K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2019

Bài Mẫu Số 1: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi.

Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.

Bài Mẫu Số 2: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Chiều thứ bảy tuần qua, trên sân vận động thị xã, trường em tổ chức trận bóng đá chung kết giữa hai đội bóng lớp 5A và 5B để chọn ra một đội đi dự "Hội khỏe Phù Đổng" cấp thị xã. Em đã được chứng kiến trận đấu từ đầu đến cuối. Đúng 16 giờ, trận đấu bắt đầu. Trong mười phút đầu, đội 5B tổ chức tấn công liên tiếp, làm cho đội 5A lúng túng rút về phòng thủ trên sân nhà, suýt nữa thủ môn phải vào lưới nhặt bổng. Được thầy giáo chủ nhiệm động viên nhắc nhở, đội 5A như được thêm sức mạnh. Từ một đường chuyền tạt trái, Phi Hùng một cầu thủ xuất sắc của đội 5A lao lên đón bóng. Bằng một động tác giả Phi Hùng lách bóng qua hậu vệ, đưa nhanh bóng vào gần khung thành lớp 5B rồi bất thần tung một cú sút bằng chân trái. Quả bóng lọt qua nách thủ môn 5B, chui tọt vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội nhà. Cả sân vận động rung lên trong tiếng hò reo của gần một ngàn cổ động viên. Chung cuộc, lớp 5A thắng lớp 5B. Cuộc đọ sức thi tài chấm dứt sau hai hiệp. Quả là một trận đấu thật hay và hấp dẫn.

Bài Mẫu Số 3: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Trận thi đấu bóng bàn trong cung thiếu nhi tuần qua giữa anh Nam lớp 5/2 và anh Dũng lớp 5/6 diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Tỉ số hai bên gần như ngang bằng nhau suốt cả trận. Đường bóng anh Nam thì căng và khá bất ngờ. Còn đường bóng anh Dũng thì lắt léo, rất khó đỡ. Người này ăn một trái thì tức khắc người kia lại san bằng. Cả hai cây vợt đều rất dẻo dai và cũng lanh lợi như nhau. Trận thứ nhất anh Dũng thắng, trận thứ hai anh Nam thắng. Bước sang trận thứ ba phân thắng bại, anh nào cũng hết sức cẩn thận từ khâu phát bóng cho đến khâu đỡ. Mồ hồi vã ra thấm ướt cả chiếc áo may ô. Khi bước đến con số hòa 19, cả hai anh xin phép trọng tài nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian căng thẳng và hồi hộp nhất cho cả người thi đấu và người xem, rồi trận đấu lại tiếp tục. Lần này, anh Dũng phát bóng. Quả bóng từ trong tay anh Dũng tung lên cao, từ từ rơi xuống. Khi đã đúng tầm, anh đưa vợt ra lẫy nhẹ một cái, quả bóng xoáy tít theo đường vòng cung làm cho anh Nam lúng túng đỡ bóng. Không may cho anh, quả bóng rúc vào lưới, nâng điểm số của anh Dũng lên hai mươi. Lần này thì anh Nam phát bóng. Quả bóng vừa mới bay sang lưới thì anh Dũng phản công liền bằng một đường ve rất chính xác, làm anh Nam trở tay không kịp. Trận đấu kết thúc với "tỉ số 2-1". Một trận đấu đầy kịch tính và hấp dẫn.

Bài Mẫu Số 4: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Em đã chứng kiến một trận đá cầu tuyệt đẹp giữa hai cầu thủ của hai đội 53 và 510 vào chiều thứ bảy tuần qua. Đây là trận chung kết để xếp loại sau một tháng đá vòng loại chuẩn bị cho "Hội khỏe Phù Đổng" sắp tới.

Cảnh đá cầu tay đôi diễn ra sôi nổi và hấp dẫn. Từ bên phải, quả cầu được anh Trung của đội 53 dùng chân phải tung lên một đường cầu vòng đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ vừa bay, vừa lơ lửng, trông như một chiếc lá bị gió cuốn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, anh Hải của đội 510 vội vàng đưa chân phải về sau chuẩn bị hứng cầu để phản công lại. Ai cũng dán mắt vào quả cầu. Nhìn động tác điều khiển trái cầu và tư thế đón cầu để phản công lại của hai cầu thủ mới thấy vẻ điệu nghệ và lã thuật đẹp mắt của hai anh. Trái cầu bay đi bay lại vài lượt, lúc thì bay bổng lên không theo một đường cầu vồng, lúc thì xẹt ngang như một mũi tên bắn, lúc thì tà tà như một chiếc lá bay... Thế rồi, bất ngờ anh Trung nghiêng người dùng chân trái tạo một đường vòng cung, quả cầu bay xẹt một đường qua vai anh Hải. Trận đấu kết thúc trong tiếng vỗ tay náo nhiệt của chúng em. Đội 53 đã chiến thắng.

Bài Mẫu Số 5: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Chiều chủ nhật vừa qua, trường em tổ chức thi đấu môn cầu lông giữa các đội khối 5. Chúng em là những cổ động viên nhiệt tình cho các đội. Mỗi đội gồm có hai cầu thủ một trai, một gái. Đội của lớp 5B gồm có chị Hải Yến và anh Trung Thành, đội 5C có anh Phi Long và chị Thùy Trang. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi. Các tay vợt đều là những cầu thủ có kĩ thuật cao và phối hợp chặt chẽ, nên điểm số của hai đội luôn cân bằng. Nhiều pha bỏ nhỏ hay đập mạnh của đội này luôn được đội kia đỡ, đón và phản công lại thật tuyệt diệu. Mọi người nhận xét, cả hai đội đều ngang tài ngang sức. Nhưng trong thi đấu tất yếu phải có đội thắng đội thua. Đội 5B vừa nhích lên được 1 điểm thì bất ngờ bị một quả bỏ nhỏ của chị Thùy Trang, chị Hải Yến lao tới nhưng đã muộn. Số điểm lại cân bằng. Trận đấu cứ thế kéo dài... Sau phút nghỉ giải lao, hai đội lại tiếp tục trận đấu. Bằng một quả phát bóng lắt léo, anh Trung Thành đã nâng điểm số của đội mình lên. Và tiếp theo sau chị Hải Yến lại đem về cho đội mình một điểm nữa bằng một cú đập bật lưới. Trận đấu kết thúc trong tiếng la hét rầm trời của những cổ động viên.

chế biến thức ăn à,nếu thế thì là chiên ,xào,rán,luộc,hấp

6 tháng 4 2019

Các phương pháp chế biến là ; 

Phương pháp chế biến món ăn có sử dụng nhiệt ; luộc , nấu , kho , hấp , nướng , rán , rang , xào .

Phương pháp chế biến món ăn ko sử dụng nhiệt ; trộn dầu giấm , trộn hỗn hợp , muối xổi , muối nén 

6 tháng 4 2019

google

5 tháng 4 2019

kb vs mik ii bn

5 tháng 4 2019

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

6 tháng 4 2019

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 

k nha.

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!



 

Bài làm

Từ hán việt: Tử, khuyển, nguyệt, nhật, ...

 # Chúc bạn học tốt #

5 tháng 4 2019

Từ​ hán​ việt​: Bạch​, cửu, lão​, giang........

5 tháng 4 2019

Giúp vs ạ 

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.

Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài triệu năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất dính.

Nói đến vườn rau, em làm sao quên được vườn rau của bác Năm bên cạnh nhà em. Vườn rau ấy lúc nào cũng đẹp một màu xanh tươi tốt.

Vườn rau của bác Năm chiếm một khoảnh đất khá rộng, nghe nói độ hai công. Bác trồng đủ các loại rau quả. Từ xa nhìn lại, vườn rau xanh mịn màng như một tấm thảm nhung. Bước chân vào vườn, em gặp ngay những luống cải bẹ xanh từng hàng thẳng tắp. Những cây cải nở to với những bẹ xanh mọng nước. Kế đó là những luống xà lách mơn mởn, xanh non, rồi những luống rau thơm, nào quế, ngò gai, nào diếp cả, cần tàu, cần nước, rau thơm... Từng hàng, từng hàng chạy song song với nhau không hề thấy một cộng lá úa. Bên những luống hành, hẹ là những luống cà chua, đậu đũa. Những trái cà chua đỏ mọng nằm sát mặt đất. Những trái đậu đũa tòng teng trên những thang chà.

Vườn bác Năm còn có một cái ao nhỏ chằng chịt rau muống. Những cánh hoa màu trắng điểm những sọc tím rung rinh theo làn gió nhẹ. Trên mặt ao là một giàn bầu bí chằng chịt, quấn quýt bên nhau. Những đóa hoa màu vàng hòa lẫn với màu xanh' của lá làm cho giàn bầu bí nổi bật hẳn lên. Những chú bướm nhởn nhơ bay trên cánh hoa tạo nền một cảnh rất thơ mộng. Cuối vườn là những hàng mía, hàng chuối thẳng tắp đang thời kì phát triển. Đằng xa hơn là vườn cây trái, cành lá sum suê và sai nặng những quả.

Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân... Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.

5 tháng 4 2019

Đằng sau nhà em có một khoảng đất rộng, nhà em thường dùng chỗ đất đó để trồng rau. Cứ một thời gian ngắn thôi là nhà em đã có một vườn rau xanh tốt.

Chỗ đất đó trước đây nhà em có trồng một số cây ăn quả, nhưng vì một hôm trời mưa bão rất lớn cây bị đổ nên từ đó trở thành khoảng đất trống. Nó cũng được để trống khá lâu cho đến khi mẹ em là người nảy ra ý định sẽ trồng một bãi rau ở đó để việc lấy rau ở gần nhà sẽ tiện hơn, vừa tiết kiệm được một khoản tiền mua rau vừa có rau sạch do chính mình trồng để ăn. Tất cả mọi thành viên trong nhà đêu tán thành.

Vào một buổi chủ nhật bố em ở nhà đào hết mấy cái gốc cây còn sót lại, vì đất đó cũng khá cứng nên bố phải chở thêm một ít đất mềm xốp về. Mẹ và em thì quốc đất, nhặt cỏ. Chẳng mấy chốc từ một khoảng đất trống đã trở thành những luống rau ngay ngắn, hạt rau và cây giống đã được mẹ chuẩn bị sẵn. Trong lúc mẹ và em gieo cấy rau thì bố có nhiệm vụ rào bãi rau lại bằng những miếng lưới để tránh gà vào bới những luống rau mới gieo. Mẹ chuẩn bị rất nhiều loại rau, nào là rau cải, bắp cải, một ít hành, một luống rau thơm gồm xà lách, rau mùi và thì là...

Mãi đến chiều vườn rau mới hoàn thành, mẹ gánh nước tưới rất cẩn thận. Vì trời khô nên hôm nào cũng phải tưới nước rất đều đặn. Chỉ vài hôm sau thôi, những mầm rau xanh đã nhú lên, cỏ cũng chen lấn mọc lên khá nhiều. Tranh thủ những lúc đi học về sớm em ra vườn rau nhổ cỏ và bắt sâu. Khi rau đã khá tốt mẹ bắt đầu tưới đạm và bón phân để rau xanh và nhanh tốt.

Thế là với sự đóng góp công sức của cả gia đình, nhà em đã có một vườn rau xanh tốt với rất nhiều loại rau, mẹ không phải đi chợ mua rau nữa và cũng không phải lo về vấn đề sợ có thuốc sâu trong rau. Rau cải thì để nấu canh, rau xà lách và rau mùi thì để ăn sống còn rau thì là thì dùng để nấu canh cá. Có khi nhiều loại rau được ăn vào cùng một thời gian, mẹ em lại tỉa và bó thành từng bó mang sang biếu mấy nhà cô bác hàng xóm, ai cũng khen rau xanh và ngon.

Em rất vui vì nhà mình có một vườn rau như thế, em và mẹ sẽ chăm sóc thật cẩn thận để vườn rau luôn xanh tốt.

link Văn mẫu lớp 4: Tả về vườn rau nhà em - Những bài tập làm văn hay lớp 4 - VnDoc.com

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.

Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài triệu năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất dính.

5 tháng 4 2019

nhiệm vụ j cho tao nhớ chứ 

Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.

Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của vua Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.

Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận. Từ năm 1976 đến năm 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyệnNinh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thanh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.[2]

Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1 tháng 9 năm 1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phướctrên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải[3]. Lúc đó thị xã Phan Rang - Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải (xã Khánh Hải về sau được chuyển về huyện Ninh Hải quản lý và trở thành thị trấn Khánh Hải năm 1994).

Ngày 30 tháng 10 năm 1982, xã Mỹ Hải và xã Đông Hải (huyện Ninh Hải) sáp nhập vào thị xã Phan Rang - Tháp Chàm theo quyết định số 204-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng[4]. Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm lúc này có 9 phường (Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài) và 5 xã (Văn Hải, Khánh Hải, Thành Hải, Mỹ Hải và Đông Hải)

Chợ Phan Rang

Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận.

Ngày 25 tháng 12 năm 2001, chuyển xã Đông Hải thành phường Đông Hải; thành lập phường Mỹ Đông từ một phần xã Mỹ Hải; thành lập phường Đài Sơn từ một phần phường Thanh Sơn và xã Thành Hải. Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có 12 phường (Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, Đông Hải, Mỹ Đông, Đài Sơn) và 3 xã (Văn Hải, Thành Hải và Mỹ Hải).[5]

Tháng 1 năm 2005, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm được công nhận là đô thị loại 3.

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.[6]

Ngày 16 tháng 4 năm 2007, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm làm lễ công bố trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.

Ngày 21 tháng 1 năm 2008, chia xã Mỹ Hải thành 2 phường: Mỹ Hải và Mỹ Bình; chuyển xã Văn Hải thành phường Văn Hải. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 15 phường và 1 xã như hiện nay.[7]

Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận[8].