K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 12: Gọi thời gian vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là x(giờ)

(Điều kiện: x>8)

Thời gian vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là x+10(giờ)

Thời gian vòi thứ ba chảy một mình đầy bể là x-8(giờ)

Trong 1 giờ, vòi thứ nhất chảy được: \(\dfrac{1}{x}\left(bể\right)\)

Trong 1 giờ, vòi thứ hai chảy được: \(\dfrac{1}{x+10}\left(bể\right)\)

Trong 1 giờ, vòi thứ ba chảy được: \(\dfrac{1}{x-8}\left(bể\right)\)

Theo đề, ta có: \(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{x+10}=\dfrac{1}{x-8}\)

=>\(\dfrac{x+10+x}{x\left(x+10\right)}=\dfrac{1}{x-8}\)

=>\(\left(2x+10\right)\left(x-8\right)=x\left(x+10\right)\)

=>\(2x^2-16x+10x-80-x^2-10x=0\)

=>\(x^2-16x-80=0\)

=>(x-20)(x+4)=0

=>\(\left[{}\begin{matrix}x-20=0\\x+4=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=20\left(nhận\right)\\x=-4\left(loại\right)\end{matrix}\right.\)

Trong 1 giờ, cả ba vòi chảy được:

\(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{x+10}+\dfrac{1}{x-8}=\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{20+10}+\dfrac{1}{20-8}\)

\(=\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{12}=\dfrac{3}{60}+\dfrac{2}{60}+\dfrac{5}{60}=\dfrac{10}{60}=\dfrac{1}{6}\left(bể\right)\)

=>Nếu cả ba vòi cùng chảy thì sẽ đầy bể sau 1:1/6=6 giờ

Câu 14:

a: ΔOMN cân tại O

mà OH là đường trung tuyến

nên OH\(\perp\)MN tại H

Xét tứ giác AHOI có \(\widehat{OHI}=\widehat{OAI}=90^0\)

nên AHOI là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính OI(1)

=>A,H,O,I cùng thuộc một đường tròn

b: Xét tứ giác AOBI có \(\widehat{OAI}+\widehat{OBI}=90^0+90^0=180^0\)

nên AOBI là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{AOI}=\widehat{ABI}\)

mà \(\widehat{AHI}=\widehat{AOI}\)(AHOI nội tiếp)

nên \(\widehat{AHI}=\widehat{ABI}\)

Xét (O) có

\(\widehat{ABI}\) là góc tạo bởi tiếp tuyến BI và dây cung BA

\(\widehat{ADB}\) là góc nội tiếp chắn cung AB

Do đó: \(\widehat{ABI}=\widehat{ADB}\)

=>\(\widehat{AHI}=\widehat{ADB}\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí đồng vị

nên HI//DB

=>MN//DB

 

25 tháng 4

Mọi người ơi tick đúng bình luận này hộ mình với ạ. Mình cảm ơn.

25 tháng 4

trên thế giới có bao nhiêu ngọn núi?

25 tháng 4

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

24 tháng 4

1. Đoạn văn phân tích truyện “Hai người cha”

Truyện ngắn Hai người cha của Lê Văn Thảo là một tác phẩm giàu tính nhân văn, kể về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai người lính – một người là cha nuôi, một người là cha ruột – cùng có chung tình yêu và sự hy sinh dành cho một đứa trẻ. Truyện khắc họa sâu sắc những mất mát, đau thương mà chiến tranh để lại, nhưng nổi bật hơn cả là tình yêu thương, sự thấu hiểu và lòng nhân hậu giữa con người với nhau. Qua lối kể chân thực, giản dị nhưng đầy cảm xúc, tác phẩm khiến người đọc xúc động trước sự cao cả của tình cha và thông điệp về lòng vị tha, bao dung trong cuộc sống. Truyện không chỉ nói về chiến tranh mà còn là lời ngợi ca tình người và phẩm chất cao đẹp của những người lính Việt Nam.

24 tháng 4

2. Đoạn văn phân tích nhân vật ông Tám Khoa

Ông Tám Khoa trong truyện Hai người cha là một người lính cách mạng đã dành cả tình thương, sự chăm sóc và hy sinh để nuôi dưỡng đứa con của đồng đội đã hy sinh. Nhân vật ông Tám hiện lên với vẻ đẹp của lòng vị tha, trách nhiệm và tình yêu thương không biên giới. Dù biết mình không phải là cha ruột, ông vẫn yêu thương đứa trẻ bằng cả tấm lòng. Khi gặp người cha ruột của bé, ông không oán trách, không tranh giành, mà ngược lại, nhường lại con cho người cha thực sự, một cách đầy xúc động và cao thượng. Hình ảnh ông Tám Khoa là biểu tượng cho người lính giàu lòng nhân ái, dám hy sinh vì đồng đội và sống trọn vẹn với chữ "nghĩa" giữa thời chiến.

(4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản:Trước khi đi học về, hãy để quên một cái gì đó(Lược trích: Lớp học của tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ: thằng Tí là người luôn đi học sớm. Khi đến lớp, nó nhảy xổ đến bàn cô giáo nhặt một cái gì đó rồi đi về bàn mình và cười miết. Chúng tôi cố gắng đi sớm hơn những vẫn đến sau thằng Tí. Mãi cả tuần sau, tôi mới trở thành người đến...
Đọc tiếp

(4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản:

Trước khi đi học về, hãy để quên một cái gì đó

(Lược trích: Lớp học của tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ: thằng Tí là người luôn đi học sớm. Khi đến lớp, nó nhảy xổ đến bàn cô giáo nhặt một cái gì đó rồi đi về bàn mình và cười miết. Chúng tôi cố gắng đi sớm hơn những vẫn đến sau thằng Tí. Mãi cả tuần sau, tôi mới trở thành người đến lớp đầu tiên.)

Trên bàn cô giáo có một gói giấy nhỏ. Khi mở ra bên trong có một viên kẹo, chẳng biết ai đã để ở đây và để khi nào. Tôi vừa lột viên kẹo bỏ vào miệng thì vừa lúc thằng Tí xông vào.

Tôi hét to:

Tao biết bí mật của mày rồi!

Thằng Tí bĩu môi:

Tao đã ăn được những hai mươi viên.

Nhưng ai để lại vậy?

Tao không biết.

Giờ ra chơi, tụi bạn bu quanh tôi hỏi:

Cái gì vậy?

Tôi nhìn thằng Tí rồi cười cười. Bọn chúng tức điên lên, hỏi mãi, tôi cũng chỉ cười cười. Làm sao có thể cho bọn chúng biết điều bí mật ngọt ngào này được!

Cách vài hôm, lại thêm một đứa mới biết điều bí mật. Chúng tôi cứ nhìn nhau cười cười... Rồi dần dần, lớp chúng tôi ai cũng biết điều bí mật. Nhưng ai là người làm ra điều bí mật đó thì không được biết. Chúng tôi đã phân công nhiều ổ mai phục, nhưng cuối cùng chẳng thu được kết quả gì. Luôn luôn, vào sáng sớm, trên bàn cô lại xuất hiện một viên kẹo.

Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là cô giáo Hà. Nhưng không phải. Cô luôn ra khỏi lớp khi trong phòng vẫn còn chúng tôi. Vậy thì ai? Nghĩ mãi vẫn không ra.

Một hôm tôi ngồi lì trong lớp, định ngồi đến sáng để chờ người lạ mặt nhưng vì đói bụng quá đành ôm sách về. Rồi tôi chợt nghĩ, tại sao mình không gởi cho người lạ mặt một lá thư. Thế là tôi viết ngay: "Gởi người lạ mặt. Anh là ai vậy, có thể cho tôi biết được không?"

Hôm sau tôi vào lớp sớm, trên bàn vẫn như thường lệ có một viên kẹo gói trong tờ giấy nhỏ. Không có thư trả lời, còn lá thư của tôi thì biến mất, chứng tỏ người lạ mặt đã lấy nó đi.

Tôi suy nghĩ lung lắm. Tại sao người lạ mặt không trả lời tôi? Một ý định khác chợt đến với tôi, tôi sẽ là người lạ mặt. Tại sao không chứ? Tôi cũng làm được vậy.

Hôm đó tôi giấu một trái ổi to tướng trong cặp. Đợi tụi bạn đi học về hết, gói nó lại bằng một tờ báo rồi đề chữ lên: Tôi - Người lạ mặt - có món quà nhỏ tặng người đến sớm.

Hôm sau, tôi nghe bọn chúng kháo nhau:

Đến hai người lạ mặt. Một người để trái ổi, một người để cục kẹo.

Hôm sau nữa bỗng xuất hiện ba người lạ mặt, rồi bốn, rồi năm, rồi sáu, bảy... Bây giờ thì chúng tôi vỡ lẽ ra rồi. Người lạ mặt đang ở trong lớp. Những buổi đi học về, đứa này cứ nhìn đứa kia nấn ná không muốn rời lớp. Chúng chính là những kẻ lạ mặt.

Nhưng người lạ mặt đầu tiên là ai, vẫn không biết.

Những buổi sáng đi học sớm, chúng tôi - những người lạ mặt - người lạ mặt này ăn món quà của người lạ mặt kia. Lâu lâu trong món quà còn kèm những câu hỏi rất vui. Và chúng tôi ngầm thỏa thuận trả lời những câu hỏi của nhau bằng những món quà. Nhưng chúng tôi vẫn ấm ức một điều, ai là người lạ mặt đầu tiên?

Tôi kể chuyện này cho bố nghe. Bố nói:

Đó mới là điều bí mật. Trong mỗi người bạn của con đều có một điều bí mật và một món quà, đúng chưa? Khi biết món quà của ai, ta sẽ yêu người đó mà không yêu những người khác. Khi nhận một món quà mà không biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con quen. Vì biết đâu, một trong số họ đã gởi món quà đó. Chúng ta không nên biết người lạ mặt để làm gì cũng là một điều hay...

Tôi đi học và tôi biết, mỗi buổi sáng luôn có một người bạn nào đó tặng tôi một món quà.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2024, tr.59 - 62)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Ghi lại câu có thành phần phụ chú trong văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, điều bí mật mà người bố nhắc đến là gì? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm). Cuối văn bản, nhân vật tôi khuyên mọi người trước khi đi học về, bạn hãy nhớ để quên một cái gì đó để trở thành người lạ mặt. Lời khuyên đó cho thấy mong muốn gì của cậu bé?

Câu 5 (1,0 điểm). Người bố của nhân vật tôi cho rằng: Khi nhận một món quà không biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con quen. Em có đồng tình với quan điểm này hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 – 5 dòng).

0
23 tháng 4

Chịa khó giữ lên Google mà tìm