Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là người sống quanh em.Hãy kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của em.
Anh chị giúp em vs ạ!
Em cảm ơn anh chị nhiều ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xưa có một nhà làm nghề buôn bán, âm mưu chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thuỷ ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết.
Khi cân hàng bán cho khách thì họ dốc cán cân về phía móc; khi cân hàng mua vào thì lại dốc cán cân về đằng quả.
Do làm ăn điên đảo nên nhà ấy giàu bốc lên nhanh chóng. Đã lắm của lại có hai con trai, mặt mũi khôi ngô, học hành tấn tới. Thiên hạ ai cũng khen là nhà có phúc.
Một hôm, hai vợ chồng bàn với nhau về việc để phúc đức cho con sau này, không nên tiếp tục kéo dài việc làm ăn gian dối, đảo điên nữa.
Bàn xong, hai vợ chồng thuận tình sửa cái lễ sám hối, trên thì cúng Trời, Phật, dưới thì cúng tổ tiên. Rồi đem cái cân ra chẻ. Nhưng ghê thay, khi chẻ ra thì thấy trong cán cân có đọng một cục máu đỏ hon hỏn. Hai vợ chồng nhìn nhau hoảng sợ, từ đó ngày đêm lo làm việc thiện, tu nhân tích đức.
Cách vài năm sau, tự nhiên một đứa con trai lăn ra chết, tiếp đó đứa thứ hai cũng chết nốt. Hai vợ chồng vật vã khóc than, cho rằng mình đã thật bụng cải tà quy chính mà Trời, Phật không chứng quả.
Sau đó, hai vợ chồng cùng mơ thấy có ông Bụt đến bảo cho biết rằng:
– Vợ chồng ngươi hãy lo tu tỉnh làm ăn, đừng vội trách Trời không có mắt. Trước thấy chúng bay làm ăn lừa lọc, Trời đã sai hai con quỷ đầu thai làm con để phá tán cho hết những của phi nghĩa đi. May mà vợ chồng đã sớm hối cải, tu nhân tích đức, nên Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Vợ chồng cứ chí thú làm ăn rồi Trời sẽ cho hai đứa con khác.
Quả nhiên, về sau vợ chồng nhà ấy đã sinh được hai đứa con trai cũng rất Khoẻ mạnh, khôi ngô và học hành giỏi giang. Họ rất biết ơn Trời Phật và sống yên vui với tuổi già.
:)
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo : “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em : “Bà cảm ơn cháu ! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu ! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.
Những tấm gương người tốt, việc tốt luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta giúp cho cuộc đời thêm ấm áp và tươi đẹp hơn, Em được biết đến nhiều người có tấm lòng nhân hậu, luôn suy nghĩ và làm nhiều việc tốt đóng góp cho xã hội qua việc đọc sách báo, xem trên ti vi, Em nhớ nhất là câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh tám mươi tuổi nhà ở phố Hàng Bông, Hà Nội.
Bà Cao Thị Kim Doanh trước đây là một nhà giáo, nay bà đã cao tuổi và nghỉ hưu nhiều năm. Bà tuy bị bệnh ung thư đã mấy năm nhưng luôn là một người sống lạc quan, có tấm lòng nhân hậu với cộng đồng. Với con cháu bà luôn hết mực thương yêu, với bà con hàng xóm bà sống chan hòa, giản dị, chân thành nên mọi người ai cũng yêu quý.
Tuy tuổi đã cao, cũng không thực sự có điều kiện về kinh tế nhưng bà đã chọn việc làm giản dị và cần mẫn là hàng ngày đan những chiếc áo len để tặng cho trẻ em vùng cao có hoàn cành khó khăn. Bà chia sẻ với mọi người rằng: "Bác xem trên ti vi thấy các cháu ở vùng núi nghèo quá. Trời lạnh như này mà đầu trần, chân đất mặc mỗi cái áo mỏng. Bác nghĩ mình nghỉ hưu rồi cũng không bận gì nên quyết định đan áo cho trẻ con". Dù là áo đem tặng, nhưng những chiếc áo len được bà Doanh đan rất cẩn thận, bà gửi gắm vào đó tình yêu thương của mình đối với cộng đồng, với trẻ em vùng cao.
Cần mẫn từng mũi đan, mỗi tháng bà Doanh đan được ba chiếc áo, cứ như vậy một năm bà tặng cho trẻ em miền núi gần bốn mươi chiếc áo ấm. Công việc này bà làm đẫ hơn năm năm nhưng chưa một lần bà kể công sức và tiền bạc của mình. Bà luôn tâm niệm một điều "Mình sống được ngày nào thì làm được việc gì tốt ngày đó, bị bệnh không có nghĩa là không làm được việc tốt cho xã hội". Cứ như thế, những chiếc áo len giản dị đơn sơ mang hơi ấm tình yêu thương của bà lộng lẽ đến với trẻ em vùng cao.
Câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Em đã cảm nhận bà giống như một bà tiên với tấm lòng nhân hậu vì luôn đem đến tình yêu thương và sự ấm áp cho trẻ em nghèo. Em rất yêu quý bà và sẽ học tập đức tính quý báu của bà.
THAM KHẢO
- Bạn Huỳnh Duy Tài chẳng may bị liệt hai chân từ nhỏ. Khi lên lớp 6 gia đình Tài gặp nhiều khó khăn nên nhiều buổi học bố mẹ Tài đưa con đến lớp trễ giờ và phải đợi người đón muộn.
- Tài đã được Nha cũng, chở đi học dù ngày mưa hay nắng.
- Nhờ có sự giúp đỡ của Nha, Tài có thể đến lớp học tập đầy đủ, giành được danh hiệu học sinh tiên tiến và được khen thưởng từ nhà trường, Hội khuyến học.
- Tình bạn của Nha và Tài là một tình bạn đẹp, nó được xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, không hề vụ lợi.
- Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp như vậy: cõng bạn bị tật để đi học, giúp đỡ kèm cặp bạn học kém, …
a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.
b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.
Lúc mới là một thanh niên Bác Hồ đã lo tìm đường cứu nước. Một người thông minh, dũng cảm đã thế còn đề cao nhân dân lên trước ấy vậy mà khiêm tốn vô cùng. Thế nên mọi người trên nước ta và ngoài nước luôn luôn kính trọng bác.
nhớ tick cho mình nhé
Nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.
Chuyện về lòng nhân ái: Câu chuyện “ Những chiến binh dũng cảm”
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, em may mắn được chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp hơn . Em được nghe cô Huệ xóm em – Là y bác sĩ, em mới hiểu thêm phần nào về sự hy sinh thầm lặng của những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Bác kể rằng: “Đó là những đêm thức trắng của mọi người trong cơ quan bác. Một thời gian dài, trên những chiếc bàn la liệt test xét nghiệm, đồng nghiệp của bác với bộ đồ bảo hộ kín mít nóng bức như tắm hơi trong cả ca trực. Ai cũng chỉ hở đôi mắt đỏ hoe vì làm việc với cường độ cao liên tục. Lương thực rồi mọi thứ đều thiếu thốn. Nhưng mọi người không ai nản lòng hay bỏ rơi các bệnh nhân mà tận tình chăm sóc. Bên cạnh đó có nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ ăn, thức uống đồ dùng y tế cho các y bác sĩ để các bác yên tâm chống dịch.
- Các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn là:
+ Vào lúc dịch bệnh căng thẳng các y bác sĩ và bệnh nhân thiếu lương thực, thực phẩm.
+ Sự khó khăn y bác sĩ khi phải ngày đêm gồng mình chống dịch dưới thời tiết oi bức.
- Lòng nhân ái được thể hiện qua hành:
+ Các bác sĩ không ngại khó khăn mà cưu mang, chăm sóc các bệnh nhân.
+ Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ dùng thiết yếu trong việc chống dịch.
- Em rút ra từ những câu chuyện:
+ Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc và là điều quan trong mỗi người cần phải có.
+ Chỉ cần cho đi thì tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp mọi nơi.
Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.