Em hãy đóng vai Vũ Nương kể lại cuộc đời mình, có sử dụng yếu tố miêu tả
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trời đã thủng buổi, mặt trời chói chang len qua những bóng lá rọi xuống khung cửa nan nhà. Tôi đang lụi cụi nấu ăn dưới bếp, than khói lửa hồng bốc lên dưới cái nắng ban trưa thật khiến người ta dễ bực mình. Ông nhà đang ngồi đọc mấy quyển văn của trò ông ấy, rồi cứ luôn tay phe phẩy cái quạt mo. Cơm nước đã xong đấy, toan dọn mâm lên ăn, thì bỗng nhiên, lão Hạc bước từ cửa vào. Lão hạc là hàng xóm của nhà tôi, nhà lão nghèo lắm, vợ mất, con trai vì không lấy được vợ nên bỏ đi làm ăn, để mình thân già lão ở nhà. Lão với ông nhà tôi thân nhau lắm, tuy tuổi tác chênh lệch, nhưng hai người cứ trò chuyện thì lại rôm rả, như hai người bạn tri kỉ với nhau vậy.
Lão Hạc cứ chệnh choạng , mặt cúi gằm xuống, lưỡng lự trước cửa một lúc rồi bước vào nhà. Ông nhà tôi kêu lên: Cụ đến chơi ạ” Lão Hạc không đáp lại. Lão đi từ từ, chậm rãi vào gian chính. Bực mình thật, đúng lúc người ta ăn cơm thì lại mò đến- Tôi tự nhủ một cách trách móc lão Hạc. Lạ thật! Lão ngồi phịch xuống tấm phản, không nói không rằng, cứ cúi gằm cái mặt xuống. Chồng tôi cũng thấy lạ lắm, nhưng cũng giữ phép lịch sự, rót chén nước chè mời lão. Lão Hạc đưa hai bàn tay run run đỡ lấy chén trà chồng tôi đưa, đưa lên môi nhấp nhẹ rồi lại đặt xuống. Đến giờ lão vẫn chưa mở lời. Rồi cái vẻ yên lặng ấy cứ diễn ra một lúc, chồng tôi nhìn lão một cách kì lạ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng thì, có lẽ là lão đã sẵn sàng để nói chuyện- lão ngẩng khuôn mặt lão lên, khuôn mặt nhăn nheo, rám nắng, dưới khóe mắt vẫn thâm quầng- và mở chuyện:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán nó rồi?- chồng tôi đáp một cách ngạc nhiên
- Bán rồi! Họ vừa bắt nó xong.
Lão kể với giọng khàn khàn, khiến tôi nghe chữ được chữ không. Lão mỉm cười. Nhưng lão cười lạ lắm, miệng lão cười nhưng mà môi cứ giật giật, cả người lão run lên. Lão cười mà như mếu vậy. Có lẽ tâm trạng lão không vui như lão cố tỏ ra cho chồng tôi thấy- và chồng tôi cũng nhận ra điều đó. Ông hỏi:
- Thế nó cho bắt à!
Vẻ mặt lão thoáng thay đổi, mắt lão nhắm nghiền lại, khuôn miệng cười lúc nãy đã biến mất. Rồi từ hai khóe mắt chảy ra giọt nước mắt, nó chảy dài trên khuôn mặt xương xương của lão. Những nếp nhăn trên khuôn mặt lão co lại, lão khóc mỗi lúc một nhiều, hàng nước mắt cứ tuôn mãi. Tôi ngạc nhiên, từ xưa đến nay lão có bao giờ thế đâu. Mà lão Hạc đã già, có lẽ lên chức ông chức cụ rồi, vậy mà lão lại hu hu khóc chẳng khác gì một đứa con nít. Mặt ông nhà tôi cũng biến dạng theo.
Lão Hạc kể lại chuyện bán chó mà tiếng khóc cứ ngân dài theo từng lời nói, trông đến là tội nghiệp.
- Khốn nạn… Ông giáo ơi! – Lão òa lên- Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm, nó ăn ngon lành, bởi vì tôi cho nó toàn món ngon, bữa cuối cùng của nó mà. Thế rồi, lúc nó đang hoan hỉ, thì bỗng thằng Mục với thằng Xiên nấp ngay sau nó nhảy ra, tóm gọn nó. Cu cậu trông béo tốt thế mà lại nhát, thế nên chẳng bao lâu nó đã bị trói gọn cả bốn cẳng lại rồi. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết. Mà cái giống nó khôn lắm! Nó nhìn tôi in như nó trách tôi. Nhìn ánh mắt nó, chắc nó đang thầm bảo rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão lại đối xử với tôi như thế à? Tôi già từng này tuổi đầu rồi mà lại phải lừa một con chó ông giáo ạ.
Nói đến đây, lão Hạc tự đấm thùm thụp vào ngực mình, bởi vì có lẽ lão sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình được. Lão cứ rên rỉ, trách móc mình mãi, kèm theo là những cái cào xé, lão đang dằn vặt nỗi lòng của mình, đến nỗi mà chồng tôi phải ngăn lão lại thì lão mới dừng. Ông an ủi lão Hạc
- Thôi cụ ạ! Nó không hiểu gì đâu! Mà chó nào nuôi mà chẳng để giết thịt! Ta bán nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy.
Nghe xong câu này của chồng tôi, lão Hạc ngẩng mặt lên trời, lão vẫn khóc, nhưng lão vừa khóc vừa cười, giọng cười chua chát và cay đắng. Lão nhắm nghiền mắt lại cố ngăn cho dòng nước mắt không tuôn nữa, rồi bảo rằng lão mong là con chó sẽ thành kiếp người, như lão chẳng hạn. Tôi để ý thấy chồng tôi cũng đau buồn theo lão, nước mắt đã rơi, nhưng ông không muốn lão Hạc càng thêm buồn nên cố nén lại, và nghiến răng để không òa khóc theo lão. Ông nắm lấy đôi vai gầy gộc của lão Hạc an ủi lão. Cái cảnh tượng thật não nề.
Tham khảo
Tôi - kẻ được mệnh danh là cô độc nhất thế gian trong câu chuyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Gọi như thế có lẽ cũng phải thôi vì đã mấy năm trời tôi sống quanh quẩu làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái trốn mênh mông bát ngát này. Ấy thế mà trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đong đầy những dư vị tình cảm.
Nói đến cuộc gặp gỡ đặc biệt này tôi há phải cảm ơn bác lái xe già nhiều lắm vì bác đã giới thiệu tôi với mọi người. Nhắc đến bác lái xe già cơ duyên tôi may mắn được gặp bác qua một lần đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thấy ngại và đáng xấu hổ vì ước muốn nhỏ nhen được gặp người của mình mà làm chắn đoạn đường bác đi. Thế mà bác lại chẳng trách tôi lại thông cảm và hiểu cho tôi. Từ đó về sau bác hay lên thăm tôi khi thì mua sách khi lại mua cho tôi những thứ tôi cần.
Hôm nay cũng như thường lệ; nhác thấy chiếc xe của bác phía xa xa, tôi rạng rỡ chạy tới dũi vào tay bác củ tam thất nhỏ vừa đào được, gửi bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái vừa mới ốm dậy. Tôi hồ hới khoe với bác mà chẳng để ý bác còn dẫn thêm 2 người khách. Bác giới thiệu nhanh với tôi rằng đó là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp. Theo lời gợi ý của bác, tôi có lời mời khách lên thăm nhà và cũng chính là nơi tôi làm việc.
Ở đây cuộc sống cô độc tôi có trồng thêm vài cây hoa: hoa dơn; hoa thược dược; hoa hồng phấn;… Sắc xanh đỏ, tím đan xen rực rỡ. Không nhiều nhưng cũng đủ làm nức lòng khách nơi xa. Cô kĩ sư xinh đẹp cũng không nằm trong ngoại lệ, cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy là cô gái đầu tiên từ Hà Nội tới thăm nhà tôi vậy chả có lý do gì mà tôi không dành tặng cho cô ấy một bó hoa thật to cả?
Bác lái xe già chỉ cho tôi gặp “người” được 30 phút để bác không lỡ dở hành trình của mình. Vì thế tôi phải tranh thủ từng giây từng phút quý giá của cuộc đời. Tôi xin ông và cô 5 phút để kể về câu chuyện của mình và 20 phút để được nghe về chuyện dưới xuôi. Tôi thực sự rất muốn biết dưới xuôi bây giờ tình hình kinh tế, con người như thế nào, có gì đổi mới hay không?
Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Công việc của tôi gắn liền với những chiếc máy nằm ngoài vườn kia. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, tính chấn động, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ cho bà con sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi vừa giới thiệu cho bác từng loại máy: nào là máy đo mưa; mưa xong thì đổ nước mưa ra cốc phân li rồi đo; còn đây là máy nhật quang kí, chuyên dùng để đo mức độ nắng dựa trên khả năng thiêu đốt giấy rồi máy đo gió; đo mây;…Đây là những máy móc làm việc hàng ngày của tôi; tôi sử dụng chúng để nghiên cứu lấy số liệu rồi báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ; mười một giờ; bảy giờ tối và mười một giờ sáng. Nắm chắc kiến thức khoa học; công việc nói chung là đơn giản. Chỉ ngại mỗi hôm thời tiết khắc nhiệt; gió tuyết lạnh căm mà phải ra vườn lúc một giờ sáng thì cảm giác thật khó tả. Cái lặng im; gào thét lạnh lẽo của gió như giằng xé, nuốt trọn con người nhỏ bé. Lúc xong việc quay trở vào giường lại đau đáu chằn chọc không tài nào tiếp giấc được nữa.
Nói đến đây giong tôi bỗng nghẹn lại, cảm như có cái gì đó đè nén, có cái gì nghẹn ngào đến khó tả. Tôi ngẩng lên thấy cô gái đang chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ già lại dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi sợ rằng kể nữa mình sẽ chẳng kìm được cảm xúc nên lảng sang, tôi vui vẻ: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”
Nhà tôi thì đơn sơ: có chiếc giường con; chiếc bàn học và một giá sách. Sống một mình thế có lẽ là đủ. Tôi rót nước mời ông, mời cô nhưng cô gái trẻ lại đang mải mê bên trang sách nên tôi chỉ lẳng lặng đặt nhẹ phía trước mặt. Uống chè tôi pha, ông họa sĩ tỏ ra thích thú, ông tiếp: “Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”
Nghe đến đây tôi sững sờ, đoán biết là do bác lái xe kể, tôi vội thanh minh: “ Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
Nói cho vui thế chứ cũng có lúc tôi đã từng nghĩ mình cô đơn nhưng ngẫm lại cho cùng tôi nào có cô đơn, tôi còn có công việc vả lại công việc của tôi còn gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Còn nói về cái thèm người tôi không phủ nhận. Mỗi lúc như thế tôi lại nói với lòng mình rằng: Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.
Quay sang cô kĩ sư tôi đùa cợt: Và cô thấy đấy, tôi còn có sách làm bạn cơ mà.
Ông họa sĩ thắc mắc hỏi tôi: “quê anh ở đâu”
Tôi cũng không ngần ngại chia sẻ: Quê tôi ở Lào Cai và tôi có một ông bố tuyệt lắm. Hai bố con tôi cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bô tôi thắng cháu một – không. Dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi ở Sa Pa. Không có tôi ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có tôi góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với tôi lúc đấy cảm xúc như vỡ òa, hạnh phúc vì cũng có lúc mình lại lập được chiến công to đến thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói thế chứ tôi vẫn còn thua bố nhiều lắm
Bất giác quay sang tôi thấy ông họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ trên gối. Bác vẽ tôi nhưng mình còn chưa xứng đáng. Dù thể để không vô lễ tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ. Những nét phác họa nhanh nhưng chứa đựng đầy tâm huyết và tình cảm ở trong đó. Tôi cảm nhận là vậy.
Tôi biết có rất nhiều người xứng đáng hơn mình. Tôi nhanh nhảu: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.”
Đó là những con người hi sinh thầm lặng, những con người cống hiến hết mình giữa cái chốn hoang vu, lạnh lẽo để dựng xây quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy một nét đượm buồn ,băn khoăn đầy ưu tư trên khuôn mặt ông họa sĩ.
Còn về cô kĩ sư nông nghiệp. Tôi không giỏi đoán được suy nghĩ con gái. Tôi không biết rằng cô đang nghĩ gì? Về câu chuyện tôi kể hay về những cảm xúc tình yêu trong cuốn sách? Hay phải chăng còn là những quyết định đã qua? Tôi không thể đoán được nhưng tôi chắc rằng trong cô đang dạt dào lên một ấn tượng hàm ơn khó tả. Và như muốn để lưu lại chút gì đó nơi đây cô cố tình kẹp lại chiếc khăn tay vào giữa cuốn sách gửi lại cho tôi.
Nhưng vì lịch sự, vì những suy nghĩ chốc lát tôi lại gào lên : “ô, cô còn quên khăn mùi soa đây này” rồi cuộn tròn lại trả cho cô. Cô gái ngượng ngùng nhận rồi ngoảnh mặt quay đi.
Tôi đúng là vô tâm, vô tâm nên mới không hiểu ý nhị của người con gái đáng yêu; tâm tình ấy. Mãi đến bây giờ nhận ra thì cũng đã chỉ còn là quá khứ.
Thời gian cũng đã hết tôi phải tiễn 2 người khách đặc biệt ra về. Ông họa sĩ ôm chặt vai tôi lắc mạnh đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”
Còn cô gái nắm lấy tay tôi buông câu nhẹ nhàng:”Chào anh”. Một tình cảm nghẹn ngào như hàm chứa trong đó, cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong tôi và có lẽ trong cả chính cô gái ấy.
Tôi xách vội túi trứng, dúi vào tay ông họa sĩ: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.”
Trung thực mà nói chưa đến giờ tôi trực nhưng tôi sợ sợ cái cảm giác chia li ấy, sợ phải nói lời tạm biệt, sợ phải xa cái gọi là “hơi người”.
Tôi chạy vào trong nhà và ngắm nhìn mãi cho đến khi bóng cái xe khuất hẳn phía đằng xa.
Đó là câu chuyện của tôi câu chuyện về chuyến gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng lạnh lẽo. Trong con mắt của ông họa sĩ già, của cô kĩ sư và của những người khác nữa, có lẽ đôi lúc họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại hành khổ mình đến thế? Tại sao tôi lại phí hoài tuổi trẻ đến thế? Tuổi trẻ để bay bổng còn tại sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà trái lại tôi còn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc vì đã được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương, đất nước; được cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho non sông, núi rừng, để quốc gia ngày một đi lên, phát triển hưng thịnh và giàu đẹp. Hi vọng thế hệ sau này sẽ có những con người như tôi, như ông kĩ sư hay đồng chí nghiên cứu sét- Những con người Lặng lẽ Sa Pa.
Chỉ bằng mấy câu thơ thôi nhưng Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc bức chân dung Thúy Kiều vừa sắc sảo về trí tuệ, vừa mặn mà về tâm hồn. Thật ngưỡng mộ! Vì ưu ái cho Thúy Kiều nên Nguyễn Du tập trung đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. "Làn thu thủy nét xuân sơn". Đôi mắt của Kiều tinh anh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Nó long lanh, trong sáng do đó phản chiếu một sức sống tươi trẻ và trí tuệ thông minh khác người. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm có hồn. Điểm thêm cho đôi mắt ấy là hai nét lông mày thanh tú, nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, lộng lẫy kiêu sa. "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" Vẻ đẹp khiến hoa phải ghen với màu thắm của đôi môi và liễu phải hờn về sự bồng bềnh, mềm mại của mái tóc. Với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, nói quá nhằm thể hiện vẻ đẹp đầy quyến rũ. Không khỏi không đắm say lòng người?. Vì thế, thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị. Và ngầm dự báo tương lai của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, khổ đau. Đúng là một vẻ đẹp sắc nước hương trời.
Tôi tên là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Mọi người trong làng yêu mến thường khen tôi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu mong cho tôi sẽ lấy được một người chồng xứng đáng và được hưởng hạnh phúc. Tôi đã gặp và thành vợ chàng Trương. Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên gia đình luôn được êm ấm.
Cuộc sống của tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện. Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.
Ngày tháng khắc khoải trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng, thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôi đã lo ma chay chu tất cho mẹ.
Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng, không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thành, tha thiết cũng không làm chàng tin. Hàng xóm thương tôi cũng bênh vực và biện bạch giúp nhưng rốt cuộc chẳng có kết quả gì. Chàng mắng nhiếc tôi thậm tệ rồi đánh đuổi tôi đi. Lòng tôi đau đớn, xót xa, cay đắng đến tuyệt vọng. Tôi đã nương dựa vào chàng những mong có một gia đình đầm ấm, hoà thuận, hạnh phúc. Nhưng giờ đây, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Dù vẫn thương chồng, thương con tha thiết, nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Nghĩ vậy, tôi bèn tắm gội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : "Con duyên phận hẩm hiu, bị chồng con ruồng bỏ. Nếu con giữ gìn trinh tiết mà bị oan thì khi thác xuống xin được làm Mị Nương hoặc cỏ Ngu mĩ. Nếu con phản bội chồng con thì chết đi xin làm mồi cho cá tôm, diều quạ và chịu để mọi người phỉ nhổ". Sau đó, tôi gieo mình xuống sông tự vẫn. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho tôi nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.
Xuống thiên cung, tôi gặp lại Phan Lang - người cùng làng. Nghe Phan Lang kể gia cảnh chồng con tôi, nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt, lòng tôi xót thương, ai oán. Được biết chàng Trương đã hiểu dúng ngọn ngành sự việc và vẫn thương nhớ tôi, tôi rất vui, bối rối nhưng lại cũng cảm thấy tủi cực bởi mình vẫn chưa được minh oan. Khi Phan Lang trở lại trần gian, tôi bèn gửi cho Trương Sinh một chiếc hoa vàng và nhắn chàng nếu còn nhớ tới chút tình xưa nghĩa cũ xin lập một đàn giải oan ở bến sông, tôi sẽ về. Trương Sinh liền làm theo. Tôi ngồi trên kiệu hoa về gặp chàng. Thấy tôi, chàng vội gọi. Nhìn chàng và nghe tiếng chàng gọi, lòng tôi bồi hồi, xót xa khôn xiết. Nhưng giữa chúng tôi đã có một khoảng cách không sao hàn gắn được. Tôi cũng đã thề với đức Linh Phi nên không thể trở về nhân gian được nữa. Tôi tạ ơn chàng đã lập đàn giải oan rồi quay lại thuỷ cung dù trong lòng còn bao lưu luyến cõi trần.
Tôi tên là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Mọi người trong làng yêu mến thường khen tôi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu mong cho tôi sẽ lấy được một người chồng xứng đáng và được hưởng hạnh phúc. Tôi đã gặp và thành vợ chàng Trương
Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên gia đình luôn được êm ấm.
Cuộc sống của tôi đang êm đềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện. Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.
Ngày tháng khắc khoải trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng, thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôi đã lo ma chay chu tất cho mẹ.
Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng, không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác.