K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Bài giải
Đổi 1/2 giờ = 30 phút

Công việc đó cần làm số phút là:

   30 : 1/3 = 90 (phút)

Người đó làm xong 20% công việc đó trong số phút là:

   90 × 20% = 18 (phút)

       Đáp số: 18 (phút)

26 tháng 6

1 giờ người đó làm được số phần công việc là:

\(\frac13\times2=\frac23\) (công việc)

Đổi: \(20\%=\frac15\)

Người đó làm xong \(\frac15\) công việc đó trong:

\(\frac15:\frac23=\frac{3}{10}\) (giờ)

Đổi: \(\frac{3}{10}\) giờ = 18 phút

Đáp số: 18 phút

26 tháng 6

Tuổi của Nam 3 năm trước kém tuổi của Nam 5 năm sau số năm là:

3 + 5 = 8 (năm)

Ta có sơ đồ:

Tuổi của Nam 3 năm trước: l----------l

Tuổi của Nam 5 năm sau: l----------l--8 năm--l

Hiệu số phần bằng sau là:

5 - 3 = 2 (phần)

Tuổi của Nam 3 năm trước là:

8 : 2 x 1 = 4 (tuổi)

Tuổi của Nam năm nay là:

4 + 3 = 7 (tuổi)

Đáp số: 7 tuổi

26 tháng 6
  • Khoảng cách thời gian từ 3 năm trước đến 5 năm sau là: 3+5=8 (năm).
  • Tuổi Nam 5 năm sau gấp đôi tuổi Nam 3 năm trước.
  • Vậy, 8 năm chính là hiệu số giữa tuổi Nam 5 năm sau và tuổi Nam 3 năm trước.
  • Và 8 năm này cũng chính bằng tuổi của Nam 3 năm trước (vì 2−1=1 phần).

Giải:

  • Tuổi Nam 3 năm trước là: 8 (tuổi)
  • Tuổi Nam hiện nay là: 8+3=11 (tuổi)

Đáp số: 11 tuổi

27 tháng 6

Olm chào em. Đây là toán nâng cao chuyên đề toán tổng tỉ lồng nhau, cấu trúc thi chuyên, thi học sinh giỏi các cấp. Hôm nay, Olm sẽ hướng dẫn các em giải chi tiết dạng này như sau:

Giải:

Theo bài ra ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ ta có:

Số học sinh lớp 5A là: 81 : (1+ 2) = 27 (học sinh)

Tổng số học sinh tham gia thi học sinh giỏi của lớp 5B và 5C là:

81 - 27 = 54(học sinh)

Theo bài ra ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ ta có:

Số học sinh tham gia thi học sinh giỏi của lớp 5C là:

54 : (1+ 2) = 18(học sinh)

Số học sinh tham gia thi học sinh giỏi của lớp 5B là:

54 - 18 = 36 (học sinh)

Đáp số:

Số học sinh tham gia thi giỏi của lớp 5A là: 27 học sinh

Số học sinh tham gia thi học sinh giỏi lớp 5C là: 18 học sinh

Số học sinh tham gia thi học sinh giỏi lớp 5B là: 36 học sinh


27 tháng 6

ta có sơ đồ:

26 tháng 6

17 quả trứng tương ứng với:

\(1-\frac15-\frac38=\frac{17}{40}\) (số trứng)

Người đó đem bán số quả trứng là:

17 : \(\frac{17}{40}\) = 40 (quả trứng)

Lần thứ nhất người đó bán được số quả trứng là:

40 x \(\frac15\) = 8 (quả trứng)

Lần thứ hai người đó bán được số quả trứng là:

40 x \(\frac38\) = 15 (quả trứng)

Đáp số ..........

26 tháng 6

Thừa số chưa biết trong phép nhân đó là:

3768 : (4 + 8) = 314

Tích đúng là:

314 x 48 = 15072

Đáp số: 15072

26 tháng 6

giúp mình nha mình cần gấp

26 tháng 6

Tổng số phần bằng nhau là:

4 + 3 = 7 (phần)

Số bóng đèn trắng là:

168 : 7 x 4 = 96 (bóng đèn)

Số bóng đèn vàng là:

168 : 7 x 3 = 72 (bóng đèn)

Đáp số: 96 bóng đèn trắng, 72 bóng đèn vàng

26 tháng 6

Giải

Coi số bóng đèn trắng là 4 phần bằng nhau thì số bóng đèn vàng là 3 phần như thế

Tổng số phần bằng nhau là :

4+3=7 (phần)

Số bóng đèn trắng là :

168 : 7 × 4 + 96 ( bóng)

Số bóng dền vàng là :

168-96=72 (bóng)

Đáp số : Bóng trắng : 96 bóng đèn

bóng vàng : 72 bóng đèn

26 tháng 6

Giải
Cạnh hình vuông là:
20 × 2 = 40 (\(cm^2\) )

Diện tích hình vuông là:
40 × 40 = 1600 (\(cm^2\) )

Diện tích hình tròn là:
20 × 20 × 3,14 = 1256 (\(cm^2\) )

Diện tích phần còn thừa là:
1600 − 1256 = 344 (\(cm^2\) )

Đáp số: 344 \(cm^2\)

26 tháng 6

Giải
Cạnh hình vuông là:
20 × 2 = 40 (\(c m^{2}\) )

Diện tích hình vuông là:
40 × 40 = 1600 (\(c m^{2}\) )

Diện tích hình tròn là:
20 × 20 × 3,14 = 1256 (\(c m^{2}\) )

Diện tích phần còn thừa là:
1600 − 1256 = 344 (\(c m^{2}\) )

Đáp số: 344 \(c m^{2}\)

26 tháng 6

Tổng số phần bằng nhau là:

5 + 1 = 6 (phần)

Đoạn thứ nhất dài số mét là:

42 : 6 x 5 = 35 (m)

Đoạn thứ hai dài số mét là:

42 : 6 x 1 = 7 (m)

Đáp số:

Đoạn thứ nhất: 35m

Đoạn thứ hai: 7m

26 tháng 6

Coi đoạn dây thứ nhất là 5 phần bằng nhau thì đoạn dây thứ hai là 1 phần như thế
Tổng số phần bằng nhau là :

5+1=6(phần)

Sợi dây thứ nhất có độ dài là :

42 : 6 × 5 = 35 (m)

Sợi dây thứ hai có độ dài là:

42 - 35 =7 (m)

Đáp số : Sợi dây thứ nhất : 35 m

Sợi dây thứ hai : 7 m

26 tháng 6

Tham khảo:

Giữa sân trường em, cây bàng sừng sững như một người bạn thân thiết của bao thế hệ học trò. Từ xa, cây bàng nổi bật với tán lá rộng, xòe ra như một chiếc ô khổng lồ che nắng che mưa cho chúng em mỗi giờ ra chơi.

Thân cây bàng to, chắc khỏe, lớp vỏ sần sùi với những vết nứt nẻ như dấu ấn của thời gian. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất, vươn lên mạnh mẽ như một biểu tượng của sự bền bỉ và kiên trì. Từ thân cây, những cành lớn vươn ra bốn phía, nâng đỡ hàng trăm chiếc lá xanh mát.

Lá bàng to, dày, khi xuân về thì xanh tươi mơn mởn, đến mùa thu lại chuyển sang màu vàng rực rỡ rồi đỏ thẫm, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Khi đông đến, lá bàng rụng hết, chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu vươn lên trời cao như đang đợi chờ mùa xuân ấm áp quay về.

Mùa hè, cây bàng trở thành chốn trú ẩn lý tưởng cho lũ học trò. Dưới tán lá rợp bóng, chúng em vui đùa, đọc sách, trò chuyện hay đơn giản chỉ là tận hưởng làn gió mát lành thổi qua. Những chú ve sầu ẩn mình trong tán lá, ngân nga khúc nhạc rộn ràng của mùa hè, làm cho không gian sân trường trở nên sống động hơn.

Mùa thu, cây bàng thay lá, những chiếc lá vàng rơi lác đác trên sân, tạo thành một tấm thảm mềm mại. Mỗi lần gió nhẹ thổi qua, lá bay lượn trong không trung như những cánh bướm nhỏ xinh.

Cây bàng không chỉ là một phần của sân trường mà còn gắn liền với biết bao kỷ niệm của tuổi học trò. Dưới gốc bàng, chúng em cùng nhau ôn bài, vui chơi, chia sẻ những câu chuyện buồn vui. Đôi khi, những dòng lưu bút, những dòng chữ khắc vội trên thân cây cũng trở thành những dấu ấn khó phai trong lòng mỗi học sinh.

Cây bàng đã gắn bó với trường em từ bao đời nay, như một người bạn hiền hòa lặng lẽ dõi theo từng bước trưởng thành của chúng em. Mai này dù có rời xa mái trường, em vẫn sẽ nhớ mãi hình ảnh cây bàng thân thương – một phần ký ức đẹp đẽ của tuổi học trò.

26 tháng 6

Trong sân trường em có rất nhiều cây xanh, nhưng nổi bật nhất vẫn là cây bàng già đứng ở góc sân. Từ ngày em còn là học sinh lớp Một đến bây giờ, cây bàng vẫn đứng đó, vững chãi, lặng lẽ dõi theo từng bước trưởng thành của bao thế hệ học trò. Với em, cây bàng không chỉ đơn thuần là một cái cây che mát mà còn như một người bạn thân thiết, một biểu tượng quen thuộc của mái trường thân yêu.

Cây bàng cao lớn, thân cây to bằng cả vòng tay em ôm không xuể. Vỏ cây màu nâu sẫm, xù xì, có những vết nứt và vết khắc tên học sinh từ nhiều năm trước. Nhìn vào đó, em cảm thấy như thời gian đã đọng lại trên thân cây. Tán lá bàng rộng, xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mát cả một góc sân. Vào mùa hè, lá bàng xanh mướt, to bản, mỗi lần gió thổi qua lại xào xạc như tiếng thì thầm kể chuyện xưa. Chúng em thường ngồi học dưới gốc bàng mỗi khi có tiết học ngoài trời, hoặc tụ tập chơi đùa, đá cầu, nhảy dây trong giờ ra chơi. Mùa thu đến, lá bàng dần chuyển sang màu vàng rồi đỏ rực, nhẹ nhàng bay trong gió và phủ đầy mặt sân, trông như một tấm thảm rực rỡ sắc màu. Mỗi lần nhặt một chiếc lá bàng, em lại ép vào trang vở như giữ lại một chút kỷ niệm. Khi đông về, cây bàng rụng hết lá, chỉ còn lại cành khẳng khiu, nhưng đến mùa xuân, những chồi non lại bắt đầu nhú lên, báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

Cây bàng đã gắn bó với em suốt những năm tháng học trò. Mỗi lần ngắm cây, em lại thấy nhớ những buổi sáng sớm đứng xếp hàng dưới bóng cây, những giờ ra chơi ríu rít tiếng cười, và cả những giọt nước mắt ngày chia tay dưới gốc bàng thân quen. Em yêu cây bàng vì vẻ đẹp bình dị, vì những kỷ niệm ấm áp mà nó mang lại. Em mong cây sẽ mãi xanh tươi, mãi là người bạn đồng hành của bao thế hệ học sinh trường em.

26 tháng 6

Giải:

1 phút 40 giây = 100 giây

Vận tốc của người đó khi đi xe đạp là:

500 : 100 = 5(m/s)

Đáp số: 5m/s


S
26 tháng 6

đổi: 1p40g = 100 giây

vận tốc người đi xe đạp là:

500:100=5(m/s)

đáp số: 5m/s