K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2018

mình ko biết

2 tháng 3 2018

Bài làm

1/

- Năm 179 TCN Triệu Đà chia nước ta làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân cho sắp nhập vào Nam Việt

- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia nước ta thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao

- Nhà Hán phân chia bộ mấy thống trị như sau:

+ Đứng đầu mỗi châu là thứ sử

+ Đứng đầu mỗi quận là Thái Thú (trong coi việc chính trị), Đô úy (trong coi việc quân sự)

+Dưới quận là huyện

+ Quan lại đề là người Hán

-Nhân dân Chau Giao phải nộp nhiều thứ thuế như thuế sắt, thuế muối,... và phải cống nạp nhiều sản vật quý

- Đưa người Hán sang nước ta và bắt nhân dân phải làm theo phong tục của họ

-Năm 34, Thái thú Tô Định  cai quản quận Giao Chỉ ra sức đàn áp khiến nhân dân ta càng khổ cực

2/

- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

8 tháng 5 2018

1 ưu điểm : giúp ta phát triển đất nước

hạn chế: khiến nước ta ko giao lưu với các nước ngoài và khoa học kĩ thuật của họ

5 tháng 8 2017

vận tốc của xe là 33,3333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333km

mình có 3 thui k nha

5 tháng 8 2017

Vận tốc của ô tô là :

   200 : 6 = 33,333...(km/giờ)

                 Đ/s : 33,333...km/giờ

10 tháng 8 2021

Chính sách thống trị của hong kiến phương Bắc đối vs nc ta từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ IV:

- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).

- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.

- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.

- Các chính sách khác:

+ Bắt nhân dân phải nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).

+ Lao dịch, binh dịch.

+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách “đồng hóa”.

ND chính

Nét chính về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.

                                                                                                              Chúc bạn học tốt .

2 tháng 3 2019

1)Gồm các cuộc khởi nghĩa của HAI BÀ TRƯNG, BÀ TRIỆU, LÝ BÍ.

2)a,nghề rèn sắt:vẫn phát triển +Công cụ:rìu, mài, cuốc, dao, ...xuất hiện nhiều

                                                  +Vũ khí:kiếm, giáo, mác, đc dùng phổ biến.

   b,nông nghiệp:-biết đắp đê phòng lụt.

                           -biết trồng lúa 2 vụ một năm.

  c,nghề thủ công:gốm, dệt cũng phát triển.

  d)thương nghiệp;-mở các chợ.

                            :chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

3)

thời Văn Lang-Âu Lạc                   thời kì bị đô hộ             
VuaQuan lại đô hộ
Quý tộchào trưởng Việt|địa chủ Hán
nông dân công xãnông dân công xã|nông dân lệ thuộc
nô tìnô tì

4sgk

24 tháng 9 2021

tự làm đi ngu thế

9 tháng 5 2018

Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Chống xâm lược

Người chỉ huy

Chiến thắng lớn

Triều Tiền Lê

981

Tống

Lê Hoàn

Trên sông Bạch Đằng, Chi Lăng

Triều Lý

1075-1077

Tống

Lý Thường Kiệt

Phòng tuyến Như Nguyệt

Triểu Trần

1258, 1285, 1287- 1288

Mông- Nguyên

Các vua Trần và Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...

Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng

Triều Hổ

1407

Minh

Hồ Quý Ly

Thất bại

Khởi nghĩa Lam Sơn

1418- 1427

Minh

Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang


31 tháng 10 2023

Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII:

- Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, đặc biệt là ở nước Anh và Pháp.
- Sự xuất hiện của Cách mạng Công nghiệp đã đánh dấu sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền công nghiệp hóa.
- Tăng cường sự phát triển của thương nghiệp, công nghiệp, và các yếu tố hỗ trợ như ngân hàng, chứng khoán.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa sau thế kỷ XIX:

- Cuộc Cách mạng Pháp (1789-1799) và Cách mạng Công nghiệp (cả thế kỷ XIX) đã lan rộng chủ nghĩa tư bản ra khắp châu Âu.
- Sự thúc đẩy của Cách mạng Công nghiệp đã thúc đẩy sự gia tăng sản xuất công nghiệp và mở rộng thị trường toàn cầu.
- Sự xuất hiện của tầng lớp công nhân và sự gia tăng của các nhà máy và xí nghiệp.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX:

- Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản tiến xa hơn, với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghiệp và quốc tế.
- Tầng lớp công nhân trở nên mạnh mẽ hơn và đã tham gia vào các phong trào lao động và xã hội chính trị.
Giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2 đến nay:

- Chiến tranh Thế giới Thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Lạnh đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.
- Sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết và cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ giữa các quốc gia và tập đoàn đa quốc gia.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ số đã thay đổi cách thức sản xuất và tiêu dùng, đưa chủ nghĩa tư bản vào một giai đoạn mới với nền kinh tế số hóa và chuyển đổi số.

10 tháng 2 2023

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất Bộ Vũ Ninh, trong nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, là một Bộ lớn, có đến 1/3 số Bộ lạc của Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời kỳ Bắc thuộc, Bắc Ninh gồm hai huyện lớn (Luy Lâu và Long Biên) của quận Giao Chỉ, sau đổi là Giao Châu . Trị sở của quận đóng ở Luy Lâu (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành). Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế - thương mại của Châu Giao. Đô thị Luy Lâu là đô thị cảng mang tính quốc tế. Luy Lâu còn là Trung tâm Phật giáo, Trung tâm Nho giáo lớn và đầu tiên của nước ta.

Đầu thời thuộc Đường, Bắc Ninh được gộp trong địa phận Giao Châu, Đạo Châu, Long Châu thuộc Giao Châu đô hộ phủ, sau thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang. Thời nhà Trần vẫn là Lộ Bắc Giang, có thời gian gọi là phủ Thiên Đức (có tài liệu còn ghi là phủ Siêu Loại, phủ Như Nguyệt). Đến nhà Hồ tách thành hai Lộ: Lộ Bắc Giang và Lộ Bắc Ninh thuộc Bắc Giang Lộ Đô Tổng Phủ.

Đến thời Nhà Lê, Bắc Ninh có tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông đổi tên là Trấn Kinh Bắc, đặc thù phủ (còn gọi là Trấn Thành) tại Thị Cầu (thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay) với số lượng là 20 huyện thuộc 4 phủ:
1. Phủ Thuận An có 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài.
2. Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
3. Phủ Bắc Hà có 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (Việt Yên), Kim Thoa, Yên Phúc.
4. Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng.

Đến năm 1490, năm Hồng Đức thứ 2 triều Lê Thánh Tông đổi tên Kinh Bắc xứ (dân gian vẫn gọi là xứ Kinh Bắc). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vẫn gọi là  Kinh Bắc xứ.

Đến đầu Nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là Trấn Kinh Bắc. Năm 1823, Trấn Kinh Bắc đổi thành Trấn Bắc Ninh.

Đến năm 1831, Triều Minh Mệnh năm thứ 12, Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 21 huyện, diện tích khoảng 6.000km2, dân số khoảng 70 vạn người.

Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong thời gian cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp nhiều lần điều chỉnh địa giới để tỉnh Bắc Ninh có 3 phủ, 8 huyện: Phủ Từ Sơn, Phủ Thuận Thành, Phủ Tây Sơn. Các huyện: Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Thành; dưới cấp huyện có các Tổng (như cấp xã hiện nay).

Từ tháng 10/1938, thị xã Bắc Ninh được chính quyền thuộc địa Pháp có quyết định nâng cấp thành thị xã gồm một số phố: Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu, Vệ An; các làng Y Na, Yên Mẫn, Thị Chung…

Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, địa giới tỉnh Bắc Ninh cũng được điều chỉnh nhiều để thuận lợi cho chỉ đạo, quản lý. Thời điểm này có điều chỉnh sáp nhập, chia tách một số địa danh như sau:

Tháng 8/1950, huyện Gia Lương ra đời trên cơ sở hợp nhất của hai huyện Lang Tài và Gia Bình. 

Tháng 1/1961, huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn được chuyển giao về Hà Nội.

Tháng 10/1962, huyện Quế Võ ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng.

Tháng 3/1963, huyện Tiên Sơn ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Tiên Du và Từ Sơn và chuyển một số xã của huyện Tiên Du về Gia Lâm (Hà Nội), một số xã của Từ Sơn về Đông Anh (Hà Nội).

Tháng 4/1963 có quyết định hợp nhất Bắc Ninh, Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.

Tháng 01/1997 có quyết định chia thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập, có diện tích nhỏ nhất nước là 822,72 km2, dân số gần 1 triệu dân, gồm 5 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương và một thị xã Bắc Ninh (tỉnh lỵ).

Đến tháng 8/1999, có quyết định chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du, Từ Sơn (tháng 9/2008, huyện Từ Sơn được nâng cấp thành Thị xã Từ Sơn). Tháng 9/1999, có quyết định chia tách huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài.

Tháng 1/2006, thị xã Bắc Ninh có quyết định công nhận là thành phố Bắc Ninh (loại III) trực thuộc tỉnh.

Tháng 6/2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại II, trực thuộc tỉnh.

Tháng 12/2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại I, trực thuộc tỉnh.

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Vị thế của tỉnh đã bề thế với 1 thành phố là đô thị loại 1, 1 thị xã, 6 huyện, 6 thị trấn, 23 phường, 97 xã, 721 thôn và khu phố. Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với 16 Khu công nghiệp tập trung và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt với sự có mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Microsoft… và trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh ước tăng 10,6% so với năm 2017, tiếp tục khẳng định vững chắc là cực tăng trưởng của vùng Bắc Bộ và cả nước, cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng...

Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập trung trí tuệ, nguồn lực đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Trong suốt chiều dài lịch sử, với sự thay đổi tên gọi hành chính khác nhau đã chứng tỏ vai trò trọng yếu của Bắc Ninh trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh mãi là một miền quê ''địa linh nhân kiệt"./.