Hãy giải thích câu tục ngữ sau: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Không được chép mạng .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
VD: khi bạn làm một việc nào đó ko làm làm được,nếu nhiều người khác cùng làm với bạn thì sẽ nhanh hơn.
(mk cũng ko chắc lắm)
Refer
Là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.
Tham khảo
“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.
Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính… thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, dân tộc ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiên bộ Pháp và Mĩ… Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.
Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể náo hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng là công trình của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh. Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công." Một cây " chỉ số ít
Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ.
“Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng.
=>Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.
Tham khảo
“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công
vậy thì
THAM KHẢO Ạ:
Câu tục ngữ " Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" là câu tục ngữ hay và đặc sắc. Bằng các hình ảnh ẩn dụ "một cây", "ba cây", "núi cao" mà câu tục ngữ trên đã thể hiện thông điệp của người xưa đến với chúng ta ngày này là bài học về tình đoàn kết. Tình đoàn kết được thể hiện qua rất nhiều phương diện cụ thể, không chỉ trong lời nói, suy nghĩ mà cả trong hành động, việc làm thiết thực. Khi xưa, qua những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Lê Lợi thắng lợi trước một thế lực nhà Minh hùng mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau mười năm gian khổ; Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789,... hay chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ,.. Tất cả những chiến công hiển hách đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta; nếu không có sự đoàn kết, dân tộc ta khó có thể đứng dậy đòi lại chủ quyền dân tộc. Ngày nay, trong gia đình ta cần xây dựng gia đình hòa thuận, đoàn kết, hạnh phúc, ấm áp. Không chỉ vậy, trong trường học ta cần tạo nên một lớp học đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh, đạt được nhiều kết quả cao trong học tập... Như vậy, đoàn kết là bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi gian nan, thử thách. Có thể khẳng định rằng tình đoàn kết là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã mang đạo lí ý nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải có tình đoàn kết. Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy tình đoàn kết với nhau.
Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Còn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống của con người.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân. Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.
Khuyến khích , khuyên nhủ chúng ta nên có sự đoàn kết trong cuộc sống , câu tục ngữ này ẩn dụ về cây nhưng thực ra là đang nói về con người qua sự nhân hóa cây cối . tuy nhiên trên thực tế , 3 cây chụm lại không thể nên được hòn núi cao nên ta có thể hiểu và cảm nhận được câu tục ngữ này là sự đoàn kết của mọi người sẽ tạo nên việc lớn.
Câu ca dao đã bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ”
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu nói về sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Bàn về tư tưởng này, không thể không kể đến câu thành ngữ “Một cây làm chẳng lên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Vậy những ý nghĩa sâu xa chất chứa trong chiêm nghiệm này của ông cha ta là gì? Tại sao lại nói như vậy? “Một cây” ở đây ý chỉ sự đơn lẻ, duy nhất, “ba cây” là phép nói ẩn dụ tượng trưng cho rất nhiều cái cây. Từ ba cây trở lên đã là số nhiều. Như vậy, về cơ bản có thể hiểu câu thành ngữ theo nghĩa một cái cây không thể tạo nên một quả đồi, nó vẫn chỉ là một cái cây đơn độc lẻ loi giữa trời đất, nhưng nếu có nhiều cây cùng đứng cùng nhau, chụm lại một chỗ thì sẽ tạo nên cả quả đồi, cả rừng cây. Trên thực tế, con người không thể sống tách rời khỏi cộng đồng cũng như không thể làm nên việc lớn nếu không có sự chung tay góp sức của những người khác. Giống như trong chiến tranh, một vị tướng hay một người lính dù giỏi đến mấy cũng sẽ không thể đánh thắng được kẻ thù nhưng nếu cả nghĩa quân, cả dân tộc cùng nhau đồng lòng thì sẽ nhấn chìm những ý định xâm lăng của kẻ địch. Câu thành ngữ ngợi ca tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa người với người và trong một tập thể với nhau. Chỉ cần có tinh thần đoàn kết ắt con người sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Cũng chính trong ý nghĩa cổ động này, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng động viên toàn quân ta trong kháng chiến “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” tinh thần đoàn kết càng cao thành quả đạt được càng lớn. Câu thành ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện Một bó đũa, khi người cha yêu cầu nắm ngườ con bẻ từng cây đũa một, mỗi cây đũa đều gẫy, còn khi cầm cả bó đũa lên chụm lại thì không một ai có thể bẻ được nó. Người cha đã giáo dục thành công việc nếu các con mình cùng biết chung tay góp sức, chung sức đồng lòng thì có thể vượt qua tất cả. Câu thành ngữ đã ngợi ca những đức tính tốt đẹp, biết một người vì mọi người, chung lưng đấu cật, để cùng dẫn dắt nhau vượt qua gian nan thử thách làm nên việc lớn. Trên thực tế hiện nay, lối sống ích kỉ, toan tính đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Con người vụ lợi cho bản thân, vì lợi ích cá nhân của mình mà trở nên vị kỉ. Nhưng cuối cùng sức mạnh, kết quả mà cá nhân ấy đạt được, cho dù có thành công thì cũng không thể là tối đa. Nhưng nếu biết làm việc nhóm, biết kết hợp sức mạnh của cá nhân và cả đồng đội thì những thành tựu đạt được sẽ vĩ đại hơn bởi nó là thành quả của sự cố gắng của tất cả mọi người. Đây là một câu thành ngữ đầy tính triết lý mà sự thật vẫn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh thời đại, giá trị vận dụng thực tế của nó vẫn đang được ngợi ca hiện nay. Trong một công ty, một nhóm, việc tất cả các thành viên biết kết hợp và vận dụng ưu điểm, thế mạnh của từng người áp dụng vào công việc chung của nhóm thì hiệu suất đạt được sẽ đồng nhất và cao hơn so với việc mỗi cá nhân tự lộn xộn hoạt động theo cá tính riêng của mình. Dù thời bình hay thời chiến, dù trong xã hội xưa cũ trước đây hay thời buổi hiện đại ngày nay, dù ở một môi trường nhỏ hay những phạm vi rộng lớn thì đoàn kết và tương trợ lẫn nhau vẫn luôn là sức mạnh chiến thắng mọi khó khăn. Câu thành ngữ đã chỉ dạy con người không chỉ trong hành vi lối sống mà còn trong đạo đức nhân cách. Là một học sinh, việc rèn luyện, học tập khả năng phối kết hợp với bạn bè, đồng đội từ trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng. Cũng giống như trò chơi kéo co, tất cả các thành viên trong một đội đều phải ra sức kéo, người đằng sau hỗ trợ người đằng trước, nếu thua cả đội cùng ngã và ngược lại nếu thắng sẽ là chiến tích của cả tập thể.
Học sinh phải biết suy nghĩ cho tập thể, không thể lúc nào cũng vì thành tích cá nhân mà vị kỉ trong suy nghĩ và hành động. Muốn vậy, mỗi người phải biết giúp đỡ bạn bè để cùng nhau vươn lên, biết đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, xuất sắc.
Có 2 nghĩa :
-Nghĩa đen: Đó là một cái cây làm không nên gì mà ba cây chụm lại thì thành một hòn núi cao
-Nghĩa bóng: Đó là một con người thì không làm được gì nếu chúng ta đoàn kết thì sẽ thành một kết quả tốt hơn kết quả mà mình mong đợi.
Chúc bạn học giỏi!