K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 giờ trước (20:33)

hắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta. Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi. Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc. Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng. Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chỉ là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có. Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc được ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì: Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên. Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.


4 tháng 3 2019

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

4 tháng 3 2019

kb voi mk nha

16 tháng 10 2017

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.



Xem thêm tại: http:Phân tích bài thơ ‘Bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương_bài 1

P/s: Lê Quang Phúc, OnIine Math, copy xong rồi thì nhớ ghi nguồn nếu tôn trọng công sức của người khác

16 tháng 10 2017

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh  mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

mk tl đầu tiên k cho mk nha

12 tháng 8 2019

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước

Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)

  • Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
  • Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
  • Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước

2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)

  • Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn
  • Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
  • Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son
  • Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Ví dụ:
Bài thơ dược Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

12 tháng 8 2019

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh  mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổi lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. Ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.



#Châu 's ngốc

7 tháng 5 2021

tk 

Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

 

Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi. Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc. Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.

 

Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.

Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chỉ là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.

Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc được ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.

Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.

 
7 tháng 5 2021

Như ta biết, cáo cùng với hịch, chiếu là những văn bản có tính chất công vụ hành chính từ trên ban truyền hoặc trình bày, giải thích một chủ trương hoặc công bố một sự kiện. Ở đây, Nguyễn Trãi dùng từ đại cáo vì sự kiện mà bài văn nói đến là một sự kiện lớn: công cuộc bình Ngô. Đòi hỏi ở một bài cáo nói riêng, một bài văn nghị luận nói chung phải là sự chặt chẽ đã đành, trong trường hợp này, tác giả vừa lược thuật chiến tranh vừa bàn luận về chiến tranh. Nó vừa là lịch sử vừa là tư tưởng. Làm thế nào phối hợp được cái bề nổi và chiều sâu hàm ẩn ấy, điều này quả không đơn giản chút nào. Hiện diện bằng câu chữ thì bài văn gồm có bốn phần: chân dung quốc gia Đại Việt; tội ác của quân thù; cuộc dấy binh thắng lợi; một trang sử mới mở ra, ấy là theo trình tự của loại văn miêu tả, tự sự thông thường. Dựa vào đó mà phân tích không phải là không có lí. Nhưng bài văn còn một tầng nghĩa thứ hai là chuyên chở tư tưởng của người viết. Chính tư tưởng (mạch chìm) của người viết mới tạo ra cho bài văn cái ý nghĩa kép làm cho câu, chữ toả sáng, lung linh, rung động lòng người từ đó đến nay, xứng đáng là một "thiên cổ hùng văn" mà người xưa ca ngợi.

Đặt đoạn một của bài văn trong kết cấu chung, vấn đề cần phân tích để rút ra: sự tồn tại của quốc gia Đại Việt là một chân lí vĩnh hằng. Quốc gia ấy có tư tưởng riêng, có sức mạnh riêng, nghĩa là những yếu tố tinh thần nằm trong một hệ thống song hành cùng với các yếu tố vật chất như địa lí, đất đai. Vậy, tư tưởng riêng ấy là gì? Đừng vội trả lời rằng đó là đạo lí nhân nghĩa, dù câu văn trong bài cáo là "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Bởi nhân nghĩa vốn là học thuyết của Nho gia nói về quan hộ đối xử giữa con người với con người. Nhưng đến Nguyễn Trãi, nó được nâng lên, được mở rộng ra trong một quan hệ khác: giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Cũng như sau này, cách Nguyễn Trãi năm thế kỉ, Hồ Chí Minh, trong Tuyên ngôn Độc lập đã "suy rộng ra" ("Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là..."). Từ quyền sống của con người cá thể, từ đạo lí mà con người cá thể ấy nên theo mà "suy rộng ra" như vậy là hợp lí với lô gích của tư duy, nhất là nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta, một dân tộc vốn là đối tượng nhòm ngó của bao nhiêu thế lực bên ngoài từ đông sang tây, từ nam đến bắc. Nhân nghĩa là trái với bạo ngược. Nhân nghĩa là tình thương và lẽ phải hướng về phía nhân dân. "Trừ bạo" vì "yên dân" là nhân nghĩa, đó là nói chung. Còn nói riêng, khi đất nước bị xâm lăng, vì thương dân (nhân), vì việc phải, nên làm (nghĩa), quân dội ấy trở thành "quân điếu phạt". Nhân nghĩa không còn là một khái niệm khoan dung mà là trừ ác, có trừ ác mới đạt được cái đích yên dân. Tính chặt chẽ trong lập luận nổi bật hẳn' lên giữa hai khía cạnh tướng như đối lập mà thống nhất. Hai câu văn như hàm súc một chân lí thiêng liêng, là người nói mà như là trời nói, nghĩa là cùng một thứ "sách trời" (hai chữ thiên thư trong Nam quốc sơn hà). Chính sự mở rộng về khái niệm nhân nghĩa này, Nguyễn Trãi đã đưa được nó vào một khái niệm rộng hơn : nền văn hiến. Đất nước có chủ quyển không chỉ dựa vào yếu tố lịch sử, đất đai, mà chủ yếu là đất nước ấy thực sự có một nền văn hiến. Đó là dấu hiệu của một nền văn minh. Nền văn hoá phi vật thể này chính là sự bổ sung quan trọng cho tinh thần dân tộc. Quốc gia Đại Việt không chỉ có "Núi sông bờ cõi đã chia" (dùng lại ý trong bài Nam quốc sơn hà) mà còn có "Phong tục Bắc Nam cũng khác". Cái khác ấy phải chăng là ở chỗ chúng ta, dân tộc ta đã nâng khái niệm nhân nghĩa thành lẽ sống, thành đạo lí, thành bản lĩnh, cốt cách riêng của mình. Bức chân dung tinh thần của quốc gia Đại Việt có phần chìm chính là ở chỗ đó. Và cũng chính là vì lẽ đó mà Nguyễn Trãi có thể tự hào: một nước nhỏ mà có thể sánh vai, ngang hàng với một nước lớn:        
                   " Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao đời gây nền độc lập,                          Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương".
So với câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" đời Lí, niềm tự hào, tự tôn đã nâng lên một bậc, nâng lên bằng một ý thức văn hoá hẳn hoi. Cái linh, cái hồn vía của "địa linh" đã tạo ra "nhân kiệt" là lẽ đương nhiên như thế. Cách nhìn vào Jịch sử dân tộc bằng cái nhìn như thế là có chiều sâu, đảm bảo được sức sống trường tồn không gì khuất phục được. Đoạn văn trần thuật, đúng hơn là tự thuật ấy nếu hiểu sâu xa thì có đến hai lớp nghĩa: giữa các triều đại phương Nam và phương Bắc không chỉ có sự tồn tại ngang hàng mà còn có lí do để có sự tồn tại ngang hàng. Muốn tồn tại ngang hàng, quốc gia Đại Việt đã trả bằng máu của mình, nhưng dù có thế, chúng ta đã "thà hi sinh tất cả" (chữ của Hổ Chí Minh) để đánh đổi lấy chủ quyền, độc lập, tự do. Còn một điều nữa: nếu tính toán, cân đong một cách máy móc, bình quân thì lịch sử của mảnh đất phương Nam làm sao có độ dài tương đương lịch sử vùng đất phương Bắc ? Điều mà Nguyễn Trãi nói là "bao đời xây nền độc lập", hay "Như nước Đại Việt ta từ trước", hoặc "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu" thực thì chỉ mấy trăm năm làm sao có thể sánh vai với lịch sứ mấy ngàn năm tính từ thời Xuân thu - Chiến quốc ? Sự thiếu hụt về độ dài vật lí ấy đã có niềm kiêu hãnh về tâm lí bù vào để cán cân không còn nghiêng lệch. Nó có đủ độ cân bằng. Đoạn văn không hề có ý định chứng minh (vì chỉ có mục đích trần thuật) mà có tác dụng như một sự tự phản biện (hỏi và đáp) một cách hùng hồn, ấy là do âm vang của lòng yêu nước tự thân lên tiếng. Ấy là tiếng nói tự bên trong, cái ý ở ngoài lời, lặn sâu dưới mặt bằng câu chữ.
Đoạn văn thực sự có mục đích chứng minh bắt đầu từ hai chữ "Vậy nên":
Vậy nên :                      "Lưu Cung tham công nên thất hại,                                                              Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong..."
Nhưng nó chứng minh cho cái gì ? Có lẽ cả hai, cả tư tưởng nhân nghĩa, một đạo lí làm người, ngọn cờ của đội quân "điếu phạt", cả chủ quyển dân tộc dựa trên tư tưởng ấy, nghĩa là dựa trên nền tảng của một "nền văn hiến đã lâu". Cuộc dụng đầu lịch sử giữa kẻ phi nghĩa, bất nhân với quốc gia Đại Việt là trên tinh thần ấy. Kẻ thù "thất bại", "tiêu vong" vì động cơ ích kỉ, vì "thích lớn", "tham công". Dựa vào tướng giỏi, quân đông, không "lấy nhân nghĩa làm gốc", mà chỉ lấy "trí dũng làm cành", hậu quả ấy không thể nào tránh khỏi. Ở đây vừa có cái nguyên cớ của sự bại vong, có cả chứng tích của sự bại vong như những hiện vật trong viện bảo tàng, với kẻ địch là một sự nhục nhã muôn đời khôn rửa, tiếng xấu còn ghi, còn với ta, đó là minh chứng cho một lẽ phái hùng hồn mà dân tộc Đại Việt đã gửi trọn niềm tin vào đó (tất nhiên còn là tinh thần xả thân, ý thức và hành động xả thân - như cách nói của Trần Quốc Tuấn ("Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa"). Bạch Đằng, Hàm Tử với lịch sử dân tộc như những dấu son chói lọi làm phấn chấn lòng người bao nhiêu thì cũng những địa danh đó, với kẻ địch, bao nhiêu tham vọng, danh dự bị vĩnh viễn chôn vùi. Nhưng còn đáng nói thêm : lời tiên tri (hai câu đầu bài cáo) đã có ứng nghiệm theo luật quả báo (nhân nào quả ấy) tức thời. Cái chết của Ô Mã, của Toa Đô với chúng là đột ngột, bất ngờ, không sao hiểu nổi. Ngược lại cái chết "bất đắc kì tử" ấy, chí chúng ta hiểu : điều gì xảy ra tất phải xảy ra theo luật định, mệnh trời. Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đợi cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát. Đoạn vãn ấy có sức khái quát rất cao: biến những gì đã xảy ra thành những quy luật vận hành. Người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận chiều hay ngược chiều với nó. Khép lại đoạn văn bằng hai câu "Việc xưa xem xét - Chứng cớ còn ghi", Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó. Bể nổi của lời văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thấm thìa một đạo lí, một tư tưởng, một lẽ phải làm người: nhân nghĩa.
 
5 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

27 tháng 4 2023

Em cẻm ân ẹ

14 tháng 9 2023

- Hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải”: biến cái động thành tĩnh, thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước.

- Miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ba nghìn thước” trong trạng thái động

- So sánh độc đáo dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây, làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo.