K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
31 tháng 7

AA làm cho cá thể chết trước khi sinh ra nên quần thể sẽ không có kiểu gene này.

--> Cho lông đỏ giao phối với nhau: AA x AA

--> F1 có tỉ lệ KG trước khi sinh là: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa

Sau khi sinh là: 2/3 Aa : 1/3 aa.

F1 giao phối ngẫu nhiên --> Tính theo định luật Hardy - Weinberg

Tần số alen A = 2/3 : 2 + 1/3 = 2/3

Tần số alen a = 1 - 2/3 = 1/3

--> Xác suất thu được lông trắng (aa) = (1/3)^2 =44,44%

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
31 tháng 7

Tỉ lệ 13 vàng : 3 xanh --> tổng có 16 tổ hợp thì tính trạng màu hạt này phải do ít nhất 2 cặp gene quy định và sẽ tuân theo quy luật di truyền là tương tác át chế trội. Tức kiểu hình hạt vàng là A-B-, A-bb, aabb và hạt xanh là aaB-; hoặc hạt vàng là A-B-, aaB-, aabb và hạt xanh là A-bb.

Do F3 có 16 tổ hợp --> F2 phải dị hợp 2 cặp gen --> kiểu gen của các hạt vàng đem lai ở F2 là AaBb.

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
24 tháng 7

1. Sinh vật và môi trường luôn có sự trao đổi chất với nhau. Ví dụ: sinh vật lấy khí O2, thức ăn, nước,... từ môi trường và trả lại môi trường các chất thải, chất độc, khí CO2,...

2. Có nhiều dạng chuyển hóa năng lượng, ở sinh vật phổ biến các dạng như:

- Quang năng thành hóa năng trong quang hợp.

- Hóa năng thành cơ năng, nhiệt năng trong hô hấp.

Ngoài ra trong tự nhiên còn có:

- Điện năng thành động năng: cánh quạt quay.

- Động năng thành điện năng: gió làm cánh quạt quay,...

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
24 tháng 7

a. Xét riêng tính trạng màu hoa, tỉ lệ hoa đỏ : hồng : trắng = (151 + 52) : (298 + 99) : (149 + 51) ≈ 1 : 2 : 1 --> 3 kiểu hình, hoa đỏ trội không hoàn toàn với hoa trắng --> P dị hợp: Aa x Aa.

Tương tự, xét riêng tính trạng hình dạng cánh hoa, tỉ lệ cánh đều : không đều = (151 + 298 + 149) : (52 + 99 + 51) ≈ 3 : 1. --> 2 kiểu hình, cánh đều trội hoàn toàn cánh không đều --> P dị hợp: Bb x Bb.

F1 có đủ 6 kiểu hình, tỉ lệ cây đồng hợp lặn aabb = 1/16 --> các gen quy định 2 tính trạng trên phân li độc lập với nhau.

b. P: AaBb x AaBb

F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) = 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb.

c. Hoa hồng cánh đều có kiểu gene AaBB hoặc AaBb.

Để có 8 kiểu tổ hợp mà có 2 tính trạng --> 8 tổ hợp = 2 x 4 --> Trong 2 tính trạng đem lai, có 1 tính trạng cả bố và mẹ đều dị hợp, tính trạng còn lại chỉ có bố hoặc mẹ dị hợp.

Nếu hoa hồng cánh đều KG AaBB --> KG cây còn lại: AaBb. --> Chỉ có 1 phép lai thỏa mãn. Mà theo như đề bài, cây hoa hồng, cánh đều này lai được với 2 cây khác --> Phải có 2 phép lai thỏa mãn --> Loại trường hợp cây có KG AaBB.

Vậy cây hoa hồng cánh đều KG AaBb --> KG cây x và y là: aaBb và AaBB. 

Trường hợp 1: AaBb x AaBB 

--> F1 (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 1Bb) --> TLKG = 1AABB : 2AaBB : 1aaBB : 1AABb : 2AaBb : 1aaBb --> TLKH = 2 đỏ, đều : 4 hồng đều: 2 trắng, đều.

Trường hợp 2: AaBb x aaBb

--> F1 (1Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1Bb) --> TLKG = 1AaBB : 2AaBb : 1Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb --> TLKH = 3 hồng đều : 1 hồng không đều : 3 trắng đều : 1 trắng không đều.

CN
Cô Ngọc Anh
Giáo viên VIP
24 tháng 7

a) Xét tính trạng nhóm máu

Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B sinh ra con gái nhóm máu O --> Để người con gái có KG là IOIO thì cả bố và mẹ đều phải mang alen IO

--> KG bố là IAIO, KG mẹ là IBIO, con trai là IAIB và con gái là IOIO.

Xét tính trạng thuận tay trái - phải:

Bố thuận tay trái (dd) với mẹ thuận tay phải (D-) sinh được con trai thuận tay trái (dd) --> con trai đã nhận alen d từ cả bố và mẹ.

--> KG mẹ là Dd, bố là dd, con trai là dd, em gái là Dd (vì em gái thuận tay phải).

Vậy KG của cả nhà là: Bố - IAIOdd, mẹ - IBIODd, con trai - IAIBdd, con gái IOIODd.

b) Người con trai có KG là IAIBdd, lấy vợ có KG là IOIOD- sinh được bé gái nhóm máu B, thuận tay phải --> bé gái chắc chắn đã nhận một alen IB và d từ bố. Còn lại là alen IO và D từ mẹ. --> KG bé gái là IOIODd.

Vậy kiểu gene của người vợ là IOIODD hoặc IOIODd, kiểu gene người con là IOIODd.

16 tháng 7

Ta có \(N=2A+2G=3000\Rightarrow G=900\)

\(H=2A+3G=2.600+3.900=3900\)

\(Cx=\dfrac{N}{20}=\dfrac{3000}{20}=150\)

16 tháng 7

Mạch đập ở cổ tay không phải do máu chảy trong mạch gây nên.

- Do nhịp co bóp của tim và sự đàn hồi của thành động mạch gây ra.