Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882)...
Đọc tiếp
Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?
Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882) như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883)?
Câu 4: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã có những biện pháp gì để đối phó ? Kết quả? Em đánh giá gì về thái độ của nhà Nguyễn?
Câu 5: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội nào để đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam? Từ đó rút ra những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp vào thế kỉ XIX?
Câu 6: Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực : “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Câu 7: Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nhận xét về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh và tính chất của phong trào? Tại sao chiếu Cần Vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân?
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội Việt Nam?
Câu 9: Nêu chủ trương, biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ? Từ đó hãy rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương và biện pháp cứu nước của hai ông?
Câu 10: Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Tóm tắt hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1917?
Hết
A. Chiến tranh xâm lược (1858 – 1884)
Từ thế kỷ 19, hầu hết các thị trường của Pháp ở Ấn Độ và Trung Hoa đều bị Anh Cát Lợi chiếm hoặc phong toả. Thị trường lớn của Pháp ở Trung Hoa là Vân Nam bị chận đường thông thương ở Hương Cảng từ năm 1842 (sau khi Anh thắng Tàu trong trận “nha phiến”), nên Pháp phải tìm đường khác từ Thái Bình Dương vào Vân Nam. Sông Cửu Long bất lợi, vì vậy phải tính việc dùng sông Hồng Hà.
Lúc đầu, Pháp chỉ muốn được quyền sử dụng các sông kể trên, nhưng sau khi chiến tranh với Việt Nam thì thấy triều đình nhà Nguyễn quá yếu hèn và thị trường Việt Nam cũng trở nên rất quan trọng, vì thế Pháp đã chiếm trọn để đô hộ và khai thác.
1. Ba tỉnh Miền Đông Nam kỳ bị thất thủ (1862)
Quân Pháp và Tây Ban Nha lấy cớ triều đình Huế cấm đạo Thiên Chúa mà đem quân vào can thiệp. Đầu năm 1859 quân Pháp hạ thành Gia Định, Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương vào lập đồn kỳ Hoà lo chống cư.. Năm 1861, quân Pháp hạ đồn kỳ Hoà rồi tiến chiếm Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Tự Đức cử Phan Thanh Giản vào Gia Định nghị hoà. Hoà ước ký ngày 9 5 1862, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường) cho Pháp.
2. Ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ thất thủ (1867)
Năm 1863, Tự Đức sai Phan Thanh Giản cầm đầu phái đoàn sang Pháp để điều đình chuộc lại ba tỉnh miền đông. Vua Pháp chấp thuận với điều kýện để Pháp bảo hộ luôn sáu tỉnh Nam kỳ. Việc bàn chưa xong thì Pháp rút lại đề nghị đó. Thấy vậy vua Tự Đức phải cử Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ nắm giữ 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. Mặc dù đã 70 tuổi ông vẫn phải chịu trách nhiệm khó khăn ấỵ
Quân Pháp viện cớ triều đình Nguyễn giúp nghĩa quân chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông để tiến quân chiếm nốt ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Phan Thanh Giản liệu sức không cự nổi và sợ dân chết khổ vì chiến tranh, nên ra lệnh nộp thành rồi uống thuốc độc tự tử, 1867. Thế là 6 tỉnh Nam kỳ bị thuộc Pháp.
3. Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)
Sau khi chiếm Nam kỳ, Pháp thấy sông Cửu Long không thuận tiện cho việc giao thông với Vân Nam ở Tàu, bèn tính tới con đường sông Hồng Hà. Pháp sai tên Jean Dupuis giả làm lái buôn dùng sông Hồng Hà để chở hàng vào Vân Nam. Sau khi thấy sông Hồng Hà thuận tiện cho việc giao thương, tên này trở lại Hà Nội gây chuyện với quan lại Việt Nam để quân Pháp ở Sài Gòn có cớ ra can thiệp. Soái phủ Sài Gòn cử tên đại uý Francis Garnier đem binh thuyền ra tấn công Hà Nộị Quan thủ thành là Nguyễn Tri Phương và con là phò mã Nguyễn Lâm cự không lạị Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị bắt rồi ông tự tử chết (1873).
Sau khi chiếm được Hà Nội, Garnier tiến chiếm Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương.
Triều đình Huế sai Hoàng Kế Viêm tổ chức phòng thủ. Hoàng Kế Viêm gọi quân cờ đen giúp sức để lấy lại Hà Nộị Quân Cờ Đen vốn là dư đảng của quân Thái Bình bên Tàu chạy sang Việt Nam, được Hoàng Kế Viêm chiêu dụ ở Lào Caỵ Quân Cờ Đen phục kích quân Pháp ở Ô Cầu Giấy và giết được Garnier.
Soái phủ Nam kỳ sai Philastre từ Sài Gòn ra Hà Nội lo việc giảng hoà và trả lại các thành cho Việt Nam rồi lui tầu bè xuống Hải Phòng. Sau đó Nguyễn Văn Tường cùng Philastre vào Sài Gòn tiếp tục thương nghi..
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Thượng thư Lê Tuấn, Thượng thư Nguyễn Văn Tường và Thiếu tướng Dupré cùng ký bản hoà ước 1874, gồm 22 khoản, các khoản chính là:
Việt Nam nhượng đứt cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ, mở của Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng Hà cho người ngoại quốc vào buôn bán.
Pháp công nhận quyền độc lập của Việt Nam, không phải thuần phục nước nào nữạ Mọi việc đánh dẹp sẽ do Pháp lo liệu, và phải y theo sách lược ngoại giao của Pháp.
4. Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai (1882)
Về sau, thấy triều đình Nguyễn càng ngày càng suy nhược, Pháp tính việc chiếm Bắc kỳ. Soái phủ Sài Gòn lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Pháp, sai đại tá Henri Rivière ra Bắc. Rivière đánh chiếm Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 1882, quan thủ thành là Hoàng Diệu phải tự tử. Tự Đức thấy nguy bèn cầu cứu nhà Thanh bên Tàu. Lợi dụng cơ hội này Thanh triều đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây đợi dịp tranh quyền lợi với Pháp ở Việt Nam. Pháp cũng tăng cường thêm quân ra Bắc. Khi Rivière đem quân chiếm Nam Định, quân triều đình cùng quân Cờ Đen tấn công Hà Nộị Rivière vội trở lại giải vây thì bị quân Cờ Đen phục kých, giết chết ở Ô Cầu Giấỵ Pháp thấy nguy phải cử cấp tướng ra chỉ huy và tăng thêm quân, rồi sai Harmand làm toàn quyền kinh lý việc Bắc kỳ.
Dân chúng Bắc kỳ nổi lên kháng Pháp khắp nơi và quân Việt phản công ở Hà Nội, Nam Định nhưng đều bị thất bạị Trong tình trạng cam go đó, triều đình Huế sinh nhiều việc rối loạn. Tự Đức mất (1883), Dục Đức lên ngôi được ba ngày thì lại bị hai tên quyền thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết truất ngôi, lập Hiệp Hoà. Khi đó quân Pháp đánh Thuận An, uy hiếp Huế. Triều đình phải cử Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp cùng với Harmand, De Champeaux ký hoà ước ngày 23 7 1883. Hoà ước có 27 khoản. Theo đó triều đình Huế chịu nhận Pháp bảo hô.. Pháp được đặt công sứ, chỉ huy các tỉnh, vua Việt chỉ có quyền cai trị từ tỉnh Thanh Hoá tới đèo Ngang.
Hoà ước ký xong nhưng không thi hành được vì Bắc kỳ vẫn trong tình trạng chiến tranh, quân Tàu và quân triều đình vẫn tiếp tục đánh. Pháp phải gọi thêm quân tiếp viện từ chính quốc sang rồi tiến chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang. Quân Tàu thua, phải rút lên vùng biên giới Hoa Việt, quân Nam phải lui về Huế. Ỏ Huế, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vẫn tiếp tục gây rối, phế vua Hiệp Hoà lập vua Kiến Phúc. Triều đình Huế yêu cầu Pháp ký hoà ước khác để quyền hành của vua Việt được nới rộng hơn. Nguyễn Văn Tường cùng Patenôtre ký hoà ước ngày 6 6 1884, gồm 19 khoản. Hoà ước này cũng như hoà ước 1883, nhưng giới hạn cai trị của triều đình Huế được nới rộng thêm từ Thanh Hoá tới Bình Thuận.
Tại vùng biên giới Hoa Việt, quân Tàu vẫn chiếm đóng, quân Pháp tiến đánh nhưng bị thất trận ở Bắc Lệ và Lạng Sơn. Nước Pháp bèn đem hải quân đánh Phúc Châu và Đài Loan của Tàụ Trung Hoa phải ký hoà ước Thiên Tân năm 1885, nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam và rút quân về Tàu.
Xem vậy, việc bang giao giữa nước này với nước khác đều vì lợi, nhưng nước mạnh bao giờ cũng trưng việc nghĩa để che đậy ý gian, rồi kết quả mọi điều lợi đều về nước mạnh, chứ chẳng vì nghĩa chi cả. Thế mà triều đình Huế, cũng như nhiều người cứ u u, mê mê đi cầu cạnh người, không biết lo làm cho dân giầu, nước mạnh, thật là phường ích ký?, vị lợi chỉ biết chăm lo bản thân mà coi thường quốc gia dân tộc.
Sau nhiều năm chiến tranh và qua 4 bản hoà ước 1862, 1874, 1883 và 1884 nước Pháp đã hoàn tất việc xâm lăng thực dân ở Việt Nam. Nam kỳ trở thành thuộc địa, Bắc kỳ là đất bị bảo hộ và Trung kỳ là nơi Pháp lập chế độ trú sứ, nhưng trên thực tế cả ba miền đều là thuộc địa của Pháp, nhà Nguyễn ở Huế không có quyền hành gì cả.
Hoà ước 1884 xác định quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam đã thi hành tới ngày 9 tháng 3 năm 1945.
B. Thời kỳ Pháp Đô Hộ (1884 – 1945)
1. Chính sách thực dân
Theo hoà ước 1884, chế độ cai trị của Pháp được phân biệt tùy miền. Nam kỳ thuộc địa, Bắc kỳ bảo hộ, Trung kỳ trú sứ. Nhưng trên thực tế cả ba miền đều bị chung dưới ách đô hộ như nhaụ Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp. Sau khi chiếm Việt Nam và Ai Lao, Cao Mên, Pháp thiếp lập chế độ thuộc địa chặt chẽ. Lúc đầu mỗi xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Mên) có một viên thủ hiến lo việc cai tri.. Đến năm 1887 Pháp thiết lập phủ Toàn quyền để thống nhất việc cai trị toàn vùng (Đông Dương). Tại mỗi xứ, cắt đặt như sau: Thống Đốc Nam kỳ, Khâm Sứ Trung kỳ, Khâm Sứ Cao Mên, Thống Sứ Bắc kỳ, Thống Sứ Ai Laọ Các viên chức này đều phải theo lệnh của viên Toàn Quyền.
Dân chúng Việt Nam bị đầy đoạ khốn cực, bị bóc lột tận cùng, phải chịu khổ nhục để phục vụ lớp quan đô hộ, phải chịu sưu cao thuế nặng để bọn này hưởng thụ và chi dùng vào việc chém giết dân Việt. Hơn thế nữa, thực dân Pháp dùng mọi cách để phá huỷ cơ cấu văn hoá Việt.
2. Công Cuộc Kháng Pháp Của Dân tộc Việt Nam
Ngay khi ba tỉnh miền đông Nam kỳ bị thất thủ, nghĩa quân miền Nam nổi lên đánh Pháp, nhưng thế lực còn yếu nên đều bị thất bạị Tuy vậy, trong suốt thời gian bị đô hộ, dân Việt trên toàn quốc liên tiếp khởi nghĩa đuổi Pháp, qua các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Đông Du, Duy Tân và các đảng phái quốc gia.
* Miền Nam
– Trương Công Định (Trương Định) 1860 – 1864
Trương Công Định chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ ở Gò Công, đánh theo lối du kých, gây nhiều thiệt hại cho quân đi.ch. Trận lớn nhất là trận Cần Giuộc. Về sau bị tên Huỳnh Công Tấn phản bội, chỉ điểm cho Pháp vây đánh ông ở Kiến Phước (Gò Công). Trận này ông bị đạn rồi tự tử, năm 1864.
– Nguyễn Trung Trực 1860 – 1868
Nguyễn Trung Trực kháng chiến ở Tân An, Rạch Giá, chiến thắng lớn trong trận đốt tầu Pháp ở vàm Nhật Tảo (Tân An) và trận đánh thành Kiên Giang (Rạch Giá), sau lập chiến khu ở đảo Phú Quốc. Tên Việt gian Huỳnh Công Tấn bày mưu bắt mẹ ông, ông phải bỏ khí giới để cứu me.. Ông bị Pháp chém ở Kiên Giang (27-10-1868)
– Phan Tòng 1869 – 1870. Khởi nghĩa ở Hóc Môn, Gò Vấp, Ba Tri.
– Tri Huyện Thoại (Đỗ Trinh Thoại) 1861. Hoạt động ở vùng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Cai Lậỵ
– Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) 1860 – 1886. Lập chiến khu ở Đồng Tháp Mườị Cuối năm 1886, ông bị mắc bệnh chết.
– Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân) 1862 – 1875. Kháng chiến ở Mỹ Tho và Tân An.
– Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng 1874 – 1875. Khởi nghĩa ở Trà Vinh.
– Lê Tấn Kế, Trần Bình 1874 – 1875. Khởi nghĩa ở Ba Đô.ng.
– Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản). Khởi nghĩa ở Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh và Bến Trẹ
– Quản Hớn, Nguyễn Văn Bường 1885. Khởi nghĩa ở 18 Thôn Vườn Trầu, Bà Điểm, Hóc Môn thuộc Gia Đi.nh.
– Phan Văn Đạt, Lê Cao Dõng khởi nghĩa ở miền Nam, bị Pháp bắt và bị giết.
mik nghĩ :
Đáp án :
năm 1858 đến năm 1930
~~hok tốt ~~