K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

Trong sách giáo khoa có chỉ nhé bạn, bạn xem lại sách nhé.

29 tháng 9 2019
Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng bởi có vịnh Hạ Long với hàng nghìn các đảo lớn nhỏ, những vòm đá, hang động hàng ngàn năm tuổi kỳ lạ và huyền bí, mà ở đây còn được biết đến bởi vẻ đẹp tiềm ẩn qua những sinh hoạt văn hoá rất đặc sắc về cuộc sống quần cư của những con người dân chài lấy thuyền làm nhà, biển cả làm quê hương. Câu chuyện chúng tôi muốn kể lại về một cuộc sống mang tính quần cư của xóm vạn chài trên biển cùng với văn hóa tâm linh hiếm hoi còn lại nơi đây hiện đang được quan tâm trong việc gìn giữ và bảo tồn về mặt văn hóa cũng như về cuộc sống cộng đồng của người dân làng chài trên biển Hạ Long. Thời gian cứ lặng trôi, mặt biển ngọc bích cùng hàng ngàn đảo đá nhấp nhô là minh chứng về vẻ đẹp có một không hai này của Hạ Long cả về thời gian lẫn kiến tạo địa chất đã hiện hữu hàng trăm hàng ngàn năm của vùng biển đảo tự nhiên. Nơi đây đã bao bọc chở che cho bao ước mơ, bao mái nhà trên biển, trong những căn nhà gỗ đơn sơ mộc mạc nhỏ bé ấy là bức tranh chân thực về một cuộc sống quần cư bình yên nơi vạn chài nó đi theo suốt năm tháng và như phù trợ cho những người con của vạn chài có một cuộc sống trường tồn cùng họ. Nơi mặn mòi biển cả chúng ta hiếm hoi nhìn thấy những gương mặt đã đi qua bao năm tháng bao thế hệ, các cháu con luôn bên cạnh ân cần săn sóc, nơi đây cuộc sống nơi biển cả là quê hương đã bao đời của họ, là những nét văn hóa vạn chài rất riêng rất đặc trưng và điều đó đã hình thành một dòng chảy văn hóa cũng như tín ngưỡng về cuộc sống quần cư làng chài trên biển, về chính cuộc đời những con người thuộc về biển khơi nơi điểm đến của một di sản thế giới. Chúc bạn học tốt!
1. Hãy cho biết diện tích biển của nước ta bao nhiêu km2; Bờ biển dài bao nhiêu km, từ tỉnh nào đến tỉnh nào? a. Hơn 1,1 triệu km2, gấp hai lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.270 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. b. Hơn 1 triệu km2, gấp ba lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Hơn 1,2 triệu km2, gấp bốn lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.280...
Đọc tiếp
1. Hãy cho biết diện tích biển của nước ta bao nhiêu km2; Bờ biển dài bao nhiêu km, từ tỉnh nào đến tỉnh nào?
 

a. Hơn 1,1 triệu km2, gấp hai lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.270 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

 

b. Hơn 1 triệu km2, gấp ba lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

 

Hơn 1,2 triệu km2, gấp bốn lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.280 km, từ Quảng Ninh đến Hà Tiên.

2. Việt Nam hiện nay đang thực thi chủ quyền và quản lý bao nhiêu đảo, điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa
 

a. 21 đảo (09 đảo nổi và 12 đảo chìm), 33 điểm đóng quân.

 

b. 22 đảo (10 đảo nổi và 12 đảo chìm), 34 điểm đóng quân.

 

c. 23 đảo (11 đảo nổi và 12 đảo chìm), 35 điểm đóng quân.

3. Quy định “Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan” được nêu trong văn bản nào?
 

a. Luật biên giới quốc gia năm 2003

 

b. Bộ Luật hàng hải năm 2005

 

c. Luật biển Việt Nam năm 2012

4. Trong số 85 nghìn đơn vị Châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ được, có bao nhiêu tờ Châu bản thể hiện cụ thể việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
 

a. Có gần 15 tờ Châu bản liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa

 

b. Có gần 20 tờ Châu bản liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa

 

c. Có gần 25 tờ Châu bản liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa

5. Nguyên tắc “Tất cả các bên tiếp tục tự kiềm chế và không sử dụng bạo lực; Giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)” được nêu trong văn kiện nào?
 

a. Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)

 

b. Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982

 

c. Tuyên bố “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông” của Ngoại trưởng các nước ASEAN.

6. Chiếc tàu sắt đầu tiên đóng tại miền Bắc chở hàng hóa, vũ khí vào miền Nam an toàn đã cập bến ở đâu? Thời gian nào? Do đồng chí nào làm thuyền trưởng?
 

a. Thạnh Phú, Bến Tre; ngày 23/3/1963; đồng chí Lê Văn Một.

 

b. Vũng Rô, Phú Yên; đêm 24/3/1963; đồng chí Bông Văn Dĩa.

 

c. Rạch Láng, Trà Vinh; đêm 23, rạng ngày 24/3/1963; đồng chí Đinh Đạt.

7. Câu 7: “Năm tháng sẽ trôi qua, những chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông; của những con tàu không số; của quân và dân các bến bãi làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc ta... Tổ quốc và nhân dân sẽ đời đời ghi nhớ công lao của những người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển...”. Hãy cho biết câu nói trên là của ai?
 

a. Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

 

b. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 

c. Thủ tướng Phan Văn Khải.

0
Câu 1: Dân cư trên thế giới thường tập trung ở khu vực nào? thưa thớt ở đâu ? tại sao ?Câu 2 Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it ;môn-gô-lô-it; lê-grô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.Câu 3: Kể tên các môi trường ở đới nóng?Trình bày giới hạn và 1 số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đói gió mùa.Câu 4 :...
Đọc tiếp

Câu 1: Dân cư trên thế giới thường tập trung ở khu vực nào? thưa thớt ở đâu ? tại sao ?

Câu 2 Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it ;môn-gô-lô-it; lê-grô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

Câu 3: Kể tên các môi trường ở đới nóng?Trình bày giới hạn và 1 số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đói gió mùa.

Câu 4 : Sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ?Biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường?

Câu 5: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí, nước ở đới ôn hòa.

Câu 6: Đặc điểm khí hậu môi trường hoang mạc? Động thực vật ở đây như thế nào ?

Câu 7: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Phi.

Câu 8: Nguyen nhân làm cho châu Phi dẫn tới con đường nghèo đói và bệnh tật.

Câu 9: Cách vẽ 1 biểu đồ ( Hình cột, tròn, đường ).

~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Mọi người giúp mình với ạ .......... Mình cảm ơn ~ ~ ~ ~~ ~ ~ ~ ~

14
6 tháng 12 2016

câu 6:

Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá

câu 1:

Nơi tập chung dân cư đông: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Tây Phi

Nơi thưa dân: Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mĩ, Bắc Phi, Trung Á

- Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện là nơi dân cư tập chung đông

- Những nơi có điều kiện sinh sống khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa... dân cư thưa thớt

Câu 4:

Dân số đông gia tăng dân số nhanhđã đẩy nhanh độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng nagyf càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch...

- Biện pháp:

+ Giamr tỉ lệ gia tăng tự nhiên

+ Phát triển kinh tế nâng cao đời sống và nhận thức của nhân dân

 

Câu 1:

Dân cư thế giới phân bố không đều.
- Giữa các bán cầu:
+ Giữa 2 bán cầu Bắc và Nam thì dốngố thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Bắc.
+ Giữa 2 bán cầu Đông và Tây thì dân số thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Đông.
+ Nguyên nhân:Do sự phân bố đất liền chênh lệch giữa các bán cầu với nhau.Châu Mỹ ở bán cầu Tây lại là nơi được phát hiện muộn nên có lịch sử khai thác muộn hơn các châu lục khác.
- Giữa các lục địa với nhau:Đa số dân cư tập trung ở lục địa á-Âu.
- Giữa các khu vực với nhau,cụ thể là:
+ Các khu vực thưa dân có mật độ dân số < 10 người/km2 là Bắc Mỹ(Canađa và phía Tây Hoa kỳ),Amadôn,Bắc Phi,Bắc á(Liên bang Nga),Trung á,Ôxtrâylia.
+ Các khu vực tập trung đông dân:Đông á,Đông nam á,Nam á,Tây và Trung Âu.
Sự phân bố dân cư không đều do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và KTXH.
* Nhân tố tự nhiên.
- Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là:
+ Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông,có đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất,có địa hình bằng phẳng thuận tiện cho đi lại.
+ Các vùng có khí hậu ôn hoà,ấm áp,tốt cho sức khoẻ con người và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất.
- Những nơi dân cư thưa thớt thường là:
+ Những nơi có địa hình địa chất không thuận lợi như vùng núi cao,đầm lầy…
+ Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như nóng quá,lạnh quá hay khô quá…
* Nhân tố kinh tế-xã hội.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

21 tháng 11 2016

* Gia tăng tự nhiên do 2 nhân tố quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm, còn tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.

21 tháng 11 2016

-Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

-Dân số tăng nhanh thì tháng tuổi sẽ phình ở phía bên dưới (số người dưới tuổi lao động)

20 tháng 9 2016

Bài 1. Cho biết đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Trả lời:

Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm:
- Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C;
— Có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng); càng gần chí tuyến càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; 
- Lượng mưa trung bình năm từ 500 đến 1500 mm; tập trung chủ yếu vào mùa mưa.

Bài 2. Tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Trả lời:

Ở vùng nhiệt đới, khí hậu phân mùa rõ rệt; tại khu vực đồi núi vào mùa mưa, nước mưa thấm xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô nước lại di chuyển lên mang theo ôxít sắt, nhôm, tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.

Bài 3. Tại sao diện tích xa van nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Trả lời:

Ở khu vực chí tuyến, lượng mưa ít cùng với sự phá rừng của con người đã làm cho đất bị thoái hoá.

Bài 4. Quan sát biểu đồ trang 22, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu ? Tại sao ?

Trả lời:

Biểu đồ thứ nhất là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Bắc bán cầu. Biểu đồ thứ hai là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Nam bán cầu.
-Vì:
+ Biểu đồ thứ nhất ta thấy : đường nhiệt độ có 2 giá trị cực đại trong năm vào tháng 5 và tháng 10; mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời kì mùa hạ của Bắc bán cầu.
+ Biểu đồ thứ hai, có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C vào các tháng 6, 7, 8 ; thời kì khô hạn kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10) ; mưa tập trung vào các tháng từ 11 đến tháng 4 , đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu.



 

20 tháng 9 2016

Bạn mà còn tự hỏi tự trả lời mk sẽ bào với quản lí đấy

Chính là đáp án : B. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc.

Chọn B bạn nhé.