Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI TOÁN CHỨNG MINH AXIT CÒN DƯ HAY HỐN HỢP CÁC CHẤT CÒN DƯ
* Đặc điểm: “Trong một phản ứng cho biết lượng cả hai chất nhưng chỉ cần lương của một chất thì suy ra được lượng chất còn lại.”
DẠNG 1: Hỗn hợp kim loại hoặc muối tác dụng với axit
* Phương pháp giải:
Cách 1: Phải giả định hỗn hợp 2 kim loại (hoặc 2 muối) đã cho chỉ có 1 kim loại (hoặc 1 muối). Từ đó tính được lượng axit dùng cho mỗi trường hợp và suy ra khoảng giới hạn của lượng axit cần dùng.
Nếu dữ kiện cho lượng axit lớn hơn khoảng giới hạn ( lượng axit dư.
Nếu dữ kiện cho lượng axit nhỏ hơn khoảng giới hạn ( lượng axit hết.
Cách 2: Giả sử hỗn hợp 2 kim loại (hoặc 2 muối) chỉ có 1 1 kim loại (hoặc 1 muối) có khối lượng mol (M) nhỏ hơn (nhỏ nhất) để suy ra số mol hỗn hợp lớn nhất rồi so sánh với số mol axit. Nếu số mol axit lớn hơn số mol hỗn hợp (naxit > nhh) ( axit dư.
VD1: Hoà tan hoàn toàn 33g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào 600ml dung dịch HCl 1,5M. Hỏi X có tan hết không?
VD2: Cho 39,6g hỗn hợp gồm KHSO3 và K2CO3 vào 400g dung dịch HCl 7,3%. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối với khí hiđro bằng 25,33 và dung dịch A.
Hãy chứng minh axit dư.
Tính C% các chất trong A.
DẠNG 2: Một kim loại (hoặc hỗn hợp kim loại) tác dụng với dung dịch axit nhưng với lượng khác nhau trong những thí nghiệm khác nhau:
* Phương pháp giải:
So sánh lượng axit ở 2 thí nghiệm và lượng H2 thu được ở 2 thí nghiệm để từ đó suy ra một thí nghiệm axit hết và một thí nghiệm axit dư.
VD3: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Zn, dung dịch B là dung dịch HCl nồng độ x(M)
Thí nghiệm 1: Cho 20,2g hỗn hợp A vào 2 lít dung dịch B thì thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).
Thí nghiệm 2: Cho 20,2g hỗn hợp A vào 3 lít dung dịch B thì thoát ra 11,2 lít H2 (đktc).
Tìm x và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong A.
BÀI TẬP
Bài 1: Cho 3,87g hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M.
Chứng minh axit còn dư.
Nếu sau phản ứng thoát ra 4,368 lít H2 (đktc) thì khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp là bao nhiêu?
Tính thể tích dung dịch gồm NaOH 2M và Ba(OH)2 0,1M cần dùng để trung hoà lượng axit dư.
Bài 2: Cho 31,8g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 vào 0,8 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z.
Hỏi Z có chứa axit dư hay không?
Lượng CO2 thu được là bao nhiêu?
Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Z thì thể tích khí CO2 thu được là 2,24 lít (đktc). Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Cho 18,6g hỗn hợp Zn và Fe vào 500ml dung dịch HCl x(M). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn hỗn hợp được 34,575g chất rắn. Lập lại thí nghiệm như trên với 800ml dung dịch HCl x(M) rồi cô cạn hỗn hợp thu được 39,9g chất rắn.
Hãy chứng minh axit dư ở thí nghiệm 2.
Tìm x.
Bài 4: Cho 22,4g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với 33,3g dung dịch CaCl2 thì thu được 20g kết tủa. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 5: Hoà tan 43g hỗn hợp gồm BaCl2 và CaCl2 vào 375ml nước được dung dịch A (g/ml). Thêm vào dung dịch A 350ml dung dịch Na2CO3 1M thấy tách ra 39,7g kết tủa và được 800ml dung dịch B.
Hãy chứng minh sau phản ứng Na2CO3 dư.
Tính C% các chất trong dung dịch A.
Tính CM các chất trong dung dịch B.
Câu 1:
Làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch Bazo làm quỳ tím đổi thành màu xanh
Tác dụng với Axit: -> Tạo ra muối + nước
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2H_2O\)
Tác dụng với Oxit Axit: Tạo nước muối + nước
\(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
Tác dụng với muối: -> Muối mới + Bazo mới
\(2NaOH+FeCl_2\rightarrow2NaCl+Fe\left(OH\right)_2\)
Bazo không tan bị nhiệt phân huỷ thành Oxit và nước
\(Cu\left(OH\right)_2\rightarrow^{t^o}CuO+H_2O\)
Câu 2:
Các chất Oxit Bazo là \(CaO;Na_2O\)
Các chất Oxit Axit là \(SO_2;P_2O_5\)
Các chất Bazo là \(NaOH;Ca(OH)_2\)
Các chất Axit là \(HCl;H_2S\)
Các chất muối là (không có)
a. \(Al+2HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
bạn xem lại đề