Các bạn theo Link này đọc truyện Thạch Sanh rồi trả lời câu hỏi nha :
https://doctruyencotich.com/truyen-co-tich-thach-sanh.html
Câu hỏi :
- Kể những chiến công của Thạch Sanh.
- Kể những tội ác của Lí Thông.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân lá vàng mới nảy trông như người ngon lửa xanh . Sang hè ,lá lên thật dày,ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu,lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu dụng xuống. Qua mùa đông,cây bàng trụi hết lá,những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục
Lưu ý : Những phần mik gạch chân là TRẠNG NGỮ , in nghiêng là CHỦ NGỮ , in đậm là VỊ NGỮ nhé !
– Bố cục: 3 phần:
• Phần 1: từ đầu đến Long Trang: giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng sự kết duyên của hai người.
• Phần 2: tiếp đến lên đường: Âu cơ sinh ra bọc trứng và việc chia con.
• Phần 3: còn lại: lí giải nguồn gốc con rông cháu tiên.
Sau khi đọc đoạn thơ trên của tác giả em thấy mẹ của tác giả là một người mẹ chịu thương chịu khó thông qua hình ảnh " lưng mẹ cứ còng dần xuống" . Chắc chắn một điều rằng , người mẹ của tác giả đã từng trải qua những nỗi nhọc nhằn , gian khó để nuôi lớn tác giả thành một nhà văn nổi tiếng qua hình ảnh " thời gian chạy qua tóc mẹ ","một màu trắng đến nôn nao" ,' cho con ngày một thêm cao" Chẳng những thế , tác giả còn là một người có hiếu , cố gắng học hành chăm chỉ để trở thành nhả văn để không phụ lòng mẹ đã nuôi mình khôn lớn từng ngày. Sau khi viết đoạn văn này em cảm thấy càng yêu mẹ nhiều hơn . Em sẽ cố gắng học hành đầy đủ để trở thành con ngoan trò giỏi để không phụ lòng của mẹ
Ý nghĩa của truyền thuyết:
Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phong tục lễ tết đó là thành tựu của văn minh nông nghiệp; đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính Trời, Đât, tổ tiên của nhân dân ta.
- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.
- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.
⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bài thơ "Lời chào" của Tố Hữu viết để dạy cho chúng ta cách lễ phép với người lớn, gặp ai cũng chào để thể hiện mình là một đứa trẻ ngoan. Khi ta chào ai đó, lòng ta như rất vui nhưng không hiểu tại sao lại có cảm giác đó. Lời chào- Đôi khi ta cũng ngại khi chào một ai đó mà ta chẳng quen, hoặc họ không chú ý gì đến lời chào của ta, một cảm giác bị coi thường lại ào đến. Lời chào cũng đưa ta vào tình bạn, làm quen với một ai đó ta thường nói câu: "Xin chào!". Ta nghe những lời chào mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn là người lạc quan, lời chào sẽ luôn ở trong từ điển của bạn.
Hok tốt! (^O^)
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
Tk cho mn nha~
Tôi và Giang là đôi bạn thân thiết,chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Giang thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Giang thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Giang, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Từ nhiều nghĩa là từ: Hay
- Trong từ: "hát hay";"ca hay": từ hay là tính từ, ý chỉ lời khen
- Trong từ : "hay hát"; từ hay là động từ , chỉ việc làm thường xuyên
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Kể những chiến công của Thạch Sanh.
* Chằn tinh:
Lý Thông làm nghề bán rượu muốn lợi dụng sức lực của Thạch Sanh đã kết nghĩa anh em và đón Thạch Sanh về nhà.
Năm đó đến phiên đi nộp mạng cho Trăn Tinh, Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng. Giữa miếu thần vào lúc nửa đêm, Trăn Tinh xông đến chực nuốt sống chàng trai đang mơ màng trong giấc ngủ. Trăn Tinh gầm lên, giơ nanh nhọn hoắt, phun lửa đùng đùng.
Thạch Sanh hóa phép phun mưa dập tắt ngọn lửa rồi vung búa thần bổ xuống đầu quái vật. Một con rắn khổng lồ hiện ra quằn quại trên vũng máu. Thạch Sanh đốt xác Trăn Tinh thu được một cung tên vàng. Chàng dũng sĩ xách đầu quái vật trở về nhà họ Lý lúc gà vừa gáy sang canh.
Nhờ có chàng dũng sĩ Thạch Sanh tiêu diệt quái vật Trăn tinh mà dân làng từ nay có cuộc sống yên bình.
* Đại Bàng
Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.
Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.
Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".
Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.
18 nước chư hầu:
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.