K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2018

Bố tôi năm nay ngoài 40 tuổi. Là người chăm chỉ tập thể thao à chăm chỉ làm việc nên nhìn bố cường tráng lắm. Dáng người bố tôi dong dỏng, nước da bánh mật nên trông thật khỏe mạnh. Trán bố tôi cao vuông. Vầng trán ấy bao đêm thao thức suy tư để tìm ra những cách giải quyết hay nhất cho gia đình và công việc của bố. 

Tôi yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt to, sáng ảnh lên vẻ nghiêm nghị. Bố luôn nhìn thẳng mỗi khi tiếp xúc với mọi người. Tôi luôn cảm nhận sự ấm áp niềm yêu thương vô tận trong đôi mắt ấy. Mái tóc của bố tôi đã pha sương. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường nhổ tóc sâu cho bố. Những sợi tóc ngắn và hơi cứng mỗi khi tôi áp má vào có cảm giác nhột nhột, thich thú.

Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương. Vàm ngực bố rộng, đủ để che chở và ủ ấm cho ba mẹ con tôi. Tôi vẫn thường gọi bố là lực sĩ vì bắp tay bắp chân của bố tôi cuồn cuộn. Nhờ sự khỏe mạnh và cướng cỏi của bố tôi mới hiểu vì sao bố là trụ cột, là chỗ dựa cho ba mẹ con tôi. Hàng ngày bố tôi dậy sớm nhất nhà. Vào những ngày đông giá rét bố vẫn không bỏ thói quen tập thể dục mỗi sáng. Bố giúp mự lo bữa sáng cho anh em chúng tôi rồi đưa chúng tôi tới trường, sau đó bố mới đến cơ quan làm việc.

Tôi biết ở cơ quan bố làm việc rất vất vả. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến. Tính bố hiền, ít nói. Bố tôi luôn dạy tôi phải sống trung thực, thật thà.
Khi về nhà bố dánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố nên mọi đồ vật trong nhà tôi đều đẹp. buổi tối bố dành thời gian để dạy tôi học bài. Tuy không phải thầy giáo nhưng bố giảng bài thật ân cần, dễ hiểu. Tôi thích nhất được sà vào long bố để được ủ ấm, ngửi mùi thơm nồng và nghe kể chuyện về tuổi thơ của bố. Những hôm bố đi công tác hay về quê thăm ông bà nội, ba mẹ con tôi đều thấy căn nhà trở nên trống vắng à nhớ bố đến cồn cào.

"Cả thế giới ở trong túi bố, trái tim con ấp ủ một điều. Yêu bố hơn những gì con có , thật tuyệt vời là bố của con". Tôi yêu bố nhiều hơn tất cả những gì tôi có thể nói được. Nếu tôi có một điều ước, tôi mong ước bố của tôi mãi mạnh khỏe và luôn ở bên tôi.

2 tháng 6 2018

Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keobố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu “lầy”.

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em “cày” Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là “cho nó giải trí thêm chút”; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để “giúp nó giảm stress”…

15 tháng 12 2017

Trong cuộc doi toi, neu co ai hoi toi la yeu ai nhat thi chac chan toi se tra loi la toi yeu me toi nhat. Vi sao? Vi me la nguoi nuoi nang toi cho den tan bay gio.

   Nguoi xua co cau:

                                      Cong cha nhu nui Thai Son 

                             Nghia me nhu nuoc trong nguon chay ra.

   Doi voi toi,me vua la cha, vua la me cua toi vi bo toi đi lam ben nuoc ngoai tu khi toi moi 4 tuoi. O nha, me cham soc va nuoi nang toi len nguoi. Me nam nay da ngoai 30 tuoi, co nhieu nep nhan nhung trong me van rat tre trung, xinh xan. Me co 1 mai toc bam hoi nau,xoa ngang vai nhin rat hop voi khuon mat trai xoan cua me. Lan da nau sam cung voi nhung nep nhan trên doi go ma the hien nhung noi vat va trong cuoc doi. Doi mat me long lanh luc nào cung anh len ve hien diu. Giong noi diu dang, triu men lúc nao cung an ui toi luc toi buon.

    Me luon lo lang cho toi. Moi buổi toi, me thuong ngoi ben toi, giang lai cho toi nhung bai tap kho. Toi van nho khi toi van con hoc lop 1, cu moi buổi toi me ngoi ben toi, cam tay toi nan not viet tung chu. Co nhung lúc toi hu me danh don rat dau, toi rat han me nhung roi nghi lai toi cam thay rat hoi han. Toi tu hoi minh: "Làm sao ma minh lai lam cho me dau buồn đuợc chu! Minh thật hu". Xong toi chay den ben canh va om cham lay me roi xin loi. Me lúc nào cung tha thu cho toi het do.

     Nho lai nhung lan do, toi da rút kinh nghiem la se khong lam me buồn nua. Toi mong minh se đuợc mai mai ben me. Toi rat yeu me va muốn noi mot cau thật to cho ca the gioi đều biết rằng : " Me oi, con yeu me nhieu lam!"

Chấm

15 tháng 12 2017

do cho ta nhu the meo thang no lam duoc

21 tháng 1 2018

Trước sân trường em có nhiều loại cây được trồng từ lâu năm như cây xà cừ, cây bàng, cây bằng lăng, cây phương. Nhưng em vẫn dành tình cảm nhiều nhất cho cây phượng, có lẽ vì nó nằm ngay bên ngoài khung cửa sổ lớp em.

Cây phượng có từ bao giờ em cũng không biết nữa, chỉ biết rằng từ lúc em bước vào mái trường này đã thấy cây phượng sừng sững từ bao giờ. Cây phượng cao quá mái ngói của trường, xòe tán rộng, lòa xòa trên mái.

Thân cây phượng xù cù, màu nâu thẫm, thi thoảng có nổi lên những cục to tròn như cái bướu. Một tay của em là có thể ôm được thân phượng vào lòng. Cây phương đứng bên cạnh khung cửa sổ, vẫn bình lặng từ ngày này qua ngày khác như các loại cây khác. Cây phượng có những chiếc lá bé xíu, khi sờ tay vào lá sẽ cụp lại, giống như cây trinh nữ. Nhưng lá của cây phượng to hơn lá của cây trinh nữa. Mỗi khi có làn gió lùa đến, những chiếc lá bé xíu rơi rụng theo, đậu lại trên mặt đất.

Mọi người vẫn bảo mùa hè là mùa của hoa phượng, mùa của màu đỏ rợp kín cả một góc trường. Màu hoa phượng còn là màu của sự chia ly, của rời xa của bao thế hệ tuổi học trò. Hoa phượng có màu đỏ, 5 cánh màu đỏ tươi, nhụy hoa màu vàng chụm lại thành một bông khoe sắc giữa tiết trời oi nực của mùa hè.

Hoa phượng bắt đầu nở vào tháng 5, khi sân trường dần dần thưa vắng, học trò chào tạm biệt nhau bước vào một kỳ nghỉ hè mới. Lúc ấy, hoa phượng nở, nhắc nhở học trò luôn nhớ về nhau, nhớ về mái trường. Hoa phượng đẹp nhưng buồn, buồn vì mùa hè hoa phượng nằm im lìm một mình trên gốc cây, thi thoảng lại rơi rụng trước sân trường.

Gốc cây phượng lòa xòa mặt đất, bò lổm ngổm như những con rắn khổng lồ đang bò trên mặt đất.

Đám học trò bọn em vẫn nhặt những cánh hoa phượng rơi xuống mặt đất để ép vào trang vở trắng tinh đến lúc nào khô thì lấy ra. Những cánh hoa được ép mỏng tang, khô và dễ vỡ. Học trò vẫn bảo đó là loài hoa lưu giữ những kỉ niệm.

Chúng em sắp phải rời  xa mái trường, sắp phải bước sang một chặng đường mời. Nhưng có lẽ hình ảnh cây phượng trên sân trường, bên cạnh cửa sổ vẫn luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm học trò.

21 tháng 1 2018

Trước sân trường em có nhiều loại cây được trồng từ lâu năm như cây xà cừ, cây bàng, cây bằng lăng, cây phương. Nhưng em vẫn dành tình cảm nhiều nhất cho cây phượng, có lẽ vì nó nằm ngay bên ngoài khung cửa sổ lớp em.

Cây phượng có từ bao giờ em cũng không biết nữa, chỉ biết rằng từ lúc em bước vào mái trường này đã thấy cây phượng sừng sững từ bao giờ. Cây phượng cao quá mái ngói của trường, xòe tán rộng, lòa xòa trên mái.

Thân cây phượng xù cù, màu nâu thẫm, thi thoảng có nổi lên những cục to tròn như cái bướu. Một tay của em là có thể ôm được thân phượng vào lòng. Cây phương đứng bên cạnh khung cửa sổ, vẫn bình lặng từ ngày này qua ngày khác như các loại cây khác. Cây phượng có những chiếc lá bé xíu, khi sờ tay vào lá sẽ cụp lại, giống như cây trinh nữ. Nhưng lá của cây phượng to hơn lá của cây trinh nữa. Mỗi khi có làn gió lùa đến, những chiếc lá bé xíu rơi rụng theo, đậu lại trên mặt đất.

Mọi người vẫn bảo mùa hè là mùa của hoa phượng, mùa của màu đỏ rợp kín cả một góc trường. Màu hoa phượng còn là màu của sự chia ly, của rời xa của bao thế hệ tuổi học trò. Hoa phượng có màu đỏ, 5 cánh màu đỏ tươi, nhụy hoa màu vàng chụm lại thành một bông khoe sắc giữa tiết trời oi nực của mùa hè.

Hoa phượng bắt đầu nở vào tháng 5, khi sân trường dần dần thưa vắng, học trò chào tạm biệt nhau bước vào một kỳ nghỉ hè mới. Lúc ấy, hoa phượng nở, nhắc nhở học trò luôn nhớ về nhau, nhớ về mái trường. Hoa phượng đẹp nhưng buồn, buồn vì mùa hè hoa phượng nằm im lìm một mình trên gốc cây, thi thoảng lại rơi rụng trước sân trường.

Gốc cây phượng lòa xòa mặt đất, bò lổm ngổm như những con rắn khổng lồ đang bò trên mặt đất.

Đám học trò bọn em vẫn nhặt những cánh hoa phượng rơi xuống mặt đất để ép vào trang vở trắng tinh đến lúc nào khô thì lấy ra. Những cánh hoa được ép mỏng tang, khô và dễ vỡ. Học trò vẫn bảo đó là loài hoa lưu giữ những kỉ niệm.

Chúng em sắp phải rời  xa mái trường, sắp phải bước sang một chặng đường mời. Nhưng có lẽ hình ảnh cây phượng trên sân trường, bên cạnh cửa sổ vẫn luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm học trò.

26 tháng 5 2021

anh/chị/em nào nhanh nhất mình kb

Nếu ai hỏi em về người lao động trí óc mà em yêu quý nhất, thì em sẽ không chút ngần ngại mà trả lời rằng là thầy Minh - thầy giáo dạy tiếng anh của em.

Thầy là một thầy giáo trẻ và nhiệt huyết. Với mái tóc đen ngắn, làn da nâu khỏe mạnh, đôi mắt đen sáng ngời, lúc nào thầy Minh trông cũng tràn đầy sức sống. Mỗi ngày đến lớp, thầy luôn chào chúng em với nụ cười tươi tắn. Các tiết học tiếng anh cũng trở nên sôi động với nhiều hoạt động luyện nói và trò chơi nhỏ. Nhờ thầy, em và các bạn thêm yêu thích môn tiếng anh, và có tự tin hơn mỗi khi nói môn ngoại ngữ này. Không chỉ dạy giỏi, thầy Minh còn rất năng nổ trong các hoạt động của trường. Sự kiện nào, thầy cũng tham gia làm MC, rồi cả trang trí hậu trường nữa chứ. Chỉ cần làm được, thầy Minh sẽ không từ chối lời nhờ vả của ai hết. Vậy nên, từ học trò đến các giáo viên trong trường, ai cũng hết sức yêu mến thầy.

Mỗi ngày đến trường được gặp thầy Minh, chính là một ngày vui của em.

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

13 tháng 3 2022

chép mạng rồi :)

23 tháng 2 2018

Viet lam gi cho no moi tay

23 tháng 2 2018

Ngắn gọn thôi nha 

22 tháng 2 2018

Đất nước Việt Nam một dải đất chữ S kéo dài từ Bắc vào Nam, dải đất ấy tuy nhỏ nhưng nhân dân ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu là loại giặc để bảo vệ và xây dựng. Nhân dân ta luôn giữ một tinh thần đoàn kết, một đạo lí “Lá lành đùm lá rách” tốt đẹp. Hàng năm dài đất ấy cũng phải chịu biết bao nhiêu trận bão, biết mấy mươi thiên tai lũ lụt, đặc biệt là phần đất miền trung. Ngày hôm qua trên truyền hình những hình ảnh của trận bão thế kỉ đổ xuống miền Trung khiến cho em cũng như biết bao con người trên đất nước này xót thương.

Trên khắp khu phố, khắp mảnh đất, lối xóm, đường làng nước ngập tràn. Cả một dải đất miền trung bị ngập trong nước. Những con cá chết nổi lên, nước đục ngầu như mắt người nào có ác ý. Dòng nước chảy sóng ào ào như biển khơi. Trong dòng nước lũ ấy những giọt mưa rơi xuống như góp thêm lượng nước để dâng cao để hòng nhấn chìm cả con người lẫn súc vật vào biển nước. Gió quất cây nhãn, tạt bụi chuối, gió ào ào trên những rặng phi lao rồi lại đẩy cành tre ngã xuống.

Xưa người ta nuôi gà nuôi vịt ở dưới đất nay gà vịt được đưa lên tận mái nhà để nuôi. Những ngôi nhà mái ngói ngập đến tận mái, những người con phải trèo lên trên mái ấy mặc cho gió quất mặt, kệ cho mưa rát lưng vẫn còn hơn là chết chìm ở dưới. Tiếng trẻ con khóc thét trong mưa bão, chúng được đưa vào những cái thúng nhỏ che chắn để khỏi mưa gió. Những người lớn hơn thì phải bơi đi bơi lại để kiếm đồ ăn cho cả gia đình. Những chuồng bò nước ngập gần đến mái, những con bò ngập hết thân mình, chỉ còn mỗi khuôn mặt cố ngẩng lên trên mặt nước. Nhưng liệu rằng nó có thể chống cự được bao lâu, đôi mắt nó ướt lệ muốn lồng lên cũng chẳng được chỉ biết đứng chôn chân chờ chết.

Trong cơn bão lũ ấy, có biết bao nhiêu người bị gió thổi rơi xuống nước, biết bao nhiêu sinh linh bị bão lũ cuốn trôi, người thì chết, người thì chẳng thấy xác đâu. Trận bão ấy đi qua không chỉ thiệt hại về của cải của con người mà thiệt hại về cả tính mạng. Cùng là dân trong một nước chẳng ai không xót thương động lòng trước sự khốn khổ ấy

22 tháng 2 2018

Những ngày tháng bảy âm lịch đối với người dân quê em là khoảng thời gian đầy lo âu, phiền muộn. Bởi đó là thời gian mà hầu như năm nào cũng có thiên lai, lũ lụt. Những con thuyền nằm mòn mỏi ở bờ, những già đình trông ngóng tin tức người thân, những con lợn, con gà lũ lượt bị cuốn trôi theo dòng nước. “Tin bão khẩn cấp! Cơn bão số 10”. Những thông báo phát ra từ ti-vi không những không làm an lòng cho người dân mà lại làm cho những thân hình nhỏ bé của con người vùng biển liên tục thổn thức, ngóng nhìn ra biển – nơi bão tiến vào. Còn khoảng hơn chục hải lý nữa thì bão mới vào bờ, những bầu trời đã xám xịt, nước biển cũng nhuốm một màu tối tăm, ảm đạm. Từng cơn gió cứ rít lên qua khe cửa, quật tung những chiếc thùng xốp ướp cá của gia đình, làm chúng bay tung tóe. Chuồng gà đã được kê cao đến gần nóc nhà, những con lợn cũng tranh thủ đưa lên độ cao có thế. Để như thế thôi chứ biết rằng mỗi lần bão về là mất trắng, chẳng con vật nào có thể tồn tại sau những cơ bão cay nghiệt ấy. Mẹ đi tới đi lui, hết chạy ra sau chằng chống cái cửa thì chạy lên xã nghe ngóng tin tức anh hai đang trú bão ở Philippines không biết thế nào. Nhà được các chú bộ đội chằng chống từ hôm trước, cát được cho vào bao để đặt trên mái nhà, dây thừng buộc bốn góc đóng vào cọc sâu, thuyền thúng được mang lên buộc vào vách nhà kỹ lượng, đồ đạc, quần áo được cho vào bao sẵn để khi có lệnh sơ tán là khuân đồ mang lên ủy ban xã ngay. Em chỉ có mỗi một chiếc bọ ny lông đựng sách vở nên lúc nào cũng mang theo bên cạnh, không dám buông ra vì lo rằng nếu ướt sẽ chẳng còn thứ gì để học, mẹ phải tốn thêm khoản tiền thiệt hại sau bão. Rồi bão cũng đến, gió giật phăng mọi thứ, nhìn qua khe cữa trong ủy ban mà mọi người đều không giấu nỗi tiếng thở dài. Ai cũng lo lắng, ai cũng buồn rầu: “Thế này thì mất thât!”, “Thôi mất, mất cả rồi”, “Trời ơi vốn liếng biết bao nhiêu năm trời!”, “Trời ơi rồi biết sống sao đây hở trời!”. Những lời than vãn trách cứ đất trời liên tục vang lên kèm theo đó là những dòng nước mắt kèm nhèm lau vội. Người này động viên an ủi người kia, người mất ít ôm vai người mất nhiều, người trẻ làm chỗ tựa đầu cho người cao tuổi… cứ thế, mọi người nương tựa nhau vượt qua nỗi đau trước giông gió của cơ bão lòng. Bão tan rồi nhưng nước dâng cao, nhà cửa đâu đâu cũng chìm trong biển nước. Đứng từ ủy ban xã, em có thể nhìn thấy căn nhà của mình chìm trong biển nước. May là những con lợn con đặt trong thau còn nổi bồng bềnh không thì mất trắng. Đoàn cứu trợ từ khắp nơi đổ về với khẩu hiệu thân thuôc “Vì miền Trung ruột thịt”. Những gói mì được chia nhau, những bịch cháo ăn liền cũng được phân phát, những chiếc chăn được trao cho những cụ già và em nhỏ… mọi người đồng lòng giúp đỡ người dân quê em vượt qua cơ khốn đốn trong những ngày giông bão. Bão tan, nước cũng rút, mọi người trở về nhà để bắt đầu khắc phục sau bão. Nhà cửa tan hoang, vườn rau, con gà cũng trôi theo cơn lũ dữ. Những chú bộ đội xắn tay áo giúp đỡ người dân dựng lại cửa nhà, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng mọi người đều thở phào vì người nhà vẫn được bình yên. Cơ bão này không to như những cơn bão trước đó, thế những cũng đủ khiến mọi người trở nên khốn đốn vô cùng. Đó là do thiên nhiên, là do khí hậu. Nhưng bản thân chúng em được học đó là cơ thịnh nộ của môi trường. Có lẽ em sẽ phải cố gắng nhiều hơn, để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ người dân quê mình không còn phải khổ cực trước những cơ giông tố.

 

27 tháng 4 2018

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

27 tháng 4 2018

Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.

13 tháng 4 2018

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

13 tháng 4 2018

Vào những ngày đẹp trời, cứ mỗi buổi tối, ông trăng tròn lại xuất hiện trên bầu trời, trên những ngôi nhà cao tầng. Ông trăng bay lơ lửng, toả cái nhìn trìu mến xuống thành phố Hà Nội thân yêu.

   Buổi tối ngày hôm ấy mới đẹp làm sao. Tôi ra ngoài ban công nhìn ánh trăng toả. Trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió. Ánh trăng sáng đến nơi nào, nơi đó lại cất lên tiếng hát, tiếng cười vui vẻ. Trăng đêm nay soi sáng xuống đất Việt Nam. Trăng sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của mọi người. Trăng soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Cũng từ vầng trăng này, làn gió nhè nhẹ, mát rượi toả ra làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên phố phường, trải dài trên khắp thành phố. Tôi nhìn trăng, nhìn mãi, nhìn mãi và nghĩ tới sự tích chú Cuội ngồi trên cung trăng. Kể ra chú Cuội cũng tài thật, ngồi mãi bên gốc đa của mình mà không đi đâu cả. Nghĩ đến chị Hằng mỗi năm chỉ xuống chơi với các em thiếu nhi một lần vào Trung thu, tôi lại nhớ, nhớ chị lắm! Tôi ước mong chú Cuội sẽ lại trở về sống với con người, chị Hằng sẽ xuống chơi với các em vào những ngày mười lăm hàng tháng. Nhưng cái ước mong đó chỉ là ảo ảnh, hi vọng mỏng manh. Trăng dấp dới giữa muôn vạn vì sao. Ánh trăng lọt vào đáy giếng, chấp chới vẫy gọi những chiết gầu múc nước, mặt giếng lung linh, toát hơi nước mát rượi tạo ra một luồng không khí trong lành. Ánh trăng óng ánh toả trên khắp cành cây, hoa lá để rồi chúng toát ra một màu vàng tươi đẹp. Trăng chiếu xuống dưới đường làm những khuôn mặt thanh niên tươi trẻ hơn. Trăng cũng có một tình yêu vĩnh cửu như con đối với mẹ. Trăng yêu trái đất của mình, yêu quí hành tinh của mình, yêu quý những con người thông minh cần cù sáng tạo, yêu lao động của mình. Hình như trăng đặc biệt yêu quý những em nhỏ đang vui chơi, học hành dưới mái trường mà trăng đã ôm ấp tận trong tim. Trăng còn toả ánh sáng của mình vào những chậu cây cảnh để cây có nhiều sự sống hơn. Trăng cứ hiện lên trước mắt tôi, không bao giờ dứt ra được trong đêm nay. Tôi mơ mộng, tưởng tượng như trăng đang đến sát bên mình và khẽ nói với tỏi:

      -   Bạn làm gì đấy?

      Tôi trả lời:

      -  Tôi đang mơ mộng đấy!

   Đến khi giật mình trở lại, tôi mới biết đó không phải là trăng, chỉ là tôi tưởng tượng ra mà thôi. Trăng còn phải đi đây, đi đó xem đất nước của mình chứ. Sao hôm nay tôi kì lạ vậy, cứ mơ mộng, tưởng tượng suốt? Vì ánh trăng đêm nay đấy các bạn ạ! Các bạn có thấy trăng đẹp không? Tôi thầm cảm ơn trái đất đã tạo nên vầng trăng đẹp như thê này để tôi yêu đời hơn, mơ mộng hơn, học giỏi hơn. Tôi rất sợ, sợ lắm khi trăng bị làm sao đó. Tôi ngồi ngắm trăng cho tới lúc trăng tan dần. Sao trăng lại tan? Tôi tự hỏi tôi. Một đám mây không biết từ đâu bay đến, chen vào vầng trăng, che lấp vầng trăng và vầng trăng cũng tan dần. Thế là buổi tối ngày mai, tôi mới gặp lại được vầng trăng. Một ngày dài quá, dài quá, tôi không biết có chịu đựng được không. Tôi đang nhìn theo bóng dáng trăng thì mẹ tôi gọi tôi vào ngủ. Tôi không muốn ngủ chút nào nhưng vẫn phải vào. Vào trong chăn, tôi vẫn còn nghĩ đến trăng và thiếp đi lúc nào không biết, vầng trăng đã đi tận vào trong giấc ngủ, vào tận trong giấc mộng của tôi.



 

Cảm nghĩ của em về người thân :

Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn. 

Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ. 

Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.

17 tháng 9 2021

ko chép mạng nha bạn:((