Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
câu 1
Câu hỏi:Nhà Lý được thành lập như thế nào ?
Trả lời:
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
câu 2:
câu hỏi Các chính sách xây dựng quân đội và luật pháp của thời Lí? Nêu điểm tiến bộ?
Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
Đối với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán. Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
“Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh”
Hai câu thơ trong bài “Long Thành quang phục kỷ thực” của nhà thơ Ngô Ngọc Du đã gợi nhớ lại một chiến thắng, một đoàn quân và một vị vua anh hùng: Quang Trung Hoàng Đế. Trước đây trong các bài viết, mình chỉ thường đề cập đến những khía cạnh còn bỏ ngỏ; nhưng hôm nay mình sẽ nói về ông cả về phần nổi lẫn phần chìm.
“Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh”
Hai câu thơ trong bài “Long Thành quang phục kỷ thực” của nhà thơ Ngô Ngọc Du đã gợi nhớ lại một chiến thắng, một đoàn quân và một vị vua anh hùng: Quang Trung Hoàng Đế. Trước đây trong các bài viết, mình chỉ thường đề cập đến những khía cạnh còn bỏ ngỏ; nhưng hôm nay mình sẽ nói về ông cả về phần nổi lẫn phần chìm.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nói lần chống quân Tống đợt 1 là tự vệ chứ không phải xâm lược vì:
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
Những điểm giống và khác nhau trong cách đánh quân xâm lược Nguyên ở cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba : Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba để biết được cách đánh giặc của nhà Trần, khi quân giặc mới tấn công vào xâm lược nước ta, với một lực lượng quân sự mạnh thì nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, kế sách gì và khi quân giặc lâm vào tình thế khó khăn thì nhà Trần đã làm gì. Có giống với chủ trương kế sách của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Đồng thời, dựa vào diễn biến trận Bạch Đằng đánh đắm đoàn thuyền lương của giặc để thấy những điểm khác nhau trong kháng chiến lần thứ ba. Căn cứ vào những biểu hiện giống và khác nhau giữa lần kháng chiến thứ hai và thứ ba để trả lời.
Bình luận
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Ấn tượng: tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1,Giáo dục :
-Năm 1070,xây dựng Văn Miếu
-Năm 1075,nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
-Năm 1076,Quốc Tử Giám thành lập
Văn hóa :
-Đạo Phật phát triển với nhiều công trình,kiến trúc như chùa Phật Tích,chùa Một Cột,...
-Các ngành nghệ thuật : kiến trúc,điêu khắc,ca nhạc phát triển
-Hình rồng thời Lý được coi là 1 nghệ thuật độc đáo mang đậm tính dân tộc
2,Chủ trương quân đội của nhà Trần : "Quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông"
3,Nguyên nhân thắng lợi :
-Do truyền thống yêu nước của nhân dân ta
-Do nhà Trần có chủ trương đường lối kháng chiến đúng đắn
-Do có sự hi sinh và quyết tâm của toàn quân,toàn dân
-Do có nhiều danh tướng tài giỏi
+Ý nghĩa :
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên
-Bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ
-Góp phần xây đắp truyền thống quân sự
Câu nói của Bác Hồ: "Xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thành một Quân đội chính quy và hiện đại" mang một thông điệp rất mạnh mẽ và sâu sắc về việc xây dựng lực lượng quân đội Việt Nam. Dưới đây là những ấn tượng mà câu nói này để lại: Khẳng định tầm quan trọng của Quân đội: Bác Hồ nhấn mạnh rằng quân đội không chỉ là công cụ bảo vệ Tổ quốc mà còn phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ và hiện đại. Điều này thể hiện tầm quan trọng của quân đội đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc: Bác Hồ khuyến khích quân đội không ngừng nâng cao sức mạnh về cả số lượng và chất lượng. "Tiến nhanh" nói đến sự phát triển nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu thời cuộc, "tiến mạnh" là sự gia tăng sức mạnh về cả nhân lực, vũ khí và kỹ thuật, còn "tiến vững chắc" khẳng định sự ổn định và bền vững của quân đội trong mọi hoàn cảnh. Quân đội chính quy và hiện đại: Câu nói này phản ánh yêu cầu không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của quân đội. Bác Hồ muốn quân đội trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, có tổ chức, kỷ luật và trang bị hiện đại để bảo vệ đất nước một cách hiệu quả nhất trong thời đại mới. Định hướng phát triển quân đội trong bối cảnh mới: Câu nói này cũng phản ánh tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ về việc xây dựng quân đội phù hợp với xu thế thời đại, không chỉ mạnh mẽ về quân sự mà còn cần phải có sự đổi mới, sáng tạo trong cách thức tổ chức và sử dụng các công nghệ quân sự hiện đại. Từ những ấn tượng này, câu nói của Bác Hồ không chỉ mang ý nghĩa trong việc xây dựng quân đội mà còn là bài học lớn về tinh thần cầu tiến, đổi mới và xây dựng một lực lượng vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Câu nói của Bác Hồ: “Xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thành một Quân đội chính quy và hiện đại” không chỉ là một mệnh lệnh, mà còn là kim chỉ nam cho sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử. Nó chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bác và ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, câu nói khẳng định vai trò tối quan trọng của Quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Quân đội là lực lượng nòng cốt, là trụ cột của Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong bối cảnh đất nước luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, vai trò của Quân đội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tiếp theo, câu nói thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ về con đường xây dựng và phát triển của Quân đội. Bác đã chỉ ra rằng, Quân đội ta phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc để trở thành một Quân đội chính quy và hiện đại. Điều này có nghĩa là, Quân đội phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, trang bị vũ khí hiện đại, đồng thời phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tinh nhuệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Câu nói của Bác cũng thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng Quân đội. Đó là quyết tâm xây dựng một Quân đội hùng mạnh, đủ sức bảo vệ Tổ quốc trước mọi kẻ thù. Quyết tâm này đã được thể hiện bằng những nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân ta trong suốt những năm qua. Cuối cùng, câu nói của Bác Hồ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển của Quân đội. Quân đội ta luôn quán triệt và thực hiện lời dạy của Bác, không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Tóm lại, câu nói của Bác Hồ là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược và ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nó có ý nghĩa to lớn, là kim chỉ nam cho sự phát triển của Quân đội ta trong suốt chặng đường lịch sử.