tìm và nêu tác dụng của bptt ẩn dụ trong câu thơ trên
Uống nước nhớ nguồn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: mặt trời chân lý, nắng hạ.
Tác dụng của biện pháp:
+ Giá trị nội dung: dễ dàng thể hiện tình cảm của tác giả về những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc trong lòng, là sự vui sướng khi được thực hiện cách mạng và làm việc dưới ngọn cờ của Đảng, "nắng hạ" ánh sáng chân lý bừng lên của Đảng chói qua tim nhà thơ. Thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Giá trị nghệ thuật: làm cho cách nói trở nên thơ, lý tưởng hơn, tăng giá trị gợi hình ảnh giản dị nhưng sáng ngời "mặt trời chân lý, bừng nắng hạ", tăng giá trị diễn đạt cảm xúc, câu thơ trở nên sâu xa, hay hơn, hấp dẫn người đọc.
Chọn cảnh con sông quê hương em nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu dòng sông quê hương em.
+ Dẫn từ kỉ niệm thời thơ ấu, tình cảm gắn bó lúc nhỏ của em với con sông, ý nghĩa của dòng sông trong dòng chảy hình thành kí ức tuổi thơ em....
Thân đoạn:
- Miêu tả hình dáng con sông:
+ Uốn lượn mang trong mình một màu xanh biếc hơi lẫn bùn cát. Hai bên bờ sông là nơi để tụi trẻ chúng em nô đùa vui vẻ với nhau...
+ Vẻ đẹp đơn giản, giản dị mà nên thơ cùng với hàng cây đuốc cây mắm, con sông ấy như một mảnh hồn gần gũi gắn bó với làng quê em.
- Trạng dòng sông quê em:
+ Vào mỗi sớm mai khi mặt trời vừa ló dạng, mặt sông phẳng lặng như gương, trầm ổn như người trưởng thành điềm tĩnh.
+ Trưa đến, dòng sông cuộn mình mặc lên người chiếc áo lụa dài lấp lánh đẹp đẽ, e thẹn như người thiếu nữ.
+ Và khi chiều về, những đàn cò trắng thi nhau bay lượn trên mặt nước, tạo ra cảnh tượng ồn ào náo thiệt.
- Tả lại kỉ niệm của em với dòng sông, bày tỏ tình cảm của mình:
+ Sự trân trọng, yêu mến của em.
+ Dòng sông là nơi ghi dấu bao kỉ niệm, bao bóng hình quê hương, kỉ niệm sâu sắc gắn bó với đời sống hàng ngày quê em.
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông.
+ Tổng kết lại tình cảm biết ơn, yêu thương em dành cho con sông này.
1. Bài văn tả cảnh đẹp của quê hương em số 1 - Hòn ngọc bên sông xanh biếc
“Quê hương của tôi là dải sông mát biếc. Nước trong veo, lá tre mềm mại làm đẹp cho mái tóc
Trong tâm hồn tôi, mỗi buổi trưa hè là một bức tranh sống động
Ánh nắng mặt trời rơi xuống dòng sông, làm tỏa sáng toàn bộ cảnh đẹp”Đoạn thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh vang lên, làm tôi nhớ đến dòng sông quê xanh biếc. Đó không chỉ là một dải lụa đào mềm mại, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trong tâm trí tôi.Con sông đã làm cho bản địa quê tôi thêm phần quyến rũ. Nước sông trong xanh như gương, những hàng tre bên bờ làm cho cảnh sắc trở nên mê hoặc. Nó trở thành nơi tuyệt vời để lũ trẻ sum họp vào những ngày nắng nóng. Những rặng tre xanh mướt như làm đẹp cho mái tóc dài, tôi luôn tự hào về sự thanh khiết và duyên dáng của quê hương.Dòng sông thay đổi theo mùa vụ. Đôi khi nó lặng lẽ phản chiếu bầu trời cao vút, những gợn sóng nhẹ nhàng len lỏi vào bờ. Còn khi giận dữ, nó đưa về phù sa làm tăng sức sống cho những cánh đồng xanh biếc. Sông quê tôi như một người bạn thân thiết, luôn hỗ trợ cuộc sống của chúng tôi.Sông không biết mệt mỏi, miệt mài chảy qua những cánh đồng xanh biếc, là nguồn sống cho người dân. Mỗi buổi bình minh, nó như là người bạn đồng hành tôi không thể thiếu. Những buổi tắm mát dưới ánh nắng mặt trời, tiếng cười của lũ trẻ làm cho con sông trở nên ấm áp, thân thuộc.Nhìn dòng sông quê hương, tôi tự hào về vẻ đẹp của nó. Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa dòng sông và cuộc sống, tạo nên một bức tranh huyền bí và tinh tế. Con sông quê tôi là nguồn cảm hứng bất tận cho tất cả chúng tôi, là biểu tượng của sự sống động và hòa mình với tự nhiên
Mở đoạn:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề :"ô nhiễm môi trường"
Ví dụ: có thể dẫn từ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, một văn bản nói về ô nhiễm môi trường đang được quan tâm, câu khẳng định liên quan đến ô nhiễm môi trường,....v.v..
Thân đoạn:
1. Giải thích:
Ô nhiêm môi trường là gì?
-- >ví dụ: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại ...
2. Nguyên nhân ô nhễm môi trường:
- Một số người không hiểu rõ, kỹ được tầm quan trọng của môi trường.
+ Điều đó xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân, từ đó vô tư xả rác bừa bãi nơi công cộng làm cho môi trường ngày thêm ô nhiễm.
- Tình trạng khai thác rừng trái phép kiếm lợi nhuận từ cây gỗ quý ngày một cao, bên cạnh đó là sự khai thác cát quá nhiều để phục vụ cho kinh tế.
3. Bàn luận về vấn đề:
- Ô nhiễm môi trường ngày một cao hơn, điều đó vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của ta và vừa ảnh hưởng đến muôn loài.
+ Chúng ta cần ra tay bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
- Suy cho cùng rằng, ô nhiễm môi trường được sinh ra từ ô nhiễm ý thức con người. Chúng ta cứ bừa bãi vứt rác, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều và chính điều ấy sẽ ngày càng đẩy ta đến cái chết.
4. Giải pháp cho vấn đề này:
- Mỗi người cần biết rõ được tầm quan trọng của thiên nhiên, từ đó hình thành suy nghĩ tốt đẹp là không làm hại đến nó bằng mọi cách: không xả rác nơi công cộng, ít sử dụng bao bì ni lông mà thay vào đó là túi giấy, tái chế đồ đạc,..v..v..
- Không chỉ người dân mà các chính quyền, ban quản lý môi trường cần ghắt gao hơn với việc chặt phá rừng, khai thác cát, săn bắt động vật quý hiếm,....
--> Điều đó cần được loại bỏ ngay hoàn toàn.
- Tuyên truyền khẩu hiệu bảo vệ rừng.
- Nhắc nhở mọi người khi họ có việc làm làm ô nhiễm môi trường.
+ .....
5. Liên hệ đến bản thân:
- Em cũng đang tự nhắc nhở bản thân bảo vệ môi trường bằng khả năng của mình.
Kết đoạn:
Tổng kết và khẳng định lại suy nghĩ của mình.
- Gửi thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người thông qua đoạn văn trên.
chời ơi, sao k lấy văn mẫu zợ, lên đây viết hết hơi á >.<
Không có thông tin chính xác là ai. Nhưng tương truyền là người Việt, có thể là một nhà sư thời Tiền Lê, có thể là Pháp Thuận.
Trong hai câu thơ âu của khổ 1, tác giả đã đưa ra lý do của hành động đó. "Ông không còn trí nhớ./ Ông chỉ còn tình yêu." Ta có thể lý giải rằng, người ông tuổi đã cao, trí nhớ không còn tốt như xưa nữa. Người già tính tình cũng rất giống trẻ con, thay đổi thất thường. Không hiểu được ông ra vườn để làm gì cả. Chính vì vậy, tác giả lại càng làm nổi bật lên hình ảnh người ông với đầy ắp tình yêu thương. Gia tài của ông còn lại chỉ có một một tình yêu với các cháu, với thiên nhiên, với người bạn già và cả ánh nắng rực rỡ ngày hạ. Tượng hình tượng hình là hình ảnh ông ra "nhặt nắng", một hành động phi lý nhưng bộc bạch được cái tình cảm vượt qua mọi ranh giới mà tác giả có thể cảm nhận được từ nhân vật "ông" trong bài. Tượng thanh thì mik nghĩ chắc là tiếng lòng của tác giả/ nhân vật "ông" trong bài á. Nếu đúng cho mik 1 like nhen :3
Tiếng ve kêu râm ran, ánh nắng chói lòa phản chiếu xuống mặt hồ lấp loáng hay những hàng cây nghiêng bóng là chỗ dựa cho ta mỗi trưa hè là hình ảnh khó phôi phai, tan rã trong tim mỗi người con máu đỏ da vàng. Tại vì hình ảnh này đã một phần chảy theo dòng máu của những con dân sinh sống trên mảnh đất chữ "S". Tại vì hình ảnh ấy không trừu tượng, không xa hoa, lộng lẫy hay đoan trang, tao nhã, mà nó tinh tế thể hiện được tình yêu, tiếng lòng của những người nông dân hay tiếng lòng của những người con xa xứ đối với mùa lúa chiêm. Nó giản dị, mộc mạc đến lạ. Trên thửa ruộng, ta có thể dễ dàng thấy những con trâu đang chậm rãi gặm cỏ. Hay phía xa xa chân trời, có những ngọn núi trùng điệp, những áng mây lững lờ trôi trên trời quang. Đó là một kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng. Đó là bức tranh sống động và bình yên. Sự tương phản của sống động và bình yên khi đó tạo ra vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
( CHú thik: in đậm là trạng ngữ, gạch chân là vị ngữ còn in nghiêng là chủ ngữ )