đã đế lại cho em nhiều kỉ niệm, về tình thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu. em cũng nhớ mãi ngôi trường thương mến này.

4 tháng 7 2018

Đề bài: Hãy tả vẻ đẹp sân trường của em

Bài làm

      Mỗi khi đến trường, thì nơi đầu tiên tôi rất thích và thường đứng để nhìn chính là sân trường.

      Sân trường của tôi tuy nhỏ, nhưng có rất nhiều cây cao, to và đẹp. Những cây cao được trồng trong những bồn cây có gạch đỏ bao quanh, làm nổi trên những ô gạch của sân trường trông thật là đẹp! Dọc theo sân trường là một hàng cây cao và xanh. Nào là cây đa cổ kính, trầm tư như một cụ già mãn chiều xế bóng. Nào là cây hoa sữa lá xanh non, dáng gầy gầy và xương xương. Bên cạnh đó, còn có những cây bàng cao cao, lá xanh màu ngọc bích. Và điểm thu hút nhất chính là cây phượng nở từng chùm hoa đỏ thắm…Gần dãy lớp học còn có những hàng cây khác, được trồng thành hai bồn. Mỗi bồn được bố trí ba cây cau lùn. Lá cau xanh mát, mỗi khi gió thổi lá cây chạm vào nhau tạo thành một dàn hợp xướng tuyệt vời. Hàng cau mang đến cho tôi một cảm giác rất thoải mái và nghe thật vui tai! Khi tiến gần đến cổng trường, hình ảnh bác tường hiện lên, ngăn cách giữa trường tôi với ngôi trường bên cạnh. Chiếc áo của bác được bàn tay người thợ sơn lên những cảnh vô cùng đẹp: Cảnh hồ Gươm, Văn Miếu, những bồn hoa ở công viên…Và ở gần đó chính là khu vui chơi của chúng tôi. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xích đu, bập bênh, cầu thăng bằng… tất cả đều được sơn lên nhiều màu sắc trông rất bắt mắt và đẹp.

 Tôi thường học và vui chơi ở đây sau những giờ giải lao. Nơi đây đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm đẹp tuổi học trò của tôi.

26 tháng 7 2019

a) Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.)

- Có thể dùng, vì trong đoạn kết này, người viết đã nói lên được tình cảm của mình đối với cây.

b) Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.)

- Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

8 tháng 5 2021

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

8 tháng 5 2021

- Miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân.

- Thủ pháp đòn bẩy được thể hiện rõ trong ý đồ so sánh của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến, Thuý Kiều là chị lẽ ra phải được giới thiệu trước Thuý Vân thế mới đúng trật tự quan hệ thứ bậc trong các gia đình thời phong kiến. Nhưng Nguyễn Du đã có chủ ý giới thiệu vẻ đẹp chân dung Thuý Vân trước bởi muốn dùng bức chân dung Thuý Vân làm đòn bẩy để khắc sâu, tô đậm, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về bức chân dung Thuý Kiều. Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân. 

4 tháng 12 2021

mọi người rả lời giùm mình nha !

31 tháng 10 2017

Những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường mới:

- Những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

- Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

12 tháng 9 2016

Sáng nay là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lăng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.
Đã có thêm mấy bạn lớp khác cùng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường.



 

 

 

 

Khu trường hình chữ u này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp di lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện… nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn “Tiên học lễ, hậu học văn” ngày nào đi học cũng đập vào mắt. Vậy mà hôm nay cùng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào, đi qua sàn là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép.

Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một.

Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những võng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập, ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cùng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cùng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khè, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kỳ cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.

Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế… “ và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

12 tháng 9 2016
Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…
 

Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ồ nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường dược quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.

 

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… Ở những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đệp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng,chỗ‘trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.

“Tung…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.

 
Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là  một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.
4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vào những ngày mùa hè, em rất thích đến trường từ sáng sớm, để có thể tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của ngôi trường yêu dấu.

Khi còn sớm, trường còn vắng vẻ, nhìn một vòng quanh trường, cảm giác cứ như là ngôi trường vẫn còn ngái ngủ, chưa chịu thức dậy hẳn. Khắp nơi vẫn còn giăng một màn sương mỏng mờ đục - đặc trưng của những sớm mùa hè. Hàng mái ngói trên cao như chuyển màu đỏ thẫm vì tắm đẫm sương đêm. Sân trường cũng đầy hơi ẩm, dẫm lên cảm giác trơn hơn mọi ngày. Qua một đêm gió lớn, những chiếc lá khô rơi rụng khắp đầy mặt sân. Thỉnh thoảng những cơn gió thổi qua, chúng lại lướt trên sân rồi va vào nhau, tạo nên tiếng xào xạc. Những hàng ghế đá cũng vẫn còn hơi ướt, chưa thể ngồi lên được, phải chờ chốc nữa, bác mặt trời hong khô giúp chúng em.

Từ trên cao, những tia nắng đầu tiên của một ngày bắt đầu kéo nhau nhảy xuống mặt đất. Chúng sà xuống những lá cỡ đỏ sao vang đang tung bay phần phật trên mái nhà. Chúng nhảy xuống những vòm lá xanh biêng biếc, tìm kẽ hở để xuyên qua, đáp xuống sân trường. Chúng còn cố chui vào những chiếc tổ, chiếc hang nhỏ để đánh thức mấy chú chim, chú dế. Thế là, chẳng mất chốc, trên cành cây lại ríu rít tiếng chim kêu. Không chỉ vui hót râm ran, mấy chú chim nhỏ còn thích thú nhảy nhót liên hồi, hét nhảy lên cành bàng lại chuyền sang cành phượng, rối rít chạy theo tia nắng mới. Những cơn gió mát thì cứ khe khẽ mà thổi miết. Trong hơi gió ấy, em ngửi thấy được mùi se lạnh của sương đêm, mùi thơm của lá cây, và cả mùi ấm áp của ánh nắng. Những cơn gió luồn qua vách lá, luồn qua mái tóc của em đem đến cảm giác thật là dễ chịu.

 

Thoáng chốc, sân trường đã đông vui và rộn ràng. Càng gần đến giờ vào học, các bạn nhỏ càng đến đông hơn. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười tươi rạng rỡ. Nhiều bạn phấn khởi kéo nhau đến xem những bồn hoa xinh xắn của trường. Được yêu thích nhất vẫn là vườn hoa hồng ở cạnh cổng trường. Trong nắng mới, những đóa hồng nhung đỏ rực kiêu sa hé mở từng cánh hoa mỏng manh, trước ánh nhìn trầm trồ của những bạn nhỏ. Trong đám đông, có những bạn nhỏ xách theo bình nước, chăm chú tưới nước cho từng khóm hoa. Bạn nào cũng cẩn thận từng chút một vì sợ làm tổn thương những bông hoa xinh xắn. Phía sau, trên sân trường là rộn ràng các bạn học sinh vui chơi, cười nói. Bạn thì vội ăn sáng cho kịp giờ vào học. Bạn thì đủng đỉnh vừa đi vừa ngắm sân trường buổi sáng. Bạn thì hớn hở chạy vào lớp để kể cho bạn bè nghe về những điều mình vừa thấy. Thật là vui tươi.

Những buổi sáng sớm mùa hè của ngôi trường luôn đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời. Thật mong rằng, trường em sẽ mãi vẫn luôn tươi đẹp và bình yên như thế.

4 tháng 10 2021

tham khảo:

Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.

Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau. Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân. Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy, "Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.

Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô, bạn bè.

3 tháng 5 2016

2. Viết đoạn văn cảm thụ về vẻ đẹp của tre

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.

Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao!

Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
 

Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng: "nơi đẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

3 tháng 5 2016

Cô cho viết rồi mà 

 

17 tháng 3 2019

Đáp án C

Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều