Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.
Bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.
Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.
THAM KHẠN NHé BẠN
Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."
Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.
Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.
k nha!!!
Tục ngữ: '' Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
đoạn văn:
Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta,nuôi nấng ta nên người.Công cha lớn lao và cao cả.Cha vì ta mà rơi bao giọt nước mắt,bao giọt mồ hôi để làm lụng kiếm tiền nuôi ta nên người.Cha không ngại khó ngại khổ làm lụng vất vả để có thể cho chúng tao cuộc sống đầy đủ và ấm no.Công lao dưỡng dục của cha to lớn như nui Thái sơn.Mẹ là người đã mang nặng đẻ đâu để sinh ra chúng ta.Nuôi ta từ ngày còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành.Mẹ luôn hi sinh thân mình để bảo vệ các con.Tình mẫu tử của mẹ rất thiêng liêng và rộng lớn.Tình nghĩa của mẹ đối với các con không bao giờ bị phai nhạt.Tình nghĩa ấy được ví như nước trong n guồn cư chảy mãi không thôi. Vì thê mỗi chúng ta phải sống sao cho tốt hiếu thảo với cha mẹ,không làm cho cha mẹ phải phiền làm.Chúng ta phải học tập thật thật tốt để cha mẹ vui lòng và làm lụng châm chỉ để báo hiếu cha mẹ khi chao mẹ về già.
Mik tự làm nha !
2 câu sau:
-> -Giọng điệu bi hài, hóm hĩnh. Tình huống bất ngờ: trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ.
-Cảm giác thấm thía khi tác giả chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương của mình.
=> bài thơ thể hiện một cách chân thành mà sâu sắc, thấm thía mà ngậm ngùi pha chút hóm hĩnh tình yêu quê hương thắm thiết của một người xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.
Tuy có hơi muộn nhưng mìk cũng xin đóng góp ý kiến 1 tí xíu...
Chúc bạn học tốt!
Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.
Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.
Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!
Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!
Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.
Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.
Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.
https://www.facebook.com/lekimyen210?mibextid=ZbWKwL
Ib tớ nhận viết 10k/bài