K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Các dấu chấm phẩy được dùng:

a, Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)

 Tác dụng: Trong câu trên dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp khi kể về tính cách dễ xúc động của nhà văn Nguyên Hồng.

b) Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đổ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị).

  Tác dụng: Dấu chấm phẩy đã giúp ngăn cách hai nội dung quan trọng được liệt kê ở trên.

22 tháng 11 2022

1/ e

2/ d

3/ b

4/ c

5/ a

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
22 tháng 11 2022

1. Lên thác xuống ghềnh

2. Ba chìm bảy nổi

3. Một nắng hai sương

4. Đứng núi này trông núi nọ

5. Mặt hoa da phấn

6. Ngày lành tháng tốt

7. Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa

8. Chín người mười ý

9. Phép vua thua lệ làng

10. Trẻ cậy cha, già cậy con

Những thành ngữ này rất quen thuộc và dễ hiểu, em tìm hiểu và tự giải nghĩa nhé!

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
22 tháng 11 2022

1. Chữ xấu như gà bới

2. Quân vô tướng như hổ vô đầu

3. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống

4. Trắng như trứng gà bóc

5. Đen như cột nhà cháy

6. Nhanh như cắt

Đây đều là những thành ngữ quen thuộc và dễ hiểu, em tự tìm hiểu và giải nghĩa nhé!

1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:a. Gióng lớn nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài)c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng...
Đọc tiếp

1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

a. Gióng lớn nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)

b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài)

c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)

d. Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

                          (Bình Nguyên)

e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng... (Nguyễn Đăng Mạnh)


 

1
4 tháng 2 2023

Nghĩa của các thành ngữ (in đậm):

a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến

b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu. 

c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.

d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ. 

e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.

1.  Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa?2. Theo tác giả, bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn?3. Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ,...
Đọc tiếp

1.  Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa?

2. Theo tác giả, bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn?

3. Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.

4. Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2,3,4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao theo mẫu sau:

Phần 1Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp
Phần 2 
Phần 3 
Phần 4 

5. So với những gì em biết về ca dao ở bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em hiểu thêm được những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bàn nghị luận này?

 

3
4 tháng 2 2023

1. 

- Nội dung chính của bài Vẻ đẹp của một bài ca dao là phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát qua góc nhìn của tác giả để làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài ca dao đó.

- Theo em, nhan đề đã khái quát và thể hiện được nội dung chính của văn bản.

2. 

- Bài ca dao trên có hai vẻ đẹp vẻ đẹp của cánh đồng (vẻ đẹp thiên nhiên) và vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng (vẻ đẹp con người).

- Vẻ đẹp ấy được khái quát ở phần (1) của văn bản.

- Vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn

4 tháng 2 2023

3. 

- Tác giả đã sử dụng một số từ ngữ để miêu tả vẻ đẹp của bài ca dao như:

+ “Cái hay đấy là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác”.

+ Hình ảnh " chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trước gió nhẹ và " dưới ngọn nắng hồng ban mai" mới đẹp làm sao!

+ Hình ảnh " ngọn nắng" thật độc đáo

+ “Bài ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp”

4. 

Phần 1

Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp

Phần 2

Hình ảnh cô gái đã xuất hiện trong hai câu ca dao đầu

Phần 3

Sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng lúa trong hai câu đầu

Phần 4

Phân tích vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng trong hai câu ca dao cuối

14 tháng 8 2023

Câu cuối có thể coi là kết luận.

4 tháng 2 2023

- “Gốc nắng”: ý nói đến Mặt Trời

- “Ngọn nắng”: ý nói đến những ánh ban mai nhẹ nhàng dịu dàng tỏa ra từ Mặt trời.