Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng.
-Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .
Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Phân tích: Hình ảnh 1: mặt trời của bắp
Hình ảnh 2 : mặt trời của mẹ
Tác dụng: Mặt tời đem đến sự sống cho muôn loài, sưởi ấm vạn vật, là sự sống của thiên nhiên, của con người trên trái đất.
Cũng như người con là sự sống của mẹ, sưởi ấm trái tim người mẹ, giúp mẹ không gục ngã trước cuộc sống gian truân, đầy vất vả và khó nhọc.
( OK?)

Con từng bị đeo bám bởi tâm lý hổ thẹn, mặc cảm vì mẹ là một người nông dân nghèo khó, quanh năm chân lấm tay bùn trong khi mẹ của các bạn con người thì là giáo viên, người là kế toán, văn thư, thậm chí có người còn là giám đốc một cơ quan danh tiếng.Mỗi lần nghe bạn bè tự hào, hãnh diện khoe về mẹ mình con chỉ im lặng nuốt những tủi hờn vào trong. Con thầm trách mẹ sao không là một công chức nhà nước để con được mở mày mở mặt với đám bạn đồng trang lứa. Điều làm con xấu hổ nhất chính là bàn tay sần sùi, thô ráp, móng lúc nào cũng thâm đen vì quanh năm dầm bùn đất, lại có một ngón bị liệt của mẹ. Còn nhớ, có lần mẹ đến trường đón con, vừa thấy bóng con bước ra, mẹ tươi cười tiến lại, trìu mến khoác tay lên vai liền bị con cau mặt gạt ra rồi lảng mau đi chỗ khác vì sợ chúng bạn chê cười…Hiểu rõ tâm tư của con, mẹ không trách mắng mà tỏ ra đồng cảm. Rất nhiều lần mẹ nhẹ nhàng tâm sự với con rằng ngày bé mẹ cũng rất tự ti khi bạn bè chê bai, cười nhạo đôi bàn tay xấu xí bằng biệt danh “búp chuối”. Nhưng sau những trải nghiệm, thăng trầm mẹ đã vững vàng lên, thậm chí mẹ còn tự hào vì tay mẹ không đẹp nhưng chưa từng làm điều xấu, gieo cái ác mà cần mẫn lao động chân chính kiếm tiền nuôi 4 đứa con học giỏi, nên người.

Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp ngữ : Tại sao, sao không...
+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.
Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
Nghệ thuật :
- Câu hỏi tu từ
- Điệp ngữ : tại sao , sao không .......
- Ẩn dụ : ăn mù tạt - thử thách
TÁc dụng : thể hiện 1 cách rõ ràng hơn thái độ , tính cách mạnh mẽ , muốn giúp đỡ bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật
Hok tốt!!!!!!!!!!!!!
sử dụng biện pháp nhân hóa đúng ko ạ?
- 1. Điệp ngữ: Từ "lưng còng" được lặp lại, tạo nên âm hưởng nhấn mạnh về sự già yếu, vất vả của những người được nhắc đến. Sự lặp lại này cũng gợi lên hình ảnh những con người già nua đang nương tựa vào nhau.
- 2. Ẩn dụ: "Lưng còng" có thể được hiểu là hình ảnh ẩn dụ cho những người già yếu, những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Việc "lưng còng đỡ lấy lưng còng" thể hiện sự tương trợ, đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ.
- 3. Nhân hóa: (ở mức độ nhất định): Mặc dù "lưng còng" là một bộ phận cơ thể, nhưng khi nói "lưng còng đỡ lấy lưng còng", ta có thể cảm nhận được sự chủ động, ý thức của hành động. Điều này mang một chút sắc thái của nhân hóa, làm cho câu thơ trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.
- Tóm lại, việc sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ trong câu thơ "lưng còng đỡ lấy lưng còng" đã góp phần làm nổi bật sự vất vả, khó khăn của những người già yếu, đồng thời ca ngợi tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng.