Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk:
– Giống nhau
+ Đều là tế bào nhân thực.
+ Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
+ Bào quan gồm ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, vi ống, ribôxôm, lizôxôm.
+ Có sự trao đổi chất nhờ phương thức vận chuyển chủ động, thụ động hoặc xuất – nhập bào.
– Khác nhau
Tế bào thực vật | Tế bào động vật |
Có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất | Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất
Quảng cáo
|
Có lục lạp | Không có lục lạp |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu | Chất dự trữ là glicôzen, mỡ |
Thường không có trung tử | Có trung tử |
Không bào lớn > | Không bào nhỏ hoặc không có |
Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra | Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra |
Tham khảo :
Tế bào thực vật có thành tế bào bao quanh màng tế bào, trong khi tế bào động vật chỉ có màng tế bào. Tế bào thực vật có lục lạp giúp quang hợp. Chúng không có trong tế bào động vật. Tế bào động vật có không bào nhỏ so với tế bào thực vật có không bào lớn.
giống nhau
cả 2 lại đều có màng tế bào và tế bào chất
khác nhau
tb nhân sơ ; ko có hệ thống nội màng ,các bào quan ko có màng bao boc chỉ có 1 bào quan duy nhất là ribosome
tb nhân thực ; có hệ thống nội màng , tb chất đc chia thành nhiều khoang , các bào quan có màng bao bọc
mk đánh máy tính mỏi hết cả tay
Tham khảo
Điểm giống nhau
Cấu trúc tế bào động vật & thực vật đều gỗm có màng, tế bào chất & nhân với các thành phần & chức năng tương tự như :
Màng sinh chất :
đều được cấu tạo bởi thành phần cơ bản là lipit & prôtêin. Trên màng sinh chất đều có các lỗ nhỏ giúp cho sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
Tế bào chất :
đều là chất dịch mang các bào quan đảm nhiệm các chức năng giống nhau ở tế bào thực vật & tế bào động vật như :
Ti thể :
cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động tế bào nhờ hoạt động oxi hóa thường xuyên xảy ra trong ti thể.
Thể Gôngi :
đảm nhiệm chức năng bài tiết cho tế bào & cơ thể.
Ribôxôm :
nơi xảy ra tổng hợp protein cho tế bào & cơ thể.
Thể hòa tan :
tham gia vào chức năng bảo vệ tế bào & cơ thể.
Lưới nội chất :
tham gia vào quá trình vận chuyển protein & các chất khác
cho tế bào.
Nhân tế bào :
đều có các thành phần :
Màng nhân:
giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất, tham gia vào quá
trình phân chia tế bào.
Nhân con :
tham gia chức năng tổng hợp ribôxôm của tế bào.
Chất nhiễm sắc :
hình thành nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong sự
sinh sản & di truyền của tế bào.
Hình minh họa so sánh tế bào thực vật và tế bào động vật
Điểm khác nhau:
Bảng so sánh sự khác nhau giữa tế bào thực vật & tế bào động vật
Nhận xét
Ý nghĩa của những điểm giống nhau :Những điểm giống nhau về cấu tạo & chức năng giữa tế bào động vật & tế bào thực vật là cơ sở của những kết luận sau đây :
Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống.
Tế bào là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.
Thực vật & động vật có cùng một nguồn gốc chung trong quá trình tiến hóa.
Ý nghĩa của những điểm khác nhau :Tuy cấu trúc & chức năng giữa tế bào động vật & tế bào thực vật về cơ bản giống nhau, nhưng mội số cấu tạo về bào quan khác nhau giữa thực vật & động vật được hình thành để phù hợp với phương thức sống khác nhau.
Thí dụ :
Thực vật có phương thức sống thường cố định & không tự bắt mỗi nên có những cấu trúc phù hợp như : có màng xenlulô cứng để tự bảo vệ, có lục lạp để quang hợp, có bột lạp để dự trữ tỉnh bột, có không bào lớn để dự trữ nước …
Từ những điểm khác nhau giữa tế bào động vật & tế bào thực vật chứng tỏ rằng động vật & thực vật tuy phát sinh từ một nguồn chung nhưng đã tiến hóa theo 2 hướng khác nhau : hướng tự dưỡng ở thực vật & hướng dị dưỡng ở động vật.
Copy trên https://aly.com.vn/tham-khao-phan-biet-so-sanh-cau-tao-te-bao-dong-vat-te-bao-thuc-vat. Cho thấy bạn là người copy trên google chứ không phỉa bạn tự làm.
Tham khảo:
* Giống nhau:-Đều có màng -Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm-Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.
* Khác nhau:
Tế bào thực vật
-Có mạng xelulôzơ
-Có diệp lục
-Không có trung thể
-Có không bào lớn, có vai trò quan trọngtrong đời sống của tế bào thực vật.
Tế bào động vật
-Không có mạng xelulôzơ
-Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)
-Có trung thể.
-Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .
Tham khảo
Sự khác biệt cơ bản giữa tế bào thực vật và động vật là tế bào thực vật có thành tế bào trong khi tế bào động vật không có thành tế bào. Một điểm khác biệt khác giữa tế bào thực vật và động vật là hình dạng. Tế bào động vật không có hình dạng xác định trong khi tế bào thực vật có dạng hình chữ nhật xác định.
Tham khảo:
* Giống nhau:-Đều có màng -Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm-Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.
* Khác nhau:
Tế bào thực vật
-Có mạng xelulôzơ
-Có diệp lục
-Không có trung thể
-Có không bào lớn, có vai trò quan trọngtrong đời sống của tế bào thực vật.
Tế bào động vật
-Không có mạng xelulôzơ
-Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)
-Có trung thể.
-Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .
Tham khảo
Giống nhau
Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực.
Khác nhau:
- Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulozo và không bào, tế bào động vật thì không.
- Tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không.
- Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào, còn thực vật vì không bào chiếm diện tích lớn nên nhân bị lệch sang 1 bên.
Câu 1:
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật bao gồm cả con người. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau.
- Có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào trong cơ thể người sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.
Câu 2:
- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào:
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin.
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào:
+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền
+ Nhân con: Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)
Câu 3:
*Tế bào nhân sơ:
- Có ở tế bào vi khuẩn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.
- Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
- Không có khung xương định hình tế bào.
*Tế bào nhân thực:
- Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
- Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
- Kích thước lớn hơn.
- Có khung xương định hình tế bào.
Câu 4:
*Giống nhau :
- Đều là tế bào nhân thực .
- Màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng.
- Thành phần đều có cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ :protein, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...
*Khác nhau:
Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
- Dị dưỡng | - Tự dưỡng |
- Hình dạng không nhất định | - Hình dạng ổn định |
- Thường có khả năng chuyển động | - Rất ít khi có khả năng chuyển động |
- Không có lục lạp | - Có tế bào lục lạp |
- Không có không bào | - Có không bào lớn |
- Chất dự trữ là glycogen | - Dự trữ bằng hạt tinh bột |
- Không có thành xenlulozơ | - Có màng thành xenlulozơ |
- Phân bào có sao ,phân chia tế bào chất bằng eo thắt lưng ở giữa | - Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vách ngăn |
Câu 5:
- Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.
- Từ tế bào mới hình thành → Tế bào đang lớn → tế bào trưởng thành.
1. Quá trình phân chia diễn ra như sau:
+Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
-Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,…tế bào.
-Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Kết luận:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
2. Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân) .
Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
2.1. Giống nhau : đều có các thành phần :
- Màng nguyên sinh
- Tế bào chất với các bào quan : ti thể, thể Gongi, lưới nội chất, ribosome,...
- Nhân với nhân con và nhiễm sắc thể.
2. Khác nhau :
a. Tế bào thực vật :
- Có lớp màng xenlulozơ bao ngoài màng nguyên sinh nên tế bào thường cứng, rắn.
- Có lạp thể : lục lạp, bột lạp, sắc lạp
- Chỉ thực vật bậc thấp mới có trung thể
- Có không bào trung tâm, kích thước lớn chứa nhiều nước, muối khoáng, chất hữu cơ rất quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.
b. Tế bào động vật :
- Chỉ có lớp màng nguyên sinh nên tế bào thường mềm.
- Không có lạp thể
- Tế bào của các loài động vật đều có trung thể (trừ tế bào thần kinh)
- Có không bào với kích thước nhỏ, không quan trọng.
Tk
Các sự khác biệt chính giữa tế bào thực vật và động vật là tế bào thực vật có thành tế bào bao gồm xenlulôzơ ở phía ngoài với màng tế bào trong khi tế bào động vật thiếu thành tế bào bên ngoài màng tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể sống.
Tham khảo
Các tế bào động vật và thực vật điển hình có một số đặc điểm tương tự nhau và khác nhau. Cả hai loại tế bào này đều có nhân, lưới nội chất, là một mạng lưới phức tạp gồm các túi màng, và bộ máy Golgi. Chúng chứa bộ khung tế bào và tế bào chất, được bọc trong màng tế bào.
1. Màng tế bào: Tế bào động vật: Màng tế bào chủ yếu là màng sinh chất (plasma membrane), có tính linh động và không có thành tế bào. Tế bào thực vật: Màng tế bào cũng có màng sinh chất, nhưng ngoài ra còn có thành tế bào (cell wall) làm bằng cellulose, giúp tế bào thực vật giữ vững hình dạng và bảo vệ tế bào.
2. Nhân tế bào: Tế bào động vật: Nhân tế bào có màng nhân bao bọc, chứa nhiễm sắc thể mang thông tin di truyền. Tế bào thực vật: Nhân tế bào cũng có màng nhân, chứa nhiễm sắc thể và chức năng tương tự như tế bào động vật.
3. Ti thể: Tế bào động vật: Ti thể có mặt trong tế bào và chịu trách nhiệm tạo ra năng lượng dưới dạng ATP cho tế bào hoạt động. Tế bào thực vật: Tế bào thực vật cũng có ti thể để tạo năng lượng, nhưng quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp giúp cung cấp năng lượng bổ sung. 4. Lục lạp : Tế bào động vật: Tế bào động vật không có lục lạp. Tế bào thực vật: Tế bào thực vật có lục lạp, chứa diệp lục giúp thực hiện quá trình quang hợp, chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học. 5. Hình dạng tế bào: Tế bào động vật: Tế bào động vật có hình dạng linh hoạt, có thể thay đổi hình dạng tùy thuộc vào môi trường và nhiệm vụ của chúng. Tế bào thực vật: Tế bào thực vật thường có hình dạng cố định và hình chữ nhật hoặc hình đa diện do sự hiện diện của thành tế bào.